Bật mí cách chế biến cua nữ hoàng trong mâm tiệc cuối năm
Các loại thực phẩm nhập khẩu, trong đó có cua nữ hoàng đang được người tiêu dùng Việt đón nhận và sử dụng. Tuy nhiên, để chế biến và sử dụng đúng cách, bạn cần đến một số kỹ năng truyền thống của người bản địa.
Cua nữ hoàng còn được người Na Uy gọi là cua tuyết bởi hương vị thơm ngon có thể sánh ngang với cua Hoàng đế. Bên cạnh đó, loài cua này còn có vẻ ngoài duyên dáng với những chiếc chân rất dài. Những chiếc chân thanh nhã này giúp cua tuyết di chuyển nhanh trong môi trường lạnh giá dưới 200m so với mặt nước biển.
Nhờ cách thức vận động và cấu tạo cơ thể đặc trưng, chân cua tuyết tập trung phần lớn lượng thịt, đồng thời có sự dai chắc mà không loại cua nào có được. Thịt chân cua tuyết cũng vì thế mà trở thành món ăn trứ danh.
Để tách được phần thịt ra khỏi lớp vỏ của chân cua tuyết không khó, song bạn cần một số kỹ năng cần thiết nhằm giúp cho lớp thịt giữ được sự tròn trịa, mượt mà.
Với những bước hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dễ dàng chế biến và sử dụng cua nữ hoàng theo cách của người dân bản xứ.
Cách chế biến truyền thống và phổ biến nhất với món cua tuyết là luộc hoặc hấp. Đây là món ăn dành cho những ai ưa thích hương vị nguyên bản của lớp thịt cua ngọt đậm đà, mềm ẩm bên trong và dai chắc bên ngoài. Cách làm khá đơn giản: Rửa sạch cua, bỏ mai, tách thịt cua làm hai phần và cho nồi luộc hoặc hấp với một chút nước cốt chanh kèm lá thơm.
Cua tuyết chín rất nhanh, chỉ sau khoảng 5 phút đặt trên bếp ở mức lửa vừa. Cần vớt cua ra khỏi nồi ngay sau khi chín để cua không bị mất đi vị ngọt. Đặt cua lên khay làm nguội trước khi tách thịt ra khỏi lớp vỏ cứng.
Dùng một con dao sắc và tương đối nặng để tách rời từng chiếc chân cua tuyết khỏi cụm chân. Sau đó xẻ từng chiếc chân cua thành miếng nhỏ tại vị trí khớp nối.
Video đang HOT
Việc đặt dao đúng vị trí khớp nối rất quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo rằng phần lõi thịt bên trong giữ được vẻ tròn trịa với độ dài nguyên vẹn tương ứng với lớp vỏ ngoài.
Sau khi đã chia chân cua thành từng đoạn, dùng mũi dao xẻ đôi ống xương theo chiều dọc. Bạn cũng có thể dùng kéo cắt đôi hai bên ống xương. Lớp vỏ cua tuyết mỏng nên dùng kéo bếp chuyên dụng sẽ không gây khó khăn cho bạn.
Đôi khi, nếu như không thích phải dùng dao, bạn cũng có thể dùng tay không để lấy thịt cua với kỹ năng bẻ đốt khớp thuần thục. Bạn hãy bẻ đốt khớp theo chiều xuôi của khớp và nhẹ nhàng kéo sợi cơ bên trong ra.
Khi sợi cơ được kéo ra ngoài, lớp thịt cua bên trong cũng tách khỏi và bạn có thể dùng nĩa để lấy thịt ra trong lúc ăn.
Cuối cùng là bày lên đĩa, rắc một ít lá thơm thái nhỏ và thưởng thức thành phẩm tuyệt vời. Từng thớ thịt dày chắc, vừa dai vừa mềm, ngọt thơm quyến rũ sẽ đánh thức vị giác của người thưởng thức.
Chân cua tuyết Na Uy không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng. Với nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt như canxi, phốt pho, vitamin B2, omega-3…, loại thực phẩm này có khả năng hỗ trợ bảo vệ tim, giảm viêm cơ, tăng cường xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tuần hoàn và giải độc cơ thể.
Thịt kho dừa - món ăn dân dã mà đậm đà đưa cơm, ngày đông lạnh ai cũng thích
Thịt kho dừa - món ăn dân dã mà đậm đà đưa cơm. Thịt kho dừa với hương vị béo béo, đậm đà ăn cực đưa cơm khiến cả nhà ai cũng thích.
Cách làm thịt kho dừa
1. Nguyên liệu làm thịt kho dừa
Ngoài thịt ba chỉ có thể chọn thịt nạc vai đầu giòn, thịt vai sấn. Lựa phần thịt tươi có màu hồng sáng, ấn ngón tay xuống cảm nhận được độ săn chắc, đàn hồi.
2. Cách làm thịt kho dừa mềm ngon
Bước 1: Sơ chế
- Thịt ba chỉ rửa sạch, đem thái thành từng miếng có độ dày tầm 1cm.
- Cho thịt vào trần qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Uớp thịt
- Uớp thịt với hành khô băm nhỏ và chút nước mắm, muối, đường, màu kho cá, tiêu, ớt,... để khoảng 15 - 20 phút cho thịt ngấm gia vị.
- Phần cùi dừa cạo bớt vỏ màu nâu bên ngoài, sau đó thái thành từng miếng mỏng khoảng 5cm rồi để qua một bên.
Bước 3: Làm nước màu và kho thịt
- Để thịt có màu đẹp mắt cần làm nước màu từ đường cho món thịt kho dừa.
- Cho nồi lên bếp, để lửa nhỏ, đun khô nồi thì cho khoảng 2 - 3 thìa đường và 1 chút nước vào, khuấy đường cho đều để đường tan ra. Đun và khuấy tới khi đường cháy và chuyển thành màu vàng cánh gián.
- Khi đường chuyển tới màu cánh gián thì bạn đổ thịt đã ướp vào, đảo đều tay để thịt săn lại. Sau đó cho tiếp cùi dừa vào đảo cùng.
- Cho thêm một chút nước xâm xấp thịt, đun sôi thì nêm nếm gia vi lại cho vừa ăn. Tiếp tục đun tới khi nước có độ sánh đặc, thịt mềm và dừa ngấm gia vị là hoàn thành món ăn.
Thành phẩm
- Thành phẩm thịt khi dừa với phần thịt phải thật mềm nhừ, có màu nâu vàng óng.
- Miếng dừa ngấm đều gia vị, có màu vàng của nước hàng.
- Dừa khi ăn vẫn giữ được độ giòn ngọt vốn có, nếu mềm quá sẽ mất ngon.
3. Một vài lưu ý cho món thịt kho dừa thêm ngon
- Thịt kho dừa ngon nhất khi dùng dừa bánh tẻ. Cùi dừa màu trắng ngần, giòn mà không bị giai. Lớp vỏ bên ngoài màu nâu nhạt, dễ gỡ.
- Để món ăn ngon ngọt hơn, bạn nên dùng nước dừa tươi để hầm. Thời gian hầm càng lâu thì món ăn càng mềm và ngấm vị.
Cách làm thịt kho dừa rất đơn giản, không mất nhiều thời gian. Mùa đông lạnh đừng quên món ăn ngon này trong thực đơn chị em nhé.
Cà ri cá bớp Ấn Độ Cà ri thơm ngon bởi vị béo béo của nước cốt dừa, mùi hăng thơm dễ chịu của bột cà ri, hơi cay của ớt, thêm chút bùi của cá bớp... tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn ngay cả những người khó tính. Là một món ăn có nguồn gốc từ Ấn Độ, cà ri ngày nay...