Bất động sản thương mại – xu hướng mới trong đầu tư
Thị trường đầu tư khá nhiều loại hình, các nhà đầu tư luôn tìm kiếm những cơ hội, sản phẩm để đầu tư mang lại giá trị tăng trưởng cao, an toàn dòng vốn, thời gian tăng trưởng nhanh chóng.
Trong vài năm trở lại đây khi mà cơ hội đầu tư vào bất động sản nhà ở, chung cư, đất nền… vẫn nhiều tiềm năng, tăng trưởng lớn, song vẫn còn đó nhiều rủi ro như tiến độ phát triển dự án bị chậm trễ, pháp lý chưa hoàn chỉnh, thời gian hình thành cộng đồng thường kéo dài,.. và quan trọng hơn là gần đây số lượng dự án bất động sản nhà ở mới có vẻ ít hơn, đẩy giá trị sản phẩm lên khung giá cao hơn, làm giảm cơ hội tăng trưởng về giá trị theo thời gian.
Đầu tư bất động sản thường có rủi ro tài chính khi thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến dòng vốn quay vòng, do vậy các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư khác nhau để dàn trải mức độ rủi ro.
Cơ hội nào cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Ngoài ra, với các nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn nhỏ, việc lựa chọn các sản phẩm đầu tư luôn gặp nhiều trở ngại hơn. Đa số nhà đầu tư hoặc cá nhân có khoản tiết kiệm dưới 1 tỷ thường khó có thể tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản nhà ở, đất nền gần khu trung tâm, hoặc chỉ có cơ hội đầu tư bất động sản vùng ven hoặc địa phương lân cận thành phố, cơ hội nào cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn ít ỏi?
Nhiều nhà đầu tư cá nhân có khoản tiết kiệm hoặc nguồn vốn nhàn rỗi dưới 1 tỷ thường rất đắn đo, khi quyết định cũng như tìm kiếm những giải pháp kinh doanh nhằm gia tăngsố vốn đang có. Một số nhà đầu tư tìm các giải pháp đơn giản như kinh doanh online, hay thường gửi tiết kiệm ngân hàng làm lựa chọn an toàn.
Tuy nhiên, các giải pháp trên đều không cung cấp mức lãi suất như mong đợi. Trên thị trường có rất nhiều cá nhân ôm sở hữu nguồn tiền tiết kiệm dao động từ 300 – 500 triệu đồng mà không biết đầu tư vào đâu, góp vốn kinh doanh đôi khi không gặp thời đã dẫn đến mất trắng.
Trong thời gian gần đây, xu hướng đầu tư góp vốn phát triển bất động sản thương mại đang nở rộ, mở ra một cơ hội đầu tư mới đầy tiềm năng, và được các chuyên gia tài chính đánh giá là một mỏ vàng cần khai thác. Bởi đây là khoản đầu tư trung – dài hạn có khả năng sinh lời cao, đáp ứng cơn khát bất động sản thương mại lớn đang không có sản phẩm mới, hay đơn vị phát triển để mua hoặc đầu tư.
Hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp mới được thành lập, các doanh nghiệp nhỏ trước đây ngày càng phát triển quy mô lớn hơn và họ luôn có nhu cầu mở rộng văn phòng, hoặc có kế hoạch di chuyển văn phòng về những khu vực gần trung tâm hơn, trong khi bất động sản thương mại hạng A không phải lúc nào cũng là lựa chọn trong tầm tay. Vì vậy, bất động sản thương mại ở phân khúc thấp hơn lại đang rất thiếu nguồn cung, khi nhu cầu lại quá lớn.
Video đang HOT
Một điều quan trọng nữa, không phải cá nhân nào cũng hiểu, tường tận về khả năng đầu tư vào thị trường này, cũng như có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu các đơn vị phát triển bất động sản thương mại có uy tín cao, có tập hồ sơ sở hữu trong tay nhiều tòa nhà ở những vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố. Đây là một rào cản tương đối lớn đối với các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ được tiếp cận thị trường đầu tư này.
Lựa chọn đơn vị phát triển bất động sản thương mại uy tín
Yếu tố quan trọng mang lại tiềm năng phát triển cho phân khúc đầu tư bất động sản thương mại thường tập trung vào vị trí địa lý có giao thông thuận lợi, nằm ở các quận trung tâm hay liền kề, khu vực tập trung nhiều công ty văn phòng tạo ra một môi trường cho doanh nghiệp dễ dàng hoạt động.
Hơn nữa, cách lựa chọn phương thức đầu tư, hệ thống quản lý, tài chính rõ ràng đối với các nhà đầu tư nắm vai trò rất quan trọng. Việc này thường gắn liền với các nhà phát triển bất động sản thương mại uy tín, có kinh nghiệm và đã vận hành quản lý khá nhiều các bất động sản thương mại lớn tại trung tâm.
Một số đơn vị như G-Office, Replus, VNOffice, L’MAK,.. hiện là các doanh nghiệp đang tiên phong trên con đường phát triển và nắm trong tay nhiều tòa nhà, số lượng văn phòng cho thuê lớn tại các quận trung tâm Thành phố. Trong đó, Công ty Cổ phần đầu tư L’MAK hiện nay là nhà đầu tư và phát triển tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản thương mại tại Tp.Hồ Chí Minh, đang sở hữu nhiều tòa nhà tại trung tâm Quận 1, và Quận 3. Lượng khách hàng tìm đến L’MAK khá lớn, dẫn đến gia tăng nhu cầu tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới.
Trong năm 2019, với định hướng mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn tiết kiệm dưới 1 tỷ, L’MAK tạo cơ hội đầu tư góp vốn để tìm kiếm và phát triển thêm nhiều bất động sản thương mại, nhằm đáp ứng được lượng nhu cầu càng lớn của thị trường. L’MAK đưa ra chính sách thu hút hấp dẫn, bảo toàn nguồn vốn, đảm bảo gia tăng lợi nhuận lớn hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm.
Đây được coi là cơ hội giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ được tiếp cận một phương thức đầu tư theo xu hướng mới hiệu quả hơn, an toàn hơn, giá trị tăng trưởng tốt hơn trong thời giann trung- dài hạn! Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương thức đầu tư này khi liên hệ trực tiếp với L’MAK.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Đường vòng dòng vốn trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một kênh vốn trung và dài hạn hiệu quả. Tuy nhiên, DN vẫn chưa huy động tốt kênh TP khiến dòng vốn này phải đi đường vòng bằng cách các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành TP sau đó cho DN vay lại.
NH ồ ạt phát hành TP
Những ngày cuối tháng 5, thông tin phát hành TP của các NHTM liên tục được cập nhật. VPBank sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 10-6 để lấy ý kiến thông qua phương án chào bán và niêm yết TP tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
Hiện NH này chưa đưa ra thông tin cụ thể về số lượng, phương án phát hành và niêm yết. Song với kế hoạch cả năm, VPBank dự kiến huy động 252.435 tỷ đồng từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá bằng TP. ACB mới đây thông báo HĐQT của NH đã phê duyệt phương án phát hành TP riêng lẻ lần 2 trong năm tài chính 2019. Tổng mệnh giá phát hành tối đa 5.500 tỷ đồng, kỳ hạn 2-3 năm, phát hành trong 5 đợt theo phương thức đại lý phát hành.
Tháng 11-2018, ACB cũng phát hành riêng lẻ thành công 2.200 tỷ đồng TP có kỳ hạn 3 năm. Tiếp đến, tháng 12 HĐQT ACB thông qua phương án phát hành 2.200 tỷ đồng TP đợt 2-2018.
Hiện nay nhiều DN chưa chủ động huy động TP mà chờ NH huy động, sau đó cho vay lại. Việc đi đường vòng này khiến nguồn vốn đến với DN đắt hơn, lãi suất cao hơn so với việc chủ động phát hành TP.
Năm ngoái, ngành NH đã có 1 năm thắng lợi trong hoạt động phát hành TP. Báo cáo kết quả phát hành của BIDV cho biết đã chào bán thành công 400.000 TP (bao gồm kỳ hạn 7 năm và 10 năm) trong năm 2018. Theo đó, BIDV thu về 4.586 tỷ đồng, trừ tổng chi phí phát hành 1.740 tỷ đồng, số tiền thu ròng từ đợt chào bán 3.998 tỷ đồng, đủ điều kiện bổ sung vào nguồn vốn cấp 2.
Tổng hợp năm 2018, 8 NHTM gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, HDBank, VPBank, VIB và MB đã phát hành hơn 25.300 tỷ đồng TP để huy động vốn các kỳ hạn 3-10 năm. Năm nay, NHNN cũng vừa chấp thuận phương án phát hành 10.000 tỷ đồng TP ra công chúng năm 2019 của Vietinbank.
Hút vào để bơm ra
Đặc thù các NH Việt Nam chủ yếu vốn huy động ngắn hạn, chiếm khoảng 70-85% cơ cấu nguồn vốn, nhưng các khoản cho vay có kỳ hạn trên 1 năm lại chiếm 40-60% tổng dư nợ. Do đó, việc NHNN siết chặt tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ buộc các NH phải cân đối lại kỳ hạn tiền gửi và cho vay, thông qua việc thu hút nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn dài, hoặc giảm cho vay trung và dài hạn.
Bởi lẽ, NH vẫn đóng vai trò chính trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, không thể giảm cung cho vay trung và dài hạn, mà phải tăng cầu, nỗ lực huy động nguồn vốn bổ sung, cân đối tín dụng. Do vậy trước yêu cầu phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, các NH huy động bằng nguồn TP.
Nhiều DN vẫn biết phát hành TPDN sẽ giảm lãi suất so với vay NH, nhưng để phát hành không hề dễ khi phải làm đúng các chuẩn mực và phải có công ty uy tín định mức tín nhiệm.
Như vậy xu hướng phát hành TP của NH ngày càng gia tăng, bởi các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn, hay chứng chỉ tiền gửi, phát hành TP không chỉ tăng huy động vốn trung và dài hạn, còn hỗ trợ NH tăng vốn cấp 2. Vốn tự có tăng lên sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà băng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng. Yếu tố nữa tác động đến xu hướng huy động TP của NH là để trả những khoản huy động cũ.
Trong báo cáo NHNN gửi Quốc hội mới đây, cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 3 là 2,02%, tăng 0,13% so với tháng 12-2018. Trong quý I, giá trị tuyệt đối các khoản nợ xấu của 22 NHTM đã công bố báo cáo tài chính tăng thêm 4.160 tỷ đồng lên hơn 83.225 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 cũng hơn 45.000 tỷ đồng, tăng 1.850 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm tới 55% tổng nợ xấu. Vốn huy động đưa ra cho vay ứ đọng trong khoản nợ xấu này chắc chắn cần nguồn huy động mới để cân đối, bao gồm cả TP.
Vốn đi vòng đẩy lãi vay cao
Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ cung cấp các công cụ ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 1 năm), còn thị trường vốn cung cấp vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế.
Một trong các nguồn vốn để DN phục vụ đầu tư phát triển trung và dài hạn là TP. Nguồn vốn này ở các nước có quy mô rất lớn, ổn định hơn kênh tín dụng, có mức độ rủi ro thấp, chi phí vốn nhỏ hơn so với thị trường vốn cổ phần, góp phần điều hòa lượng vốn trong nền kinh tế và chia sẻ sức ép với hệ thống NH. Nhưng ở Việt Nam, các DN vẫn chưa tận dụng kênh này để có dòng vốn trung và dài hạn, phải đi đường vòng mới chảy vào DN.
Thực ra các DN muốn phát hành TP để tránh vay NH đội lãi suất lên nhưng gặp nhiều khó khăn, dù đã có sự hỗ trợ từ Nghị định 163/2018 của Chính phủ quy định về phát hành TPDN. Nguyên nhân chính được nhiều chuyên gia chỉ ra, hệ thống thông tin DN chưa được trình bày theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS để thuyết phục nhà đầu tư; chỉ số quản trị công ty thấp, chưa được đánh giá tín nhiệm.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho biết NH đã áp dụng chuẩn IFRS cách đây 4 năm theo yêu cầu của một số nhà đầu tư nước ngoài cho OCB vay vốn. Cuối năm 2018, OCB đã chuẩn bị roadshow cho nhà đầu tư nước ngoài để chuẩn bị việc niêm yết cho năm nay. Mọi việc được tiến hành rất thuận lợi vì NH đã áp dụng chuẩn IFRS.
Lợi ích khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS thấy rõ, nhưng muốn DN đạt được yêu cầu này lại không dễ. Bởi không phải DN nào cũng sẵn sàng minh bạch, đặc biệt là DNNN, vì chuẩn IFRS sẽ bộc lộ hết những vấn đề nội tại về hoạt động, về các công ty có liên quan...
Bên cạnh đó, thị trường chưa có những công ty đánh giá tín nhiệm DN để hỗ trợ đánh giá định mức tín nhiệm liên quan đến uy tín người phát hành, giúp nhà đầu tư được cam kết đảm bảo thanh toán tiền lãi và tiền vốn vay. Chính điều này khiến việc phát hành TPDN khó khơi thông để giải quyết gánh nặng vốn của NH, cũng như mong muốn được vay lãi suất thấp của DN.
Yên Lam
Theo saigondautu.com
Vốn gián tiếp: Cần tăng kiểm soát để chảy ổn định hơn Kết thúc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019 diễn ra cuối tuần qua, một chỉ đạo đáng chú ý được Chính phủ đưa ra là yêu cầu Bộ Tài chính, trước hết là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm đầu mối tiếp tục theo dõi, đánh giá thị trường chứng khoán (TTCK); tăng cường đánh giá, theo dõi dòng vốn...