Bật mí công dụng tuyệt vời của quả hồng
Hồng đã vào mùa, đây là lúc bạn nên chọn cho gia đình trái hồng làm hoa quả tráng miệng quen thuộc cho cả nhà. Hồng không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu mà có thể bạn chưa biết.
Cứ vào độ tháng 9 – 10 , nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, dòn dòn của trái hồng . Loại quả màu vàng cam này có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu bồi bổ cho cơ thể, không những thế hồng cũng là một vị thuốc lý tưởng chữa được rất nhiều bệnh.
Hãy cùng khám phá xem hồng có những lợi ích gì nhé!
Dinh dưỡng từ quả hồng
Không chỉ rất ngon, quả hồng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Với lượng calo thấp nhưng dồi dào vitamin A, vitamin C, chất chống o-xy hóa, canxi, đồng… hồng là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.
Tác dụng chữa bệnh và làm đẹp
Trong quả hồng chứa dồi dào chất catechins và polyphenolic, đây là những hợp chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng rất tốt. Nếu bạn muốn các vết thương trên da mau lành lặn thì nên ăn hồng thường xuyên để cải thiện vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Hồng còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng chất xơ và tannin dồi dào, quả hồng có tác động tích cực đến quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Quả hồng có chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống ôxy hóa mạnh nếu được hấp thu vào cơ thể thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, bạn có thể ăn hồng thường xuyên để phòng ngừa và điều trị một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng phổi, hen suyễn…
Video đang HOT
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Quả hồng chứa nhiều đường (hầu hết là đường glucose và fructose) giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường. Bạn hãy ăn hồng thường xuyên để bảo đảm có hệ tim mạch hoạt động tốt.
Ngừa ung thư
Do chứa nhiều chất chống ôxy hóa là vitamin A, shibuol và axít betulinic nên trái hồng có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp phòng ngừa ung thư.
Trị thiếu máu
Chất đồng dồi dào trong trái hồng sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt một cách tốt nhất để tạo nên nhiều tế bào máu đỏ, từ đó phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu rất tốt.
Trái hồng cũng chứa một lượng đáng kể vitamin A, có tác dụng cải thiện thị lực. Bạn có thể đưa trái hồng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để giúp “cửa sổ tâm hồn” của mình luôn khỏe đẹp.
Giải rượu và chống say rượu
Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn.
Để tránh không bị đau đầu sau khi say rượu, hãy ăn hai quả hồng vào ngày hôm sau nhé.
Có tác dụng lợi tiểu
Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.
Làm đẹp da
Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Giảm cân
Một quả hồng cỡ trung bình 168g chỉ cung cấp khoảng 31 calo và lượng chất béo cực thấp nên sẽ là món ăn vặt lý tưởng dành cho những bạn gái đang có kế hoạch giảm cân.
Chống lão hóa
Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, vỏ của trái hồng có chứa chất phytochemical có thể bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do quá trình ôxy hóa có liên quan đến lão hóa gây ra. Hãy ăn hồng thường xuyên để giúp duy trì vẻ tươi trẻ của bạn.
Lưu ý khi ăn hồng
Khi đói không nên ăn hồng: Hồng có chất tannin (gọi là mủ, một chất trong vỏ trái cây) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những sạn trái hồng trong dạ dày, phải đi giải phẫu để lấy sạn này ra.
Nên gọt vỏ khi ăn: Không nên ăn luôn vỏ vì trong vỏ chứa nhiều chất tannin đã nói trên.
Không ăn tráng miệng bằng hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao: Theo Đông y, trái hồng và hải sản thuộc Hàn âm khí, ăn vào dễ lạnh bụng dẫn đến đau bụng.
Bị bệnh tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Độ đường trái hồng cao 10,8% mà là loại đường có hại (sur – cose, fructose, glucose, tuy glucose rất cần thiết cho tế bào), những người tiểu đường ăn vào sẽ bị tăng đường trong máu.
Cuối cùng hãy nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng: Lý do cũng là chất tannin nơi các mảnh hồng nhỏ còn dính lại kẽ răng sẽ làm sâu răng, răng xỉn màu.
Theo Nguoiduatin
Chống cảm nắng hiệu quả với các loại đậu
M ùa hè, thời tiết nóng nực, đặc biệt là chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà quá cao khiến rất dễ bị cảm nắng.
Đậu xanh có rất nhiều tác dụng dược liệu và được nhiều người biết đến. Các tác dụng chữa bệnh của đậu xanh là thanh nhiệt, giảm đi cái nóng mùa hè, lợi tiểu, cải thiện thị lực, giảm căng thẳng, giải nhiệt... Do đó, đậu xanh rất hữu ích để loại bỏ các triệu chứng như bị cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, đi tiểu khó khăn ...Tuy nhiên, đậu xanh thực phẩm làm mát tự nhiên, do đó, các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn, nếu không nó có thể gây đầy hơi.
Đậu tương có chứa một số lượng lớn lecithin và một loại các vitamin có lợi cho cơ thể con người. Các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện bệnh tim mạch, các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer... Hơn nữa, đậu nành giàu protein, được biết đến như là một loại thịt thực vật. Tuy nhiên, đậu nành khó tiêu hóa hơn gạo và bột. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu không nó sẽ gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Đậu đỏ có thể thúc đẩy việc đi tiểu và loại bỏ sưng tấy. Do đó, nó thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống để giảm cân. Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho phụ nữ hồng hào, mịn màng.
Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt bổ dưỡng - là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu. Theo y học, đậu đen là rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương. Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó là tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương. Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen. Trong đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.
Đậu ván trắng: Thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
Các loại đậu luôn được chứng minh rất có lợi cho sức khỏe con người, nó cũng là những nguồn thực phẩm rẻ nhất. Hơn nữa, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo và bột.
Có thế dễ dàng phối hợp các loại đậu với nhau để làm nên những món giải khát, thanh nhiệt...
Chẳng hạn, kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g nấu chung với cam thảo, ăn cả cái lẫn nước, có tác dụng thanh nhiệt; hay đơn giản là đậu đen với đậu đỏ kết hợp với đường cũng đã cho một món chè thanh mát mùa hè.
Theo Kiến Thức
Điểm danh những bài thuốc quý từ cây mít Theo y học cổ truyền, hầu như tất cả các bộ phận trên cây mít đều là những bài thuốc hay để chữa bệnh. Các bộ phận làm thuốc Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết...