Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
Giữa cái nắng khắc nghiệt của mùa Hè, các bạn nên chú ý hơn tới những cách bảo vệ làn da!
Bạn có biết rằng ung thư da là dạng thức phổ biến nhất của bệnh ung thư với hơn 2 triệu người mắc bệnh mới hàng năm ở Mỹ? Con số này nhiều hơn tất cả các loại bệnh ung thư khác kết hợp lại! Và nguyên nhân hàng đầu của ung thư da là phơi nắng. Ngay cả một lần bị cháy nắng trong cuộc sống của bạn cũng có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư da! Vì vậy, giữa cái nắng khắc nghiệt của mùa Hè, các bạn nên chú ý hơn tới những cách bảo vệ làn da!
1. Tránh phơi nắng trong khoảng từ 11h đến 13h
Đây là khoảng thời gian trong ngày khi các tia xạ của mặt trời có mức độ mạnh nhất, vì thế, bạn nên tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian này. Ví dụ, việc xén cỏ hay làm vườn nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc buổi sáng. Nếu cần hoặc muốn ra ngoài trong khoảng thời gian cao điểm, bạn nên mặc quần áo cotton rộng và bôi kem chống nắng!
Nếu cần hoặc muốn ra ngoài trong khoảng thời gian cao điểm, bạn nên mặc quần áo
cotton rộng và bôi kem chống nắng.
2. Dùng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả trong những ngày u ám
Bạn có biết bạn có thể bị cháy nắng ngay cả vào ngày có nhiều mây và mưa hoặc ở giữa mùa đông? Bạn có thể không nghĩ tới kem chống nắng khi bạn đã có ô che, tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất khỏi ánh nắng mặt trời, bạn cần dùng kem chống nắng mỗi ngày, chứ không chỉ khi bạn đi biển.
3. Dùng đúng loại kem chống nắng
Có rất nhiều loại kem chống nắng và bạn có thể không biết chắc chắn loại nào mình cần. Đối với da đầu, bạn hãy sử dụng kem chống nắng dạng gel. Đối với khuôn mặt, hãy sử dụng dạng bôi. Còn tay và chân, bạn hãy sử dụng kem hoặc lotion. Nếu bạn chuẩn bị đi bơi, đi dưới trời mưa hoặc tập thể dục – những hoạt động có thể làm bạn đổ mồ hôi, bạn nên sử dụng loại kem chống nắng không thấm nước.
Video đang HOT
Sai lầm lớn nhất là khi chúng ta đang cố gắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là thoa kem chống nắng không đủ thời gian để nó có tác dụng.
4. Hiểu đúng nghĩa của SPF
Hầu hết chúng ta thậm chí không biết chỉ số SPF có nghĩa gì. Nói ngắn gọn, chỉ số càng cao, mức độ bảo vệ càng tốt. Ví dụ, SPF 15 có nghĩa, nếu sử dụng đúng, sản phẩm này sẽ chặn được 15% các tia bức xạ mặt trời. SPF 30 sẽ chặn 30% các tia nắng đó.
5. Thoa kem chống nắng 20-30 phút trước khi ra nắng
Sai lầm lớn nhất là khi chúng ta đang cố gắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là thoa kem chống nắng không đủ thời gian để nó có tác dụng. Muốn kem chống nắng có hiệu quả, nó cần được bôi 20-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Bạn đừng chờ cho tới khi ra biển mới bắt đầu bôi vô tội vạ! Hãy dùng kem chống nắng ngay cả trước lúc bạn vào xe ô tô!
6. Thoa lại kem chống nắng chậm nhất sau mỗi hai tiếng đồng hồ
Dù kem chống nắng là loại gì, chỉ số SPF cao tới đâu, bạn cũng cần phải thoa lại muộn nhất sau mỗi hai giờ đồng hồ. Nếu bạn đang bơi lội hay đổ mồ hôi, bạn sẽ cần bôi lại sớm hơn, khoảng sau mỗi 30 phút.
7. Chúng ta không cần 15 phút tắm nắng để hấp thụ Vitamin D!
Đây là một tuyên bố phổ biến ngay bây giờ, nhưng theo các bác sĩ da liễu, điều này hoàn toàn không đúng và nguy hiểm. Một cách hiểu đơn giản, ánh nắng mặt trời là một chất gây ung thư phổ biến. Chắc chắn một điều rằng bạn có thể nhận được nhiều Vitamin D từ ánh nắng, nhưng nó chứa đựng nhiều rủi ro, còn khi nhận được nguyên tố vi lượng ấy từ thức ăn, đồ uống của bạn, hoặc các nguồn bổ sung khác sẽ an toàn hơn nhiều.
Biết rằng chúng ta nhìn sẽ khỏe khoắn hơn với làn da rám nắng, nhưng bạn có thể có làn da hồng hào và vẫn lành mạnh! Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng cũng có thể gây ra nếp nhăn, đồi mồi, tàn nhang và lão hóa sớm! Vì vậy, hãy bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời để sống lâu hơn và trẻ trung hơn!
Theo VTV
9 lỗi trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng
Chúng ta đều biết kem chống nắng rất quan trọng đối với việc bảo vệ làn da nhưng không ít người vẫn mắc phải nhiều lỗi khi sử dụng kem chống nắng.
Trong bài viết này, tạp chí Allure nhấn mạnh đến những lỗi lớn nhất trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng.
1. Nếu bạn không sử dụng đủ lượng kem chống nắng, bạn sẽ không có được sự bảo vệ cần thiết. Các bác sĩ da liễu khuyên nên dùng lượng kem khoảng 1 đồng xu cho phần mặt và khỏang 2 ly shot nhỏ cho phần cơ thể. Nếu bạn dự định dành nhiều thời gian ngoài nắng, dù sẽ mặc quần áo dài tay hay đội nón, bạn vẫn phải thoa kem chống nắng vào mặt và cơ thể ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài để kem thấm vào da. Nếu bạn đợi đến khi ra nắng mới thoa kem, da sẽ rất dễ tổn thương dưới ánh nắng khi kem thấm vào.
2. Bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da ngay cả khi bạn không thấy sự hiện diện của mặt trời. Vào một ngày nhiều mây, dù không thấy ánh mặt trời, làn da vẫn tiếp xúc với tia cực tím, gây lão hóa và ung thư, mức độ cũng tương đưong vào một ngày nắng nóng. Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách thoa kem chống nắng vào những vùng da lộ ra ngoài để không phải lo lắng khi phải ra ngoài.
3. Đừng để chỉ số chống nắng SPF đánh lừa bạn. Chỉ số chống nắng của kem chống nắng cao không có nghĩa là bạn được bảo vệ trong thời gian dài hơn. Dù bạn chọn loại kem có chỉ số chống nắng cao bao nhiêu, hãy luôn nhớ thoa kem lại ở thân và mặt theo liều lượng trên, sau mỗi 90 phút.
4. Khi chọn kem chống nắng, hãy chọn loại chống được cả tia cực tím A và B để có sự bảo vệ hoàn toàn nhất. Thêm vào đó, hãy chọn những loại có thành phần mexoryl, helioplex, hoặc zinc oxide.
5. Dù tóc bạn dày cũng không có nghĩa là da dầu luôn được bảo vệ. Khi cần ra nắng đầu trần, bạn vẫn phải chuẩn bị kem chống nắng dạng xịt để xịt lên tóc và da đầu hoặc phải luôn đội nón. Bạn cũng cần chú ý đến phần tai và mu bàn chân, là những nơi dễ bị bỏ quên sau khi bạn tắm biển xong.
6. Thoa thêm kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 15 lên kem có chỉ số SPF 30 không hề cho bạn sự bảo vệ tương đương với kem chống nắng có chỉ số SPF 45. Hãy luôn chỉ chọn loại kem có chỉ số SPF ít nhất là 30.
7. Nhiều loại phần nền và foundation hiện nay chứa kem chống nắng, thế nhưng chúng cũng không thể cho bạn sự bảo vệ cần thiết. Thay vì dựa vào chúng để có sự bảo vệ dưới ánh nắng, hãy thoa 1 lớp kem chống nắng lên mặt và vùng cổ, tai và sau gáy trước khi trang điểm.
8. Các loại thuốc chống cao huyết áp, thuốc ngừa thai hay một số loại kháng sinh có thể làm làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng và khiến hiện tượng bỏng nắng dễ xảy ra. Bạn cũng cần lưu ý đến những loại thức ăn như cần tây và chanh, cũng như các loại trái cây có chất chua vì chúng có chứa chất furocoumarins. Ánh nắng mặt trời sẽ có phản ứng hóa học với chất này và tạo nên những đốm sậm màu trên da rất khó phai. Vì thế, hãy cẩn thận khi dùng các loại cocktail trên bờ biển.
9. Bạn có thể đã quên chống nắng cho đôi môi, dù phần môi tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn những phần khác trên khuôn mặt. Bạn lại cần phải chú ý hơn nếu bạn có thói quen hay liếm môi. Nếu bạn dự định ra ngoài nắng, hãy thoa son dưỡng môi có chỉ số chống nắng SPF 20 và nhớ thoa lại thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn uống hay tắm biển.
Theo Phụ nữ online
Cà chua với tác dụng làm đẹp da mặt Bạn có thể tăng cà chua trong bữa ăn để bù đắp lại sự thiếu hụt vitamin C và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. - Cân bằng da dầu: Cà chua có thể cải thiện và cân bằng lượng dầu tiết ra ở vùng da trên mặt, giúp da giảm bớt dầu và càng tăng thêm tính đàn hồi...