Bảo vệ SNSD, học sinh lớp 8 văng tục, coi thường phụ huynh
Ngôn ngữ trong blog của một người hâm mộ nhóm SNSD đã khiến nhiều người đọc phải bức xúc.
“Em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em 1 chiếc vé, em sẽ sẵn sàng”, “Gia đình là phù du, Suju là tất cả!”,…chỉ là số hiếm trong những câu nói gây nhiều bất bình của fan nhạc K-Pop thời gian qua được báo chí nhắc đến trong vô số những biểu hiện, thái độ bị dư luận chỉ trích khi nhắc đến vấn đề Văn hóa thần tượng.
Từ các diễn đàn, mạng xã hội cho tới thực tế tại các chương trình biểu diễn có sự tham gia của nghệ sĩ K-Pop, không khó để thấy được làn sóng K-Pop bên cạnh những mặt tích cực làm phong phú đời sống thưởng thức của khán giả trẻ Việt Nam, cũng đang tạo ra những hệ lụy xấu khi khán giả chưa đủ hình thành những nhận thức đúng đắn.
Nhiều phóng sự truyền hình, chuyên đề báo chí và gần đây nhất là đề thi Đại học đã mở ra các diễn đàn khác nhau để người hâm mộ (chủ yếu là các em học sinh) lên tiếng bày tỏ quan điểm. Dưới góc nhìn báo chí, đề thi Đại học đã được đánh giá cao khi đi sâu được vào đời sống trẻ của thế hệ học sinh mới. Và qua đề thi này, giới trẻ đã nói lên được nhiều tiếng nói khác nhau, trong đó không ít người đã dẫn chứng các thần tượng K-Pop với những mặt tích cực – tiêu cực khác nhau trong bài thi của mình.
Tuy nhiên, khi vấn đề này vừa mới lắng dịu xuống thì tiếp tục một biểu hiện hết sức đáng lo ngại khác đã nảy sinh. Mới đây, blog của một học sinh lớp 8 (14 tuổi) khiến người đọc không khỏi nóng mắt trước những lời lẽ hết sức thiếu lễ độ, văn hóa khi viết về những người thân trong gia đình (cha, mẹ, chị) để bảo vệ cho thần tượng của mình là các cô gái trong nhóm SNSD.
Bài viết gây xôn xao của một học sinh lớp 8 (những từ ngữ nhạy cảm đã được che mờ)
Ở độ tuổi của một học sinh cấp II, tác giả của blog (forevernine…) đang gây xôn xao đã sử dụng những ngôn từ thiếu tế nhị khi nhắc đến cha mẹ mình như “bà già nhà tao”, “mắt bà có đui không”,… cùng nhiều câu chữ thiếu kiềm chế thể hiện sự bức xúc của tác giả trước mong muốn của bố mẹ nên tập trung vào học hành của năm học mới và hay phản ứng rất trẻ con trước câu nói của bố mẹ cho rằng SNSD đã phẫu thuật thẩm mỹ. Tác giả này cho rằng bố mẹ mình là “những người không biết thưởng thức vẻ đẹp”.
Càng được nhắc nhở, khuyên nhủ thì tác giả của blog lại càng trở nên bảo thủ và xem thường những lời khuyên của những người xung quanh. Kết thúc bài viết của mình, tác giả này cho rằng mình đã đủ khôn lớn để hiểu mọi vấn đề, không cần ai dạy dỗ, thậm chí, sẽ bỏ nhà đi để không bị cha mẹ nhắc nhở hay cho rằng SNSD đã phẫu thuật thẩm mỹ.
Video đang HOT
“Tao không cần bất kì ai dạy đời tao hết. Tao hiểu S9 hơn tất cả mọi người. Tao yêu S9 hơn tất cả mọi thứ. Vì vậy, đừng có đụng đến S9 của tao còn không thì coi chừng đó. Có ngày tao bỏ nhà đi luôn.” – Tác giả này viết.
Dường dẫn của bài viết này sau đó được lan tỏa rộng. Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ những ý kiến không đồng tình với nội dung học sinh lớp 8 này viết trên blog bằng việc bình luận dưới bài viết. Nhưng những lời khuyên tác giả nên gỡ bỏ bài viết trên xuống và không nên sử dụng những từ ngữ thiếu văn hóa để nói về cha mẹ lại bị “dội” lại bằng một bài viết khác với lời lẽ cực đoan và hằn học hơn, bất chấp những lời can ngăn thiện ý.
Sau những sự việc um sùm, ồn ào gây phản cảm, các fan “cuồng” K-Pop lại đang tạo nên những hình ảnh xấu trong mắt khán giả. Đáng nghiêm trọng hơn, nhận thức chưa trưởng thành, chưa vững vàng của một học sinh lớp 8 cộng với biểu hiện hâm mộ quá đà đã cho thấy fan “cuồng” K-Pop đang trẻ hóa về độ tuổi nhưng tác động xuất phát của những fan “cuồng” như thế này không hề nhỏ như nhiều người quan niệm.
H.P
Theo VNN
Hình phạt lạ cho học sinh văng tục tại trường Trí Đức
Ông Hà Trung Hưng thẳng thắn cho biết, nếu phát hiện được học sinh văng tục, chửi bậy sẽ bị truy tới cùng, việc đơn giản nhất là xách hai xô nước sạch và cầm một ca múc nước đi ra ngoài gốc cây trước sân trường và súc miệng.
Một hình thức phạt học sinh "có một không hai"
Sau khi đoạn clip học sinh Trường THPT Trí Đức phì phèo thuốc lá, văng tục, chửi bậy như chốn không người ngay tại cổng trường được đăng tải lên mạng, ban giám hiệu đã lên tiếng cho rằng, có thể học sinh này là lớp ngoại trú nên mới ra ngoài "lộng hành" như vậy.
Ông Hà Trung Hưng bày tỏ sự giận dữ trước hành vi của nam học sinh trường mình khi văng tục, chửi bậy tại cổng trường. Ông Hưng cho rằng, riêng trong khuôn viên của trường không bao giờ nghe một tiếng chửi bậy, nói tục nào của học sinh, phát hiện và bắt gặp học sinh có hành vi không đẹp đó sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc nếu biết rõ danh tính của học sinh.
Sau giờ học các học sinh nội trú Trường THPT Trí Đức tự do chơi thể thao trong khuôn viên của trường, không học sinh nào được ra ngoài.
Tuy nhiên, việc học sinh có những hành vi vụng trộm chỗ này, chỗ kia rõ ràng nhà trường không thể kiểm soát được, theo nhận định của ông Hưng thì đây là vấn đề muôn thuở, thậm chí ngày nay cả cán bộ, những người chúng ta tôn sùng cũng vẫn có lúc này, lúc khác nói tục.
Theo ông Hưng, vấn đề quan trọng là thái độ người chứng kiến những hiện tượng đó có bỏ qua hay không, có coi là việc bình thường hay không, mình phải có thái độ, phải giải quyết, cái đó mới là quan trọng. "Ở đây chúng ta không bao giờ được phép bỏ qua, thường xuyên giáo dục, phát hiện, xử lý", ông Hưng nhấn mạnh.
Ông Hà Trung Hưng thẳng thắn cho biết, nếu trong trường mà phát hiện được học sinh văng tục, chửi bậy sẽ bị truy tới cùng, việc đơn giản nhất là xách hai xô nước sạch và cầm một ca múc nước đi ra ngoài gốc cây trước sân trường, học sinh này phải múc từng ca nước sạch để súc miệng rồi nhổ vào gốc cây.
"Nhà trường bắt học sinh vi phạm làm như vậy để cho học sinh đó nhớ miệng của ta chỉ ăn vào những thứ sạch, những thứ ngon, bổ dưỡng để nuôi cơ thể, còn những thứ cặn bã phải thải ra ngoài, không bao giờ ăn những thứ bẩn thỉu thì cũng không bao giờ được phép nói những thứ bẩn, nói những từ ngữ bẩn như thế. Nói một từ bẩn vô hình chung chúng ta đã ăn một thứ rất bẩn vào miệng, giờ uống nước sạch và súc miệng cho sạch đi. Sạch tối thiểu, đơn giản nhất là súc miệng", ông Hưng cho biết.
Một hình phạt khác, các học sinh vi phạm kỷ luật phải chép phạt nội quy: "Tôi cho rằng không ở đâu làm kỹ như trường chúng tôi, còn chuyện ở ngoài nói tục đó là chuyện muôn thuở. Kể cả những nước văn minh trên thế giới cũng không bao giờ hết được hiện tượng đó, đó mới gọi là xã hội, là con người. Vấn đề ở đây chúng ta có giáo dục không, có theo dõi, khi phát hiện hiện tượng đó thái độ của chúng ta thế nào?", ông Hưng đặt câu hỏi.
Khổ với học sinh dân tộc nghiện thuốc lào
Không chỉ hiện tượng văng tục, chửi bậy đối với một số học sinh của Trường THPT Trí Đức, nhiều học sinh trường này còn "lên cơn vật" với thuốc lào, thuốc lá. Lý do và nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do có nhiều học sinh từ các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vào trường học đã có thói quen va chạm với thuốc lào từ nhỏ, đã trở thành thói quen nên rất khó dứt bỏ.
Theo ông Nghiêm Minh Hòa - Chủ tịch Công đoàn nhà trường, trường đã tiến hành kỷ luật và đuổi nhiều em ra khỏi ký túc xá do vi phạm nội quy nhà trường chỉ vì hút thuốc lào.
Chuẩn bị cơm tối cho các học sinh ở nội trú tại Trường THPT Trí Đức.
Được biết, Trường THPT Trí Đức có khoảng 22 lớp nội trú với hơn 800 học sinh ở trong ký túc xá, duy chỉ có một lớp ngoại trú là lớp 12A. Hiện tượng học sinh "lên cơn vật" trong khuôn viên trường và nhờ bạn bè tuồn thuốc lào, thuốc lá vào khu vực ký túc chắc chắn là có.
Ông Hòa cho biết: "Chuyện này cũng khó vì có những em học sinh sống ở vùng dân tộc được va chạm với thuốc lào từ bé, trở thành thói quen. Thậm chí bố mẹ đã đến đây phải khóc làm cam kết và nói với con quyết tâm bỏ thuốc nếu không nhà trường sẽ đuổi. Nhà trường cũng đã tiến hành đuổi nhiều học sinh nghiện thuốc lá, thuốc lào. Thực tế đây cũng như một xã hội thu nhỏ, cũng không thể nói 100% học sinh của mình ngoan được. Khi những em nghiện thuốc lào có nhu cầu thì phải nhờ vả bạn bè, bạn bè không giúp được có thể nhờ thanh niên ở gần đây phối hợp với nhau để mang thuốc vào khuôn viên".
Theo ông Hà Trung Hưng - Hiệu trưởng nhà trường thì việc quản lý các em ở nội trú đã có Ban quản lý ký túc xá, sau mỗi giờ học buổi tối kết thúc Ban quản lý sẽ đôn đốc các em về phòng để nghỉ ngơi, không ai được ra ngoài, kể cả ban ngày, những lúc nghỉ trưa.
Trong vòng hai tháng học sinh không được ra ngoài, trừ những trường hợp do bất khả kháng như ốm, đau phải đi viện, nếu học sinh nào ra ngoài là vi phạm kỷ luật, trốn trường sẽ bị kỷ luật đuổi ra khỏi ký túc xá.
Ông Hưng cũng cho biết, với đặc thù là trường nội trú có nhiều học sinh đến từ các vùng miền khác nhau nên việc quản lý các em cũng có phần gặp khó khăn. Học sinh Trường THPT Trí Đức đến từ 42 tỉnh trong cả nước, từ Cần Thơ, Bình Phước, TP.HCM, Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Giang...
Ông Hưng cho biết, tổng số học sinh là người dân tộc khoảng hơn 100 em đến từ 12 dân tộc khác nhau của cả nước. "Trong đó học sinh dân tộc nào cũng biết hút thuốc, chỉ khi vào trường mới được cai dần, khoảng 95 % các em bỏ được, số cố tình hút lén lút là không đáng kể so với lúc bắt đầu vào, 5% còn lại cũng được hạn chế rất nhiều, chỉ khi nào bên ngoài ném thuốc vào mà không bị bắt thì lúc đó các em mới vụng trộm được một tí", ông Hưng cho biết.
Theo vị Hiệu trưởng này, để tránh những trường hợp, những hành vi không đẹp xuất phát từ những học sinh của trường, từ năm học tới trường sẽ không mở lớp ngoại trú, tất cả học sinh học tại trường đều phải ở nội trú.
Theo Giáo Dục Việt Nam
"Sốc" với dạy học bằng roi tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đang vào cuộc kiểm tra làm rõ cảnh tượng một người đàn ông trạc tuổi 40 vừa văng tục vừa dạy học sinh bằng...roi tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II, khiến dư luận hết sức bất bình. Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Đức Cường - Giám đốc sở Giáo dục vàđạo tạo...