Báo Trung Quốc, Đức, Pháp viết về lễ diễu binh mừng Quốc khánh của Việt Nam
Các bài viết phản ánh lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành long trọng mừng tròn 70 năm quốc khánh Việt Nam, có lời chúc mừng của Ngoại trưởng Mỹ.
Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển ĐôngTrung Quốc năm 2017 quân sự hóa đảo nhân tạo bao trùm cả Biển Đông”Cần đoàn kết ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, cường quyền Biển Đông”
Tân Hoa xã ngày 2 tháng 9 đưa tin, ngày 2 tháng 9, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức “duyệt binh” (thực ra là lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành), chúc mừng tròn 70 năm thắng lợi cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2015
Số người tham gia mít tinh, diễu binh, diễu hành lần này lên tới hơn 30.000 người, bao gồm các quân chủng, dân quân, đại diện các dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội của Việt Nam. Lễ diễu binh được bắt đầu vào lúc 7 giờ cùng ngày, sau hành tiến của các khối còn có tổ chức biểu diễn văn nghệ.
Trước khi diễu binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu cho biết: 70 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cách mạng tháng Tám thành công vĩ đại. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” ở quảng trường Ba Đình.
70 năm qua, Việt Nam đã có bước phát triển rất dài, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần đoàn kết chặt chẽ, nắm chắc cơ hội, ứng phó thách thức, bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện 2 mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo bài báo, hoạt động diễu binh đã thu hút rất nhiều người dân Việt Nam đến xem. Một người dân tên là Hà Quang 66 tuổi cho biết: “Hôm nay là ngày đáng để kỷ niệm trong lịch sử Việt Nam. Tôi cảm thấy rất tự hào. Hy vọng, Việt Nam có thể khắc phục được những khó khăn, tiếp tục phát huy truyền thống 70 năm qua, tiếp tục phát triển đi lên”.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Ngoài diễu binh, Việt Nam cũng đã tổ chức các hoạt động chúc mừng khác, bao gồm biểu diễn văn nghệ, triển lãm, tuần phim toàn quốc.
Đài phát thanh quốc tế Pháp ngày 2 tháng 9 đã chỉ ra quá trình giành độc lập, tiến hành kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm cho thực dân Pháp thảm bại, rút khỏi Việt Nam. Đồng thời cho rằng, đến nay, Pháp là nước viện trợ kinh tế “quan trọng nhất” của Việt Nam, thương mại hai nước năm 2014 đạt 3,5 tỷ Euro.
Theo bài báo, trong ngày lễ độc lập, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam còn đang phải đối mặt với các loại mối đe dọa, nhất là mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có Biển Đông, điều này được bài viết này cho là “ám chỉ Trung Quốc” (Trung Quốc xâm lược, nhảy vào tranh chấp).
Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu: “Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra tại nhiều nơi. Đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng trên Biển Đông và những âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nhà nước ta, chế độ ta, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta”.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Báo Pháp cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn ở quảng trường Ba Đình, có tới 30.000 người tham gia, nhưng hoàn toàn không phô trương bất cứ vũ khí trang bị nào.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặc biệt kêu gọi cần xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng, những thế lực thù địch có ý đồ lật đổ chế độ, phá hoại thành quả cách mạng.
Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 2 tháng 9, sáng cùng ngày, tại quảng trường Ba Đình, Việt Nam đã tổ chức hoạt động diễu binh, văn nghệ quy mô lớn chúc mừng tròn 70 năm thành lập nước.
Bắt đầu từ 7 giờ sáng, trước hết đã tiến hành lễ đốt đuốc, sau đó cử hành lễ chào cờ, hát quốc ca. Đồng thời 25 khẩu pháo đã đồng loạt bắn chào mừng.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Video đang HOT
Ngoài người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan liên quan, còn có đại diện lãnh đạo các nước, cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam nhận lời mời tham dự. Toàn bộ lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành đã được đài truyền hình VTV1 phát sóng trực tiếp.
Tối cùng ngày, tại các địa phương như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ chúc mừng tròn 70 năm Quốc khánh, thu hút người dân đến xem.
Bài báo viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 1945, đã đưa ra “lệnh tổng khởi nghĩa”, kêu gọi toàn dân tiến hành cách mạng, cuộc cách mạng kéo dài 2 tuần, diễn ra trên khắp cả nước, cuối cùng đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, trịnh trọng tuyên bố với toàn dân và toàn thế giới về việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Tờ “Bành bái” Trung Quốc ngày 2 tháng 9 viết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu, trong 70 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng, điều này còn chưa đủ so với tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu kinh tế. Nếu không thể đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Theo bài báo, tham gia lễ diểu binh có 30.000 người, ngoài các khối quân đội, dân quân, cảnh sát, còn có nông dân, công nhân, cựu chiến binh. Dân tộc thiểu số cũng mặc quần áo truyền thống tham gia diễu hành. Theo kế hoạch, hoạt động chúc mừng kéo dài 1 ngày, buổi tối còn bắn pháo hoa.
Trước đó, Việt Nam còn tuyên bố đặc xá cho hơn 18.000 phạm nhân để chúc mừng quốc khánh.
Bài báo viết, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố độc lập từ tay Nhật Bản, xóa bỏ chế độ quân chủ, thoát ly quan hệ với Pháp, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Không lâu sau, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Pháp quay trở lại triển khai các hành động quân sự tại Việt Nam, mưu đồ biến Việt Nam thành thành trì chống phong trào chủ nghĩa cộng sản. Quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút về “khu vực nông thôn”.
Do đó, cuộc chiến ở Việt Nam lại tiếp tục kéo dài 30 năm: Trước hết là kháng chiến chống Pháp, tiếp theo là “nội chiến” ở Việt Nam (thực ra là kháng chiến chống Mỹ và tay sai). Năm 1975, chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã tiếp quản toàn bộ Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, Việt Nam cũng đã tổ chức hoạt động diễu binh kỷ niệm tròn 40 năm thống nhất hai miền nam bắc. Giống như lễ diễu binh mừng quốc khánh lần này, diễu binh khi đó cũng không phô diễn các trang bị hặng nặng như xe tăng, pháo.
Theo giới thiệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, quy mô diễu binh quốc khánh năm nay lớn hơn quy mô diễu binh tròn 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ và tròn 40 năm thống nhất hai miền nam bắc.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Trước khi diễu binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu, nhấn mạnh những thời cơ và thách thức hiện nay của Việt Nam, nhấn mạnh sự suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ đảng viên đang ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng trong nhân dân, đồng thời nhấn mạnh đến tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.
Theo bài báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ra tuyên bố chúc mừng Quốc khánh Việt Nam. Tuyên bố cho biết, năm nay đúng vào dịp tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, ông Kerry ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong 20 năm qua, đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hiện đại và đầy sức sống, cũng trở thành một đối tác hợp tác quan trọng của Mỹ. Ông trông đợi, trong 20 năm tiếp theo, hai nước Mỹ-Việt sẽ có nhiều hợp tác hơn.
Trang mạng Đài tiếng nói Đức ngày 2 tháng 9 cũng đã viết về lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành chào mừng tròn 70 năm quốc khánh Việt Nam.
Theo bài viết, văn hóa Việt Nam có lịch sử gần 4.000 năm, nhưng Việt Nam có hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Sau thế kỷ 19, Việt Nam lại bị thực dân Pháp đô hộ. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, lực lượng du kích do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã trợ giúp quân đồng minh cùng chống quân xâm lược Nhật Bản.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Tháng 8 năm 1945, lực lượng vũ trang của Hồ Chí Minh đã kiểm soát Hà Nội, từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời đại do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Bài viết đã nhắc lại sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời đề cập đến một số nội dung quan trọng trong bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 2 tháng 9 năm 2015, nhấn mạnh những cơ hội và thách thức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ?
Cái gọi là "từng xảy ra chiến tranh" thực tế chính là việc Trung Quốc chưa từng bỏ tham vọng bành trướng, hễ có thời cơ là cất quân xâm lược hoặc xâm phạm...
Ông Trương Cao Lệ.
Tờ Tin tức Bành Bái ngày 17/6 đưa tin, mặc dù (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang tạo thành rào cản không nhỏ trong quan hệ Việt - Trung, nhưng hai bên đang nỗ lực tìm cách ổn định đại cục quan hệ hai nước thông qua các hoạt động thăm viếng cấp cao song phương.
Ngày 16/7 ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó thủ tướng Trung Quốc đã có cuộc hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội để tìm cách thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Ông Lệ cũng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp.
Trong các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Trương Cao Lệ nói rằng mục đích chuyến đi lần này của ông là: Chấp hành thỏa thuận chung lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, ông sang Việt Nam hội đàm với các quan chức phụ trách liên quan để tăng cường giao lưu trao đổi, củng cố tin cậy lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác, tăng cường giao lưu nhân dân.
Tin tức Bành Bái dẫn lời ông Lệ nói: "Quan hệ giữa hai đảng là một bộ phận quan trọng cáu thành quan hệ Trung - Việt, phát huy vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển". Trước đó ngày 16/7 Tân Hoa Xã đăng bài xã luận cho rằng, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?!
Thành Hán Bình, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á học viện Quan hệ quốc tế của quân đội Trung Quốc nói với Tin tức Bành Bái: Thiếu sự tin cậy lẫn nhau về chính trị đang là một chướng ngại chủ yếu trong quan hệ Trung - Việt hiện nay, do đó tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị là điều rất quan trọng.
Viên học giả mang nặng tư tưởng bành trướng đại Hán này cao giọng bình luận:"Việt Nam chỉ là một tiểu quốc và luôn cho rằng Trung Quốc tất sẽ xưng hùng xưng bá, nói cách khác mối lo về uy hiếp từ Trung Quốc rất có đất sống tại Việt Nam, rằng Trung Quốc lớn mạnh tất sẽ xâm lược láng giềng. Đặc biệt là hiện nay hai nước Trung - Việt đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ trên biển (Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp), người ta lại càng lo ngại".
"Ngoài ra từ góc độ lịch sử, Việt Nam từng là phiên thuộc của Trung Quốc, giữa hai nước đã từng xảy ra chiến tranh, ở Việt Nam có một số phần tử theo đuổi chủ nghĩa dân tộc thường lấy điều này làm cớ nên nó cũng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị", Thành Hán Bình nói.
Thành Hán Bình cho rằng "Việt Nam từng là phiên thuộc của Trung Quốc, giữa hai nước đã từng xảy ra chiến tranh" là có ý đồ lèo lái, bóp méo sự thật. Bởi lẽ 1000 năm Bắc thuộc là hậu quả của những cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc mà người Hán tiến xuống phương Nam, reo rắc nỗi kinh hoàng, khổ đau và bất ổn!
Cái gọi là "từng xảy ra chiến tranh" thực tế chính là việc Trung Quốc chưa từng bỏ tham vọng bành trướng, hễ có thời cơ là cất quân xâm lược hoặc xâm phạm bờ cõi Việt Nam. Gần nhất là xâm lược Hoàng Sa năm 1974, Chiến tranh Biên giới 1979 và xâm lược 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Những hoạt động leo thang của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông là một hình thức xâm lược mềm kiểu mới, do đó cảnh giác đề phòng, ngăn chặn âm mưu bành trướng này là điều tất yếu - PV.
Ông Bình được Tin tức Bành Bái dẫn lời nói rằng, trong bối cảnh sang năm Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội 12, việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai nước càng vô cùng quan trọng, cùng chống "diễn biến hòa bình" của phương Tây.
Cái gọi là "cùng chống diễn biến hòa bình của phương Tây" mà Thành Hán Bình đề cập chỉ là chiêu bài ru ngủ của học giả và truyền thông Trung Quốc. Hơn ai hết, người Việt ý thức được bạn thù. Người Việt biết cách tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước mọi thế lực bành trướng - PV.
Xoay quanh vấn đề Biển Đông, ông Trương Cao Lệ đã nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng hai nước cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, cầu đồng tồn dị, giữ vững đại cục quan hệ hai nước, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp ông Trương Cao Lệ đều nhấn mạnh, hai bên nên giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít của nhân dân thế giới Theo TTXVN, nhận lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 2.9 dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường đến Bắc Kinh để tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít của nhân dân thế giới diễn ra hôm nay 3.9. Binh sĩ của...