Bắt đối tượng lừa bán que test COVID-19, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Ngày 13/3, Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết đã bắt giữ Đặng Đức Trọng (SN 2023, trú TP Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc mua bán que test nhanh COVID-19.
Trước tình trạng dịch COVID-19 lan rộng khiến nhu cầu mua que test tăng mạnh, Đặng Đức Trọng đã thông qua tài khoản Facebook ảo “Chuyên hàng Trung Quốc” đăng tin có nguồn cung cấp giá rẻ nhằm mục đích lừa đảo.
Với mục đích mua que test để bán lại kiếm lời, chị N (trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã liên hệ và thỏa thuận mua của Trọng 2.700 que test. Trọng đã đóng gói 3 thùng khẩu trang và chụp hình gửi cho chị N để báo đã gửi hàng. Chị N tin tưởng nên đã chuyển cho Trọng số tiền gần 150 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với bị hại.
Nhận được đơn báo của bị hại, Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Thanh Khê đã lập chuyên án để điều tra, xác định Đặng Đức Trọng là đối tượng chiếm đoạt tiền của chị N. Qua đấu tranh, Trọng thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cũng với thủ đoạn trên, Trọng đã lừa một người ở Hà Nội, chiếm đoạt số tiền hơn 100 triệu đồng.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Khê đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Đặng Đức Trọng để tiếp điều tra, xử lý.
Clip nhỏ nước cam vào que test Covid-19, lên liền 2 vạch gây hoang mang, lý do thực là gì?
Đoạn video test nhanh nước cam ra hai vạch hút triệu views khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi rằng "cam cũng có thể nhiễm bệnh?".
Đoạn video hút 2,5 triệu lượt xem đang khiến dân tình xôn xao giữa lúc làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 đang căng thẳng. Theo đó, chủ nhân đoạn video dùng nước ép cam đổ vào que test Covid-19. Bất ngờ là kết quả hiện lên hai vạch. Kết quả này, nếu được test từ dịch mũi của người thì nghĩa là bệnh nhân dương tính với nCoV.
Video test nhanh nước cam, bộ xét nghiệm lên luôn hai vạch.
Video này khiến một số người lo lắng, chưa hiểu lý do.
- Cam cũng bị dính Covid-19 sao?
- Ở chỗ mình họ hướng dẫn trước khi test nhanh không nên uống nước cam. Có lẽ đây là lý do.
- Bữa ở công ty mình test, có chị kia uống nước cam xong test nhanh dương. Test PCR thì âm tính, không triệu chứng gì. Nói uống nước cam dương tính mà không ai tin.
Vậy thực hư chuyện "nước cam làm dương tính" là gì? Điều này đã được khoa học lý giải.
Tờ Guardian đưa tin nước cam có thể tạo ra kết quả dương tính giả khi xét nghiệm nhanh Covid-19, do tính axit của nước cam khiến kit test bị hỏng. Các loại đồ uống khác như Coca-Cola hay sốt cà chua cũng tạo ra kết quả tương tự.
Một số học sinh ở Anh đã phát hiện ra điều này và lợi dụng nó làm lý do để nghỉ học 2 tuần. Giáo sư Jon Deeks của Đại họ Birmingham lên án hành động này của học sinh Anh: "Kết quả xét nghiệm dương tính ảnh hưởng đến gia đình của học sinh đó, đây là hành động ích kỷ".
Xác định 80 người tiếp xúc gần với các cô gái F0 ở Đồ Sơn Ngày 9/12, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận Đồ Sơn (Hải Phòng) cho biết, đã tiến hành truy vết và xác định được nhiều F1 liên quan đến ổ dịch tại nhà trọ của 8 cô gái trên địa bàn Tổ dân phố Trung Nghĩa, phường Hợp Đức. Cụ thể, theo kết quả xác minh của UBND phường Hợp...