Bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa qua từng tiết học
Lâu nay, học sinh hiểu biết rất lơ mơ về biển, đảo Việt Nam, về bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do vậy, tất thảy học sinh các bậc học ở Khánh Hoà đều sôi nổi, hào hứng khi được học trực quan với những cứ liệu, hình ảnh minh chứng cụ thể, phong phú về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hứng khởi học lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa
Gần 700 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) bước vào năm học mới 2012-2013 được trang bị ngay kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam biển, đảo Khánh Hoà, những đe dọa đối với biển đảo (tranh chấp chủ quyền, ô nhiễm môi trường)… Đặc biệt, các em được dạy những nét chính về lịch sử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Được tham dự tiết học trực quan về chủ đề nói trên, chúng tôi chứng kiến các em rất chăm chú lắng nghe về truyền thống bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các thế hệ ông cha ta sôi nổi, hào hứng khi được xem những hình ảnh cụ thể các đảo ở Trường Sa, về những người lính đảo, cuộc sống của các gia đình trên đảo…
Học sinh trường Lê Quý Đôn hào hứng học lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: L. Phong
Em Nguyễn Khánh Linh – học sinh lớp 11A2 – bộc bạch: “Lâu nay, thỉnh thoảng các em mới đọc qua sách, báo hoặc xem truyền hình nên hiểu biết rất lơ mơ về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên chúng em trực tiếp được học về chủ quyền của Việt Nam gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với những trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của nhiều thế hệ. Chúng em hiểu hơn, nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hai quần đảo này và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, trực tiếp dạy lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa – cho hay: Các bài dạy về biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa được sắp xếp có hệ thống, với những minh chứng cứ liệu cụ thể về chủ quyền, hình ảnh bằng băng ghi hình trực quan các điểm đảo rất phong phú, luôn tạo cho các em niềm hứng khởi, say mê học và nghiên cứu về biển đảo. Nhà trường sẽ tiên phong tổ chức cho các em tham gia chương trình ngoại khóa về biển, đảo thi tìm hiểu về lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa…
Video đang HOT
Cần nhân rộng trong cả nước
Để đưa được chương trình giảng dạy về Hoàng Sa và Hoàng Sa vào tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT từ năm học 2012-2013, Sở GDĐT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội đồng Khoa học lịch sử Khánh Hoà đã dày công biên soạn bộ tài liệu hoàn chỉnh nhất, phù hợp với từng bậc học. Sở GDĐT tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn ngoại khóa “chủ quyền biển đảo” cho hàng trăm giáo viên, cán bộ chủ chốt trong ngành giáo dục.
Buổi chiều bình yên trên huyện đảo Trường Sa. Ảnh: Tân Hải
Chiều ngày 18/9, trao đổi với PV, ông Lê Tuấn Tứ – Giám đốc Sở GDĐT Khánh Hoà – cho biết: Ngành giáo dục đã hướng dẫn cho các thầy cô phương pháp truyền đạt các nội dung khái quát về biển, đảo VN, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa một cách hiệu quả, hài hoà, phù hợp với từng lứa tuổi và nhận thức của các em. Chẳng hạn như ở bậc tiểu học chỉ giới thiệu về Trường Sa hôm nay khối THCS dạy thêm phần lịch sử chủ quyền THPT mở rộng nội dung “thế hệ trẻ Khánh Hoà với trách nhiệm bảo vệ biển, đảo quê hương”…
Chương trình giảng dạy về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa được lồng ghép trong các giờ học lịch sử, địa lý, học chính khóa, ngoại khóa thông qua màn hình trực quan rất sinh động, bổ ích. Mục tiêu tạo cho các em luôn nhận thức việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa… qua từng tiết học. “Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ GDĐT về nội dung chương trình và hiệu quả bước đầu giảng dạy chủ quyền biển, đảo. Trong khi chờ đợi việc biên soạn về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa lịch sử, thiết nghĩ, Bộ GDĐT nên nghiên cứu nguồn tài liệu chủ quyền biển, đảo của tỉnh Khánh Hoà biên soạn để áp dụng giảng dạy cho học sinh phổ thông trong cả nước!” – ông Lê Tuấn Tứ nói.
Theo lao động
Trường có 11 thủ khoa
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đà Nẵng) không những có tỷ lệ học sinh đỗ đại học 100% mà còn có đến 11 học sinh đạt danh hiệu thủ khoa trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua.
Thi đâu đậu đó
Là học sinh chuyên Tin nhưng Nguyễn Thị Phương Dung tỏ ra "đa năng" với cả toán và sinh học. Thi hai trường ĐH, Dung đậu luôn cả 2 trường. Trong đó ĐH Y dược Huế đạt đến 27 điểm, và đỗ thủ khoa khối A Sư phạm Toán vào ĐHSP Nẵng.
Trước đó, Dung liên tiếp rinh về các giải thưởng cấp thành phố, 12 năm liền học giỏi. Là chị cả trong gia đình bố mẹ theo nghiệp buôn bán, tân thủ khoa ấp ủ: Em sẽ chọn ngành Y để phấn đấu.
Cùng lớp Dung, Nguyễn Hoàng Long đỗ cả Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và thủ khoa ĐH Nông Lâm- Huế. Dân công nghệ thông tin, Long lại muốn thử sức mình ở ngành Nông học.
"Đến một giai đoạn nào đó, CNTT sẽ được áp dụng sâu rộng vào cả lĩnh vực nông nghiệp. Khi đó, chúng ta thu hoạch bằng những máy móc điều khiển từ xa, không cần nhiều đến sức lao động của con người", Long lý giải.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong lễ tuyên dương khen thưởng thủ khoa của TP.Đà. Nẵng Ảnh: N.H
Lê Nguyễn Thọ Khang (cựu học sinh lớp 12B1) có số điểm cao nhất (28,25) dẫn đầu trong số thủ khoa Đại học Đà Nẵng không chỉ là thủ khoa ĐH Y dược Huế mà còn đỗ thêm cả Trường ĐHSP Đà Nẵng (khối A) với số điểm cao.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng: Trường THPT Lê Quý Đôn là địa chỉ "vàng" trong đào tạo. Chỉ tính riêng năm học 2011-2012 vừa qua, trường đạt 63 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, luôn đứng top 10 tỉnh, thành phố có số học sinh đạt giải cao nhất 1 học sinh đạt HCB Olympic Vật lý quốc tế 51 huy chương Olympic 30/4...
Lớp có 2-3 thủ khoa không còn là chuyện hiếm ở trường này. Tại lớp 12A3, có hai thủ khoa là Nguyễn Lê Ngọc Phú và Ngô Thanh Tùng. Lớp 12D2 có đến 3 thủ khoa, gồm: Nguyễn Văn Thiện Tâm, Trần Ngọc Thảo, Dương Phước Luân các khối D3, A1 Trường ĐHSP, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
TS. Nguyễn Đình Vĩnh, Hiệu trưởng trường này tự hào: Kỳ tuyển sinh vừa qua, 100% học sinh của trường đỗ ĐH, đứng thứ 4/200 trường học sinh có điểm bình quân 3 môn thi ĐH cao nhất nước (trên 21 điểm) và luôn nằm trong tốp 15 trường có tỷ lệ học sinh đỗ ĐH cao nhất nước. Đáng kể, số thủ khoa trường liên tục tăng. Năm 2011 trường có 7 thủ khoa thì năm nay tăng lên 11 em.
Trường "vàng"
Theo thầy Vĩnh, kết quả trên bắt đầu từ chất lượng tuyển sinh đầu vào. Là trường chuyên, ngoài môn thi chung tuyển sinh vào lớp 10, học sinh phải thi thêm các môn chuyên vào trường.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3, cho hay: Trước mỗi kỳ thi, các lớp xây dựng các chuyên đề nâng cao (do các giáo viên có kinh nghiệm) để học sinh từng bước biết, hiểu và vận dụng kiến thức vào làm các dạng đề thi.
Thầy Vĩnh nói thêm: Việc tổ chức thi thử ĐH 2 lần/ năm được trường tiến hành thường xuyên. Từ kết quả thi thử, học sinh và giáo viên kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh cả về kiến thức và phương pháp. Đầu năm học cuối cấp (lớp 12), trường mời Sở Nội vụ, Trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố đến tư vấn, hướng nghiệp và chọn ngành nghề phù hợp cho các thí sinh.
Theo Ban chỉ đạo công tác ôn thi ĐH và thi học sinh giỏi của trường: Phương châm được trường chú trọng là kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác ôn tập, rèn luyện của học sinh.
Đơn vị tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh các lớp 12 để trình bày và phân tích kết quả học tập chính khóa ở trường, kết quả thi thử ĐH.
Trên cơ sở đó, nhà trường, phụ huynh cùng có biện pháp tư vấn, kèm cặp học sinh nhưng trường yêu cầu phụ huynh tránh việc ép học sinh học thêm ở các trung tâm luyện thi gây áp lực tâm lý.
"Chúng tôi luôn nhắc nhở học sinh cần tập trung, bám sát kiến thức cơ bản trong SGK, tránh học nâng cao và kiến thức dàn trải dễ bị phân tán. Do đó, điểm số học sinh vào các trường ĐH thường ổn định ở mức cao", thầy Vĩnh nói.
Theo tiền phong
Học sinh vẫn cõng sách đến trường Bộ GD-ĐT vừa công bố số lượng sách giáo khoa tối thiểu với học sinh tiểu học năm nay: Lớp 1, 2, 3 chỉ cần 6 cuốn, lớp 4 và 5 cần 9 cuốn. Tuy nhiên, việc này không dễ thực hiện. Trong danh mục mà Bộ GD-ĐT ban hành, 6 cuốn sách giáo khoa (SGK) của học sinh lớp 1, 2 và...