Bất an đi học ở vùng động đất
Tuy không nghỉ học hẳn nhưng do lo sợ động đất, các em đi học bữa được bữa mất. Cứ sau mỗi trận động đất mạnh, số học sinh hôm sau đi học giảm sút hẳn… Đó là tình trạng đến trường hiện nay của học sinh vùng động đất Bắc Trà My (Quảng Nam).
Ở các huyện miền núi, để vận động được một em học sinh (HS) ra lớp là cả một vấn đề, và để giữ sĩ số HS đến cuối năm không bị “hao hụt” là cả một kỳ công của giáo viên (GV). Đặc biệt là GV ở vùng động đất Bắc Trà My (Quảng Nam).
Năm nay, cô giáo Đỗ Thị Bích Phương trở nên “nổi tiếng” vì liên tục được lên báo và cũng vì Trường mầm non Hoa Phượng (xã Trà Đốc, Bắc Trà My, Quảng Nam) nơi cô dạy nằm ngay trung tâm của vùng động đất.
Cứ mỗi lần có động đất xảy ra, các báo đều phỏng vấn cô về tình hình các em HS ở đây. “Cứ mỗi lần động đất mạnh xảy ra, cô trò ở đây khóc thét ôm lấy nhau mà không thể chạy khỏi lớp”, cô Phương nói.
Cô Phương cho biết đã tham gia tập huấn về ứng phó với động đất ở huyện, người hướng dẫn nói khi động đất xảy ra cô trò đừng chạy khỏi lớp mà cứ chui xuống gầm bàn sẽ an toàn. Nhưng đó là đối với các HS ở lớp lớn. Còn ở đây toàn các em nhỏ với lại không có bàn ghế lớn nên khi có động đất xảy ra các cháu không thể chui dưới bàn được.
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai điểm trường tại khu TĐC thôn 3A, xã Trà Đốc sát cạnh thủy điện Sông Tranh 2.
Cánh phóng viên chúng tôi đã nhiều lần đến Trường mẫu giáo Hoa Phượng này để chụp ảnh trường bị hư hỏng do động đất và các cháu HS đang học. Có nhiều em khi thấy ánh sáng máy ảnh lóe lên là khóc thét rồi tìm chỗ ẩn nấp.
Khi chúng tôi hỏi GV ở đây mới biết là các cháu bị ám ảnh bởi động đất, thấy có người lạ hay hành động khác thường hoặc ánh sáng lóe lên là nhiều em sợ hãi khóc ré lên. Khi chúng tôi đi thì các em mới hết khóc.
Trường mẫu giáo Hoa Phượng này chỉ cách thủy điện Sông Tranh 2 vài km. Cô Trần Thị Như Thúy – hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Trường có gần 50 em nhưng từ khi có động đất mạnh xảy ra thì số HS đi học không đều. Tuy không nghỉ học hẳn nhưng do lo sợ động đất nên các em đi học bữa được bữa mất. Khi các cô đến từng gia đình động viên các em đi học lại thì nhiều phụ huynh nói thẳng với GV: “Có chuyện gì các cô có đảm bảo an toàn cho nó khi có động đất xảy ra không?”.
Video đang HOT
Các em học sinh Trường mẫu giáo Hoa Phượng được hướng dẫn chạy ra sân mỗi khi có động đất.
Nhiều lần khi đang học thì động đất xảy ra, phụ huynh “xông” vào lớp học ôm con chạy về. Trưởng Phòng giáo dục Bắc Trà My – thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng cho biết, trận động đất mạnh 4,7 độ richter ngày 15/11 vừa qua, rất nhiều phụ huynh chạy đến các trường mầm non và mẫu giáo trên địa bàn huyện đón con về nhà vì lo sợ đến tính mạng con em mình.
Phụ huynh thường tập trung trước cổng trường Hoa Phượng sau mỗi trận động đất mạnh.
“Ngay sau khi động đất xảy ra, Phòng nhận được nhiều cuộc điện thoại của các GV ở các trường mẫu giáo và mầm non báo về có nhiều phụ huynh đến ôm con về, các cô xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Phòng. Tôi bảo các cô cứ để cho phụ huynh đưa con về vì sự an toàn của các cháu và cũng là để phụ huynh yên tâm”, thầy Tùng cho biết.
Trong các trận động đất trước đó cũng có nhiều phụ huynh đến đưa con về nhà. Cô Trần Thị Như Thúy – hiệu trưởng Trường mẫu giáo Hoa Phượng kể: Cứ sau mỗi trận động đất mạnh, số HS hôm sau đi học giảm sút hẳn. Sau đó, giáo viên đến nhà vận động phụ huynh mới chịu đưa con ra lớp nhưng khi đưa con vào rồi thì ngồi ở cổng trường “canh” đến giờ đón về.
Thật vậy, hôm chúng tôi đến trường sau trận động đất mạnh ngày 15/11, có rất nhiều phụ huynh tụ tập trước cổng trường. Hỏi ra mới biết dù đưa con đi học nhưng phụ huynh lo sợ động đất xảy ra thì con em mình không an toàn nên ngồi canh ở cổng trường.
Nhiều GV nơi đây cho biết, cứ mỗi lần có động đất mạnh thì nhiều cháu HS mẫu giáo… tè ra cả quần. Các em nhỏ đã vậy nhưng những em HS bậc tiểu học cũng hoảng hốt sau mỗi trận động đất xảy ra.
Vào ngày Nhà giáo 20/11 vừa qua, nhiều thầy cô nơi đây tranh thủ ngày nghỉ để đến nhà vận động HS bỏ học do động đất đến lại lớp. Nhưng chuyện vận động HSđến lớp thời điểm này khó trăm bề khi động đất cứ liên tiếp xảy ra với tần suất ngày càng mạnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Huệ – hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Trà Đốc) cho biết: HS của trường trên 90% là đồng bào dân tộc. Cứ sau mỗi trận động đất, HS tự ý bỏ học rất nhiều. Sau đó thầy cô lại đến nhà vận động.
“Thuyết phục được một em nghỉ làm rẫy đến trường khó lắm, có khi cả tháng trời. Nhưng chỉ qua một đêm động đất, hàng chục em đã nghỉ học ở nhà. Công việc thầy cô nhiều khi như công dã tràng vậy đó”, cô Huệ tâm sự.
Theo cô Huệ, để đảm bảo sĩ số HS, ngoài việc đứng lớp, giáo viên còn phải chịu khó đến nhà những em bỏ học vận động đi học lại. Tuy nhiên việc vận động gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó tại hai trường THCS bán trú cụm xã là Lê Hồng Phong (xã Trà Đốc) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Trà Bui), mặc dù phần lớn HS ở lại trường theo diện bán trú nhưng vẫn vắng học nhiều. Và cứ sau mỗi đợt xảy ra động đất mạnh, tỷ lệ vắng học lại tăng lên.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng tâm sự: Động đất đã làm đảo lộn mọi thứ, nhất là không thể duy trì sĩ số HS và chất lượng dạy học. Tuy nhiên, lãnh đạo phòng vận động thầy cô bám trường bám lớp, nếu có em nào vắng học thì đến nhà tìm hiểu ngay để vận động em đến trường, không để các em phải bỏ học vì lý do gì.
Công Bính
Theo dân trí
Học ba ca giữa lòng thành phố
Tại thành phố Biên Hòa - trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Đồng Nai và là khu vực kinh tế năng động của cả nước, hiện vẫn còn tồn tại những lớp học ba ca.
Trường tiểu học Trảng Dài (tại phường Trảng Dài, TP Biên Hoà) dù đã cơi nới nhiều lần, xây thêm phòng học nhưng sĩ số học sinh năm sau cao hơn năm trước dẫn đến tình trạng học sinh phải học ba ca.
Với số lượng học sinh lên đến 3.467 em và chỉ có 32 phòng học, năm học này trường tiểu học Trảng Dài phải bố trí thành ba ca học với thời gian học ca một từ 6h45 đến 10h, ca hai học từ 10h30 đến 14 h và ca thứ ba học đến 17h30.
Thầy Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu phó Trường tiểu học Trảng Dài cho biết, năm nay số lượng học sinh của trường tăng trên 500 em, dù mỗi lớp có đến gần 50 em nhưng số lượng phòng học vẫn không đáp ứng đủ, buộc phải bố trí 32 lớp học ca trưa.
Em Xuân Thi học sinh lớp 4, khối học ca trưa tại Trường tiểu học Trảng Dài kể: Buổi sáng, bố mẹ đi làm, phải đưa em gửi ở nhà hàng xóm chờ đến gần 10h thì tập trung ra đầu hẻm đón xe đưa rước học sinh đến trường.
Em Thanh Toàn cùng lớp thì khoe phần ăn trưa của em là 1 ổ bánh mì mẹ mua cho từ sáng sớm. Những học sinh học ca trưa ở đây cho biết, giờ học buổi trưa, các em chỉ có 10 phút nghỉ giữa buổi để ăn trưa.
Em Xuân Toàn (ngoài cùng bên phải) tranh thủ ăn bánh mì để vào học ca trưa tại Trường tiểu học Trảng Dài.
Một giáo viên dạy ca trưa cho biết: "Việc dạy ca trưa khó khăn nhiều bề, ảnh hưởng rất lớn đến công việc gia đình. Riêng các em học sinh rất khó tiếp thu bài vở".
Chị Nguyễn Thị Linh, phụ huynh học sinh của trường trăn trở: "Tôi đi làm từ sáng sớm trong khi con đi học vào buổi trưa nên phải để con tự đi học, thật sự tôi không an tâm nhưng không còn cách nào khác".
Bà Trần Thị Kim Chung, quyền Chủ tịch UBND phường Trảng Dài chia sẻ: Hiện nay, phường đã có gần 80 ngàn dân, nhưng chỉ có một trường tiểu học, do vậy năm này qua năm khác địa phương không đủ trường học cho học sinh và buộc phải bố trí cho các em học 3 ca.
Việc này gây tác hại lớn đến cả học sinh, giáo viên và phụ huynh. Giáo viên trường này luôn phải làm việc quá sức, học sinh học ca trưa, học lệch giờ không phù hợp với thời gian làm việc của cha mẹ nên gây khó khăn cho việc đưa đón con em của phụ huynh.
Theo chính quyền địa phương này thì với quy mô dân số như hiện nay, phường cần đến 3 trường tiểu học. Dự án xây trường đã có từ nhiều năm nay, phường đã quy hoạch xong địa điểm xây trường, còn việc thực hiện dự án là do cấp trên quyết định.
Thực tế, việc học sinh phải học 3 ca, trường lớp quá tải không chỉ xảy ra ở phường Trảng Dài, mà nhiều khu vực khác ở TP Biên Hòa đang thiếu trường lớp trầm trọng. Một số trường phải dồn lớp, mượn cơ sở cho học sinh học và áp lực lớn nhất vẫn là cấp tiểu học và nhà trẻ, mẫu giáo.
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai cho biết: Năm học mới, toàn tỉnh có hơn 555.000 học sinh mầm non và phổ thông quy mô học sinh các cấp tăng gần 8.000 học sinh so với năm học trước.
Dù đã có nhiều cố gắng để giải quyết tình trạng quá tải, nhưng do số dân nhập cư đông nên tình trạng học sinh học ca 3, lớp học vượt sĩ số quy định vẫn chưa được khắc phục.
Theo Mạnh Thắng
Tiền Phong
Bộ Giáo dục quyết chống lạm thu Trước vấn đề nóng lạm thu, trong buổi họp báo chiều qua (30/8), về năm học mới, Bộ Giáo dục cho biết chưa tăng học phí. Bộ sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, nếu phát hiện lạm thu sẽ xử lý. Lạm thu đã giảm Về vấn đề lạm thu được nhiều phóng viên đặt câu hỏi, Ông Lê Khánh Tuấn -...