Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng
Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng internet, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ sử dụng internet càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, cần giảng dạy việc sử dụng internet an toàn tại trường học.
Tính đến tháng 2/2021, Việt Nam có 72 triệu tài khoản mạng xã hội và 68,72 triệu người dùng internet (chiếm 70,3% dân số). Do dịch bệnh Covid-19, ngày càng có nhiều người, bao gồm cả thanh, thiếu niên sử dụng internet để học tập, làm việc, giao tiếp, giải trí và tiếp cận các dịch vụ. Điều này làm gia tăng rủi ro trực tuyến đối với trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm bắt nạt trên mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Vậy ai sẽ là người bảo vệ và giám sát trẻ khi sử dụng internet, nhất là trong những tháng nghỉ hè- thời điểm trẻ không tới trường, có nhiều thời gian để tham gia không gian mạng.
(Ảnh minh họa)
Rất thích tạo clip và đăng lên tiktok, dịp nghỉ hè, Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 7 một trường THCS ở quận Cầu Giấy dành khá nhiều thời gian lên mạng internet để xem và theo dõi những tài khoản mình ưa thích. Quá trình tham gia mạng xã hội, Anh Thư đã vô tình phải xem những clip, hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi học trò.
“Con thấy có những thông tin không phù hợp với lứa tuổi của chúng con, cụ thể là xuất hiện những quảng cáo với nhiều người ăn mặc hở hang, nói những ngôn từ thô tục không phù hợp, làm ảnh hưởng đến tư duy và suy nghĩ của chúng con”, Anh Thư bày tỏ.
Qua lời kể của Anh Thư, có thể thấy đây là những hình ảnh, video clip quảng cáo với mức độ chưa quá gây shock cho lứa tuổi học trò xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube…
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, ở các thành phố lớn, Việt Nam có đến gần 97% trẻ có sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game.
Video đang HOT
Cũng theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trong đại dịch COVID-19, cuộc sống của hàng triệu trẻ em tạm thời bó hẹp trong gia đình và màn hình máy tính, ti vi. Trong thời gian này, học sinh học tập, giao lưu nhiều hơn trên mạng Internet, tiếp xúc với nhiều thông tin cả tốt lẫn xấu, giao lưu kết bạn trên thế giới ảo mà không lường hết những hệ lụy có thể xảy ra với bản thân.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững MSD cho rằng, chưa bao giờ xâm hại trẻ em dễ dàng như thế nhờ có sự hỗ trợ của môi trường mạng. Trong khi đó qua thống kê cho thấy chỉ hơn 10% trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng; gần 9% cha mẹ có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng. Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng internet, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ sử dụng internet càng sớm càng tốt. Đặc biệt, cần giảng dạy việc sử dụng internet an toàn tại trường học.
“Số liệu thống kê chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 1.700 trẻ em ở 7 tỉnh, thành phố cho thấy, phần lớn trẻ em tự học cách dùng internet chứ không học từ nhà trường hay từ bố mẹ mà tự học trên mạng xã hội hoặc từ bạn bè. Nếu như có thì hầu hết các chương trình tại nhà trường thường dạy về khoa học máy tính hay công nghệ thông tin nhiều hơn là dạy về các kỹ năng an toàn trên mạng internet. Độ tuổi sử dụng mạng internet thì ngày càng lớn”, bà Linh nói.
Bắt nạt, xâm hại ở môi trường thực hay trên mạng đều gây ảnh hưởng tâm lý xấu cho trẻ nhỏ.
Còn theo Đại tá Phan Mạnh Trường, Phó cục Trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) hậu quả để lại của những vụ việc trẻ em tiếp xúc với thông tin xấu độc, bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng có thể nặng nề hơn nhiều so với việc bị xâm hại trong cuộc sống thực. Bởi khi những hình ảnh của nạn nhân bị đưa lên mạng thì đó sẽ là “vết tích” lưu lại suốt cuộc đời, không thể can thiệp, tháo gỡ hết. Số nạn nhân không chỉ dừng ở một người bị xâm hại đó làm tất cả những trẻ em xem được những hình ảnh đó cũng chịu hậu quả.
Từ thực tế đã từng tham quan một trung tâm ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm trên internet ở Australia, Đại tá Phan Mạnh Trường cho rằng, cần có mô hình những nhóm phản ứng nhanh để phát hiện liên tục, đối phó với những trang web xấu, độc tại Việt Nam.
“Chúng ta phải rà soát thường xuyên những website độc, xấu, có hình ảnh khiêu dâm thì phải chặn các dải IP đó, có thể xuất phát từ nước ngoài, có thể là ở Việt Nam để các em không có điều kiện tiếp cận các website đó nữa. Ngoài ra, phải cập nhật thường xuyên, bởi khi chúng cập nhật, đổi trang này sang trang khác, từ tên miền này sang tên miền khác, từ dải IP này sang dải IP khác. Khi cập nhật liên tục thì sẽ phản ứng nhanh”, Đại tá Phan Mạnh Trường cho hay.
“Thêm giải pháp nữa là lọc qua trí tuệ nhân tạo. Cứ có nội dung hoặc hình ảnh của trẻ em, trí tuệ nhân tạo sẽ nhận diện được đây là hình ảnh của trẻ em, được phát tán từ đâu, từ dải IP nào. Chúng ta vừa phòng ngừa nhưng cũng là để giải quyết với các cơ quan chức năng của Nhà nước để tìm ra tội phạm”, Đại tá Phan Mạnh Trường cho biết thêm.
Thực tế cho thấy, hiện nay, công tác truyền thông và nhận thức về an toàn của trẻ em trên môi trường mạng đang có nhiều khoảng trống lớn chưa được lấp đầy. Vì vậy, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng: Truyền thông phải đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao nhận thức, kèm theo đó là trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo vệ trẻ em. Báo chí và truyền thông cũng cần giúp cho xã hội, các bậc phụ huynh nhận thức tốt và cập nhật các kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em bởi phụ huynh chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em. Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con một cách tỉ mỉ về việc sử dụng mạng xã hội sao cho đúng cách, hợp lý và mang lại lợi ích cho việc học của trẻ. Khi trẻ ở tuổi vị thành niên thì cha mẹ phải giám sát chứ không chỉ hướng dẫn đơn thuần, thậm chí phải khóa các kênh có nội dung truyền bá độc hại, luôn làm bạn, lắng nghe, để hiểu, nắm bắt những sự việc diễn ra xung quanh trẻ, từ đó định hướng kịp thời.
“Bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em đã có trong đời thực rồi. Tuy nhiên, trên môi trường mạng thì làm thế nào để từ hành vi, từ tổn hại trên môi trường mạng chuyển sang kết nối, hỗ trợ bằng các dịch vụ làm sao có thể giảm nhẹ những tổn hại đối với trẻ em, đặc biệt là tổn hại về mặt sức khỏe tâm thần, tâm lý, đó là điều rất quan trọng. Cục Trẻ em đang triển khai quy trình kết nối, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, kết nối các dịch vụ, điều kiện chăm sóc trẻ em một cách đầy đủ và toàn diện để giảm tổn hại cho trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam nói.
Để triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, mà cần sự chung tay, phối kết hợp của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mỗi cá nhân, đơn vị phải đóng góp vào việc nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ con em mình khi tham gia môi trường mạng. Và trên tất cả, gia đình, nhà trường và người chăm sóc trẻ… phải là những “bức tường lửa” để giúp các em đứng vững trước những cám dỗ của thế giới mạng. Bởi nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con trẻ trên môi trường mạng là tất yếu và chính các em cũng mong muốn được tham gia môi trường mạng internet lành mạnh và an toàn.
Workshop 'Nhựa tái sinh' - nơi ươm mầm những 'hạt giống trẻ" về bảo vệ môi trường
Quan niệm rằng giáo dục thế hệ trẻ là một trong những công tác quan trọng nhất của người làm môi trường, Irecycle đã tổ chức workshop Nhựa tái sinh để nâng cao nhận thức về rác thải nhựa cho các bạn học sinh, sinh viên.
(Ảnh: Việt Khôi)
Vào sáng ngày hôm qua (27/3), workshop "Nhựa tái sinh" đã được dự án bảo vệ môi trường Irecycle tổ chức thành công tại khu phức hợp Complex 01 (ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội). Sự kiện này nằm trong những hoạt động hằng tháng do Irecycle phối hợp cùng Đại sứ quán Mỹ tổ chức.
Các bạn trẻ lắp ráp mô hình từ ống hút nhựa tại workshop "Nhựa tái sinh". (Ảnh: Việt Khôi)
Với workshop "Nhựa tái sinh", Irecycle muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên về tác hại của rác thải nhựa, và làm sao để phân loại & tái chế rác thải nhựa đúng cách. Workshop có sự tham gia của gần 30 bạn trẻ từ học sinh tiểu học tới sinh viên đại học, với "cô giáo" là chị Nguyễn Thị Tình - founder của Irecycle.
Buổi sinh hoạt được chia làm hai phần: lý thuyết và thực hành. Ở phần lý thuyết, "học sinh" sẽ nghe "cô giáo" Tình cùng "trợ giảng" là các tình nguyện viên của Irecycle phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. Sau đó, học sinh sẽ được hướng dẫn cách phân loại và tái chế rác thải nhựa qua cuốn sổ tay "Tái chế là thế", do đội ngũ Irecycle biên soạn và thiết kế.
Các bạn trẻ lắp ráp mô hình từ ống hút nhựa tại workshop "Nhựa tái sinh". (Ảnh: Việt Khôi)
Chị Tình đang hướng dẫn các bạn trẻ tạo mô hình từ ống hút nhựa. (Ảnh: Việt Khôi)
Cuối cùng, các bạn trẻ sẽ tự tay lắp ráp các mô hình nhà, xe, động vật,... bằng ống hút nhựa và giấy. Sau khi hoàn thành, các em sẽ thuyết trình về sản phẩm của mình để nhận được các phần quà lưu niệm của Irecycle và Đại sứ quán Mỹ. Một số bạn trẻ ưa thích nghệ thuật còn sang quầy vẽ Henna để trổ tài hội họa.
Vẽ Henna cũng là hoạt động được nhiều bạn trẻ yêu thích tại workshop "Nhựa tái sinh". (Ảnh: Việt Khôi)
Tuy được tổ chức như một lớp học về bảo vệ môi trường, nhưng không vì thế mà workshop "Nhựa tái chế" thiếu đi sự sôi nổi. Các học sinh của "cô giáo" Tình rất tích cực giơ tay phát biểu ý kiến, đặt câu hỏi về rác thải nhựa. Khi thực hành, các em lại tích cực tương tác, giúp đỡ nhau hoàn thành các sản phẩm.
Những phần quà Irecycle lưu niệm trao cho các bạn trẻ. (Ảnh: Việt Khôi)
Chị Tình hy vọng, trong tương lai Irecycle sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa để các workshop tương tự được tổ chức. Chị quan niệm rằng, để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, giáo dục thế hệ trẻ là một trong những yếu tốt cốt lõi tạo nên sự thành công.
"Nếu các bạn trẻ thực hiện tốt việc phân loại, tái chế rác thải, hành động của các em sẽ tác động tới nhận thức và hành động của những người xung quanh - đầu tiên là các bậc cha mẹ. Irecycle tin rằng, giáo dục về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cũng giống như chăm sóc một vườn cây xanh. Mỗi ngày, chúng ta "tưới" cho những mầm xanh một chút kiến thức và "bón" một chút hành động, rồi những mầm cây ấy sẽ lớn lên, đơm hoa kết trái, tỏa bóng mát và hương thơm cho cộng đồng," chị Tình chia sẻ.
Phải sớm có giáo viên chuyên trách tâm lý học đường Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý để hỗ trợ học sinh. Trong tuần qua, bài viết "Gấp rút có giáo viên chuyên trách tham vấn tâm lý học đường" đăng trên Pháp Luật TP.HCM đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nhiều bạn đọc nêu ý kiến ủng hộ đề xuất mỗi trường nên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bát mì của cô giúp việc ngày đầu đi làm cho nhà đại gia thu hút 3 triệu người: Soi kỹ mới biết lý do
Netizen
15:46:59 21/05/2025
Cristiano Ronaldo đánh nhau với đồng đội
Sao thể thao
15:42:26 21/05/2025
Xe máy điện nào phù hợp cho sinh viên?
Xe máy
15:41:37 21/05/2025
TLinh được săn đón ở trời Tây, nối gót thầy Suboi, đưa âm nhạc Việt ra quốc tế
Sao việt
15:39:46 21/05/2025
Cặp sao Việt lộ bằng chứng phim giả tình thật rõ như ban ngày, tình cỡ này bảo sao bị đồn hẹn hò suốt 2 năm
Hậu trường phim
15:33:21 21/05/2025
Sốc: 1 nam diễn viên nổi tiếng bị tuyên hơn 3 năm tù giam vì quan hệ với người dưới 16 tuổi
Sao châu á
15:29:02 21/05/2025
Thói quen sờ tay lên mặt gây hại gì cho làn da?
Làm đẹp
15:28:02 21/05/2025
Nhóm nữ "cướp hit" của BLACKPINK, đến câu khẩu hiệu cũng mất?
Nhạc quốc tế
15:17:37 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025