Bất chấp chỉ trích, Huawei tiếp tục chiến dịch PR toàn diện
Huawei đã thực hiện rất nhiều nỗ lực tiếp thị khác nhau nhằm thu hút sự chú ý tích cực cho người tiêu dùng.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei đã tiếp tục một chiến dịch PR lớn, kéo dài hàng tuần – một nỗ lực bao gồm chạy các quảng cáo nổi bật trên một số tờ báo lớn của Mỹ về câu chuyện của công ty và nói chuyện trực tiếp với người tiêu dùng.
Huawei đang muốn lấy lòng người tiêu dùng Mỹ thông qua hoạt động tiếp thị mạnh mẽ.
Huawei đã mua các trang quảng cáo nổi bật và toàn trang trong các ấn phẩm The Washington Post đến New York Times, Wall Street Journal và USA Today, cũng như Politico và The Los Angeles Times. Những độc giả đã xem qua các quảng cáo được khuyến khích không tin tất cả những gì mà chính phủ nói về công ty và rằng họ muốn công chúng Mỹ hiểu rõ hơn về công ty mình.
Đó là một động thái phòng thủ từ công ty nhằm mục tiêu lâu dài đó là đánh bại Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Mục tiêu của Huawei đang bị ảnh hưởng bởi sự thù địch công khai chống lại công ty từ các quan chức Mỹ, những người tin rằng Huawei chỉ là một “cánh tay” của chính phủ Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cũng đã thực hiện một số cáo buộc hình sự nhằm vào gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc.
Video đang HOT
Để chống lại điều đó, Huawei đã thực hiện một loạt hành động, bao gồm một cuộc phỏng vấn hiếm hoi kéo dài gần nửa giờ với nhà sáng lập Huawei và CEO Ren Zhengfei. Nội dung phỏng vấn được phát sóng gần đây trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) do nhà nước kiểm soát. CEO công ty cũng tham gia vào một cuộc phỏng vấn với các phóng viên Anh và Mỹ – những hành động rất hiếm khi xảy ra.
Như ghi chú từ Bloomberg, trong cuộc phỏng vấn với CCTV, Zhengfei đã cố gắng tỏ ra không bị ảnh hưởng bởi tất cả các nhận xét tiêu cực mà công ty ông gặp phải trong những tháng gần đây. Ông mỉm cười và thừa nhận rằng bộ phận quan hệ công chúng của Huawei đã yêu cầu mình làm điều này và rằng xem bản thân mình phải làm cho khách hàng và 180.000 nhân viên tại công ty hiểu hơn về Huawei, gắn kết với nhau và giúp hãng vượt qua thời điểm khó khăn này.
Mate X là một trong những sản phẩm ấn tượng mà Huawei muốn quảng bá đến công chúng.
Trong các quảng cáo trên báo Mỹ chạy trong những ngày gần đây, Huawei nhấn mạnh nhiều nỗ lực nhân đạo mà công ty theo đuổi như cứu trợ thảm họa ở các quốc gia như Indonesia. Dĩ nhiên, công ty cũng phản đối lại những cáo buộc từ chính phủ Mỹ liên quan đến cáo buộc công ty vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
Huawei dường như cũng đang tiếp cận các nhà báo chọn lọc của Mỹ để cung cấp chuyến tham quan các cơ sở công ty ở Trung Quốc, bao gồm toàn bộ chi phí chuyến đi.
Về phần mình, Huawei cũng thực hiện những chiến lược kinh doanh mạnh bạo như thường lệ bất chấp những vấn đề cáo buộc từ chính phủ Mỹ, bao gồm cả việc Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại Canada vào tháng 12 năm ngoái theo lệnh từ Mỹ. Chẳng hạn công ty đã giới thiệu mẫu smartphone màn hình gập Mate X tại MWC với vẻ ngoài hết sức ấn tượng.
Theo Dân Việt
Motorola từng muốn thâu tóm Huawei với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2003 với kỳ vọng biến 1 + 1 = 5
Nếu thương vụ này thành hiện thực, ngành công nghiệp smartphone sẽ phát triển hoàn toàn khác so với hiện tại.
Mới đây, tờ Financial Times đã đăng tải một bài viết khá thú vị, tiết lộ rằng Motorola đã từng muốn mua Huawei với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2003. Trong bài viết còn có ảnh COO Motorola thời bấy giờ là Mike Zafrovski đi dạo trên bãi biển cùng giám đốc Huawei Larry Cheng và sáng lập Huawei Ren Zhengfei. Lúc ấy ông Ren mới chỉ 49 tuổi.
COO Motorola Mike Zafrovski đi dạo trên bãi biển cùng giám đốc Huawei Larry Cheng và sáng lập Huawei Ren Zhengfei
Thông tin này chưa từng được tiết lộ và thời điểm đó Motorola chỉ quan tâm tới mảng kinh doanh thiết bị mạng của Huawei. 15 năm sau thời điểm đó các thiết bị như Mate 20 Pro mới được ra mắt, 6 năm sau Motorolad DROID mới được trình làng và gần 1 năm sau điện thoại nắp gập huyền thoại RAZR mới được tung lên kệ.
Thời điểm đó, ông Zafirovski đã nhìn thấy khả năng làm ra những sản phẩm chất lượng của Huawei. Vị CEO này nghĩ rằng với việc thâu tóm Huawei, Motorola có thể biến 1 1 = 5.
Tuy nhiên, sau đó Zafirovski đã thất bại trong cuộc chạy đua vào vị trí CEO của Motorola nên thỏa thuận thâu tóm Huawei bị bãi bỏ bởi công ty Mỹ không sẵn sàng trả mức giá quá cao cho một hãng nước ngoài vô danh. Hơn nữa, các điều khoản yêu cầu Motorola trả trước phần lớn số tiền cần để thâu tóm. Vào thời điểm đó, Huawei cũng chưa được sự đầu tư từ chính phủ Trung Quốc. Nhưng chẳng bao lâu sau, Huawei đã trở thành một ông lớn trên thị trường toàn cầu.
Khoảng thời gian sau đó, Motorola bán được hơn 130 triệu chiếc RAZR và bắt đầu chuyển sang phát triển các thiết bị Android vào năm 2009 với Motorola DROID. Năm 2011, Motorola được Google mua lại với giá 12,5 tỷ USD và tiếp tục bị bán cho Lenovo sau chưa đầy 3 năm. Về phần mình, năm ngoái Huawei đạt doanh thu 108,5 tỷ USD và đang là hãng smartphone lớn thế 2 thế giới. Huawei cũng đang là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới.
Chúng ta không bao giờ biết những gì sẽ diễn ra nếu thỏa thuận này được ký. Tuy nhiên, "không rõ Huawei sẽ cứu Motorola hay Motorola sẽ phá hủy Huawei", môt giám đốc cao cấp của Motorola tại Hồng Kông chia sẻ.
Theo Genk
CEO Nokia cảnh báo việc triển khai 5G bị trì hoãn ở châu Âu CEO Nokia, ông Rajeev Suri cảnh báo việc triển khai công nghệ mạng di động mới ở châu Âu sẽ chậm hơn nhiều so với hai nền kinh tế số một thế giới. Theo CNBC, tại Đại hội Thế giới Di động (MWC) 2019 đang diễn ra ở Barcelona (Tây Ban Nha), CEO Nokia Rajeev Suri nhận định, 5G sẽ bị trì hoãn...