Bất cập cùng lúc học hai trường
Khi học viên trường trung cấp, cao đẳng (CĐ) nghề đồng thời học văn hóa tại cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) sẽ có những bất tiện, khó khăn trong học tập, sinh hoạt. Nếu “quy về một mối” được thì sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Ảnh minh họa
Hiện nay, một số đơn vị giáo dục nghề nghiệp đang có đủ nguồn lực để triển khai song song cả việc dạy chương trình văn hóa THPT và dạy nghề cho học viên. Đơn cử, ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ cao Hà Nội cho biết nhà trường đang chịu trách nhiệm đào tạo nghề nhưng nội dung đào tạo văn hoá THPT lại do các trung tâm GDTX tổ chức quản lý giảng dạy và chịu trách nhiệm. Học sinh sẽ phải cùng lúc học hai trường, ở hai địa điểm khác nhau nên chắc chắn có những khó khăn trong việc đi lại, học tập cũng như các trường khó sắp thời gian biểu xen kẽ cho phù hợp với việc học tập và thực hành trong quá trình học.
Trong khi đó, Trường CĐ Lilama 2 (Đồng Nai) hiện đang có hẳn một khoa cơ bản đào tạo văn hóa THPT cho học sinh là đối tượng tốt nghiệp THCS. Trường dạy theo chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ, học sinh có thể thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, do quy định của Bộ GDĐT, nhà trường buộc phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên nhưng sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất và đội ngũ của trường. Thậm chí, theo lãnh đạo nhà trường, với 1.500 học sinh của trường, trung tâm GDTX không đủ năng lực đảm nhiệm dạy cho số học sinh này…
Từ những bất cập này, Bộ LĐTBXH đã có văn bản đề nghị với Bộ GDĐT cho phép các trường trung cấp, CĐ đủ điều kiện được dạy văn hóa cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp. Công văn này cũng nêu rõ Bộ LĐTBXH đề nghị Bộ GDĐT chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp, CĐ giảng dạy văn hóa THPT đối với các trường không có đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh tại trường.
Video đang HOT
Ủng hộ đề xuất này, ông Hồ Viết Hà, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Đà Nẵng thông tin trường cũng đang tổ chức cho học sinh đã tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa học nghề. Theo đó, chương trình dạy văn hóa được trường tổ chức đào tạo dựa trên Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp; Công văn số 2817/LĐTBXH-TCGDNN ngày 13/7/2018 của Bộ LĐTBXH về chương trình đào tạo Trung cấp được tăng cường đào tạo kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT để đảm bảo học sinh đủ điều kiện và năng lực tham gia thị trường lao động hoặc có thể tiếp tục học liên thông lên trình độ cao đẳng. Đồng thời, để dạy văn hóa cho học sinh học nghề, trường này có văn bản chấp thuận của Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng.
Như vậy, nếu như Bộ GDĐT đồng ý với đề nghị của Bộ LĐTBXH, các Sở GDĐT địa phương cấp phép cho các trường nghề được dạy văn hóa trong trường dạy nghề cùng với đó là việc thanh kiếm tra thường xuyên thì sẽ vẫn đảm bảo được chất lượng dạy học – điều kiện quan trọng nhất để mỗi học sinh trường nghề vừa sở hữu kiến thức văn hóa, vừa có trình độ chuyên môn tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, trong thời gian tới, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, theo kế hoạch của Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh đào tạo nghề cho 140.000 người.
Trong đó, trình độ cao đẳng 10.400 sinh viên, trung cấp 3.025 học sinh, 126.575 học viên học nghề. Bình quân 28.000 học sinh, sinh viên, người học nghề/năm.
Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 85% học sinh tốt nghiệp trung cấp, trên 80% người lao động tốt nghiệp sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng có việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 60%.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề tỉnh Cà Mau tập trung đào tạo có trình độ cao khi thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, đến năm 2025, phát triển Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau đủ điều kiện về quy mô và chất lượng đào tạo là trường chất lượng cao, có năng lực đào tạo các ngành nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.
Các trường có nghề trọng điểm được đầu tư trọng điểm đảm bảo đào tạo theo chuẩn quốc gia và khu vực.
Nhiều giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ được ngành LĐ-TB&XH Cà Mau đưa ra, trong đó tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động với các tỉnh, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp để tiếp tục mở rộng ngành nghề.
Tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành trọng yếu, như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin...; các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, như: du lịch, thương mại...
Quy hoạch ngành, nghề theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các đối tượng chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện và nông dân chuyển đổi nghề nghệp để cung ứng lực lượng lao động có tay nghề, nhất là nguồn lao động trình độ cao đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Cà Mau cũng khuyến khích các trường cao đẳng công lập xây dựng đề án tự chủ theo lộ trình, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Chú trọng rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp, bố trí đủ cho các dự án quan trọng, quy mô lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ và các địa phương nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo các nghề tỉnh đang có nhu cầu thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...
Dạy văn hóa trong trường nghề: Hai bộ chỏi nhau Trường nghề muốn dạy chương trình văn hóa 7 môn dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp lớp 9, trong khi Bộ GD-ĐT khẳng định các trường phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh lớp 10K19 TCK3 Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành tiện CNC - Ảnh: NHƯ HÙNG Bộ LĐ-TB&XH vừa...