Báo tin mất việc, chàng rể nghèo uất ức khi biết ý định của bố mẹ vợ
Nghe tin tôi mất việc, nhà ngoại liên tục gọi vợ tôi về nhà dạy bảo. Họ trách con gái không nghe lời, cưới người chồng vô dụng.
27 tuổi, tôi có vợ và con trai 2 tuổi. Vợ chồng tôi cùng cảnh xa quê, làm công nhân ở một khu công nghiệp thuộc vùng ven TP.HCM.
Chúng tôi làm đám cưới sau 1 năm yêu nhau mà chưa nhận được sự đồng thuận từ nhà vợ. Tuy nhiên, khi vợ tôi sinh con, bố mẹ vợ thương tình nên cho tôi lui tới thăm nom.
Từ đây, mối quan hệ giữa tôi và nhà vợ được cải thiện đôi chút. Thế nhưng, bố mẹ vợ vẫn thường trách con gái lấy chồng nghèo.
Có lần, vợ tôi tâm sự, vốn dĩ bố mẹ định gả cô ấy cho người đàn ông qua một đời vợ, giàu có ở quê. Người đàn ông đó cũng rất quyết tâm, theo đuổi vợ tôi nhiều năm.
Tôi mất việc và đối diện nguy cơ mất vợ con. Ảnh minh họa: Pxfuel.
Bố mẹ muốn vợ tôi lấy chồng gần để tiện bề hỗ trợ, chăm lo. Ngoài ra, nhà thông gia giàu thì gia đình vợ cũng nương nhờ được đôi chút. Thế nhưng, vợ tôi cãi lời bố mẹ, lấy chồng nghèo lại còn phải tha phương cầu thực.
Tiền lương công nhân chỉ đủ cho vợ chồng tôi trang trải qua ngày, cố tiết kiệm cũng dư chẳng bao nhiêu. Đến lúc nuôi con nhỏ, cuộc sống gia đình càng thêm chật vật. Khổ nhiều nhưng vợ tôi luôn tỏ ra hạnh phúc, vui vẻ khi được sống với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vững lòng.
Thế nhưng, cuộc đời không hề yên ả như chúng tôi mong cầu. Tháng 11/2022, công ty của tôi quyết định cho gần 500 công nhân tạm nghỉ việc, trong đó có tôi. Lãnh đạo công ty động viên ra Tết sẽ tính toán lại nếu tình hình hoạt động khởi sắc hơn.
Video đang HOT
Thời gian tạm nghỉ ở công ty, tôi làm nhiều việc thời vụ, thậm chí còn phụ hồ, nhặt ve chai… Trong lúc này, công việc của vợ tôi khả quan hơn, cô ấy được làm tổ trưởng, lương cũng tăng lên.
Dù vậy, khoản thu nhập thiếu hụt từ khi tôi bị tạm nghỉ việc vẫn khó có thể lấp đầy. Cuộc sống thiếu trước hụt sau khiến vợ tôi trở nên căng thẳng. Tôi rất buồn nhưng cố trấn an, động viên cô ấy cố gắng cùng tôi vượt qua khó khăn.
Vừa rồi, chúng tôi về nhà vợ ăn Tết. Biết chuyện tôi thất nghiệp, bố mẹ vợ khó chịu ra mặt, chì chiết vợ tôi rất nhiều. Hết Tết, vợ chồng về TP.HCM với hy vọng được làm việc trở lại. Vậy nhưng, công ty gặp khó khăn, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với tôi.
Tôi hoang mang và buồn vô hạn khi nhận tin bị mất việc. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể chia sẻ việc này với vợ.
Nghe tin, vợ bật khóc. Cô ấy kể nhiều ngày qua bố mẹ liên tục gọi điện, giục con gái ẵm cháu ngoại về quê. Bố mẹ vợ bảo, người đàn ông theo đuổi vợ tôi vẫn chưa tái hôn. Đợt Tết vừa rồi, khi người đàn ông ấy sang nhà chúc Tết, bố mẹ vợ của tôi thăm dò, cố tình nói vợ tôi sống không hạnh phúc. Nghe vậy, người này cũng đánh tiếng chấp nhận rổ rá cạp lại với vợ tôi.
Vợ tôi còn nhấn mạnh: “Bố mẹ em nói anh vô dụng, bị đuổi việc. Em giải thích là do tình hình chung khó khăn. Thế nhưng, bố mẹ không tin, bắt em về quê lấy chồng khác”.
Tôi không hiểu vợ kể chuyện này với mình có ẩn ý gì không? Liệu cô ấy có nghe theo lời bố mẹ, chấp nhận bỏ tôi? Tôi phải làm sao để giữ lấy gia đình của mình trong khi tương lai quá mờ mịt?
Có lúc, tôi nghĩ mình nên buông tay để vợ có được tấm chồng giàu có. Thế nhưng, nghĩ đến con trai còn quá nhỏ, tôi không cam tâm.
Phụ nữ có nên mong đợi đàn ông mở cửa xe cho mình?
Nhiều cô gái thích cảm giác được nửa kia chăm sóc trong lòng bàn tay khi yêu. Nếu bạn trai quan tâm, chăm lo cho họ từ những điều nhỏ nhặt nhất sẽ khiến các cô gái cảm thấy rất ấm áp.
01
Cách đây không lâu, mạng xã hội từng xôn xao trước câu chuyện của một cô gái. Cô gái này từng bị tổn thương tình cảm trong quá khứ. Phải mất rất nhiều thời gian, cô gái mới quyết định bước ra khỏi nỗi đau bằng việc cho mình cơ hội bắt đầu một mối tình mới. Cô gái làm quen và gặp gỡ một chàng trai kém mình 6 tuổi. Trong quá trình chuyện trò với chàng trai, cô cũng nói rõ tình trạng của mình và cả hai quyết định gặp mặt.
Thế nhưng trong buổi đầu hẹn hò, khi lái xe đưa cô gái đến nhà hàng đã đặt trước, chàng trai lại có hành động tự mình xuống xe và nghe điện thoại, để cô gái ngồi trong xe cả phút đồng hồ mà không mở cửa giúp cô. Điều này khiến cô gái cảm thấy rất bức xúc: "Có phải đàn ông một khi đã đạt được mục đích là sẽ không buồn quan tâm đến cảm nhận của đối phương nữa? Tôi thực sự không tưởng tượng được anh ấy sẽ còn thay đổi thế nào nếu chúng tôi xác định hẹn hò".
Trước sự "phẫn nộ" của cô gái, dân tình lại không lấy làm đồng cảm. Phần đông quay ngược chỉ trích cô gái, cho rằng cô mắc bệnh công chúa, chuyện xé bé ra to, "lậm" ngôn tình, thậm chí không ngại dùng những câu khá khó nghe với cô.
- Có cần tôi lấy giúp cái xe lăn không?
- Cô có chắc là cô đang tìm người yêu không hay là tìm người phục vụ hả công chúa của tôi?
- Người ta bận rộn, nhất thời không để ý được bạn thì tự bạn xuống xe có sao đâu. Sao cứ một mực bắt người ta coi bạn như tiểu thư, như công chúa vậy? Bản thân bạn đã làm gì được cho người ta chưa?
Trên thực tế, những bình luận chỉ trích của cư dân mạng không phải hoàn toàn vô lý. Tuy nhiên, chúng vẫn hơi "nặng", nhất là khi mọi người đã quên tiền đề trước đó của nữ chính - một cô gái gặp vấp ngã trong tình yêu, bị người cũ lừa, chôn chân trong tổn thương rất lâu. Thứ mà cô gái thực sự mong chờ ở đây không hẳn chỉ là một hành động mang tên "mở cửa xe giúp" mà đúng hơn, là những chi tiết thể hiện người mới thực sự quan tâm, yêu thương cô.
02
Theo các chuyên gia tâm lý, con gái và con trai có tư duy logic rất khác biệt. Trong khi con trai chú trọng đến kết quả hơn quá trình thì trong một mối quan hệ, con gái lại để tâm nhiều đến quá trình nhiều hơn kết quả. Đơn cử như việc con gái thích người khác tặng hoa cho mình, nhưng nhiều chàng trai lại cảm thấy tặng hoa là việc vô nghĩa. Bởi theo logic của con trai, hoa chỉ 2-3 ngày là héo, không còn giá trị gì. Còn với con gái, đó là cảm giác được trân trọng, được đặt trong lòng. Điều này cũng đúng với việc mở cửa xe.
Là phái được coi là thiếu tinh tế hơn, có nhiều khi con trai không thể thuộc nằm lòng bộ quy tắc quý ông hay những danh sách 15-20 hành động thể hiện sự galant. Đến cả con gái - một nửa thế giới với tính cách cẩn thận, tinh tế hơn phần đông vẫn chẳng nhớ và đôi khi là có nhớ cũng không bao giờ chịu làm theo cái gọi là "cẩm nang trở thành một quý cô thanh lịch" hay "100 điều những cô nàng thành công hiện đại bỏ túi"... Không một bộ quy tắc ứng xử nào là đúng hoàn toàn, chúng sẽ thay đổi tùy theo môi trường và cách đón nhận của người trong cuộc.
Nói thì nói vậy nhưng con trai vẫn sẽ tặng hoa cho con gái như một cách thể hiện tình yêu. Và con gái thì vẫn mong đợi con trai mở cửa xe cho mình như một cử chỉ quan tâm. Chỉ là con trai không tặng hoa, không có nghĩa là con trai không yêu. Và con trai không mở cửa xe, càng không đại biểu trong lòng người ta không có bạn. Điều quan trọng là thay đổi một cách tiếp nhận, một hướng nghĩ và biến mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
03
Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện về cặp đôi kết hôn 20 năm nhưng vẫn vô cùng hạnh phúc. Họ tham gia một cuộc phỏng vấn. Người chồng nói điều anh thấy biết ơn vợ nhất trong cuộc hôn nhân đó là vợ đã cho anh có được hơi ấm của một gia đình. Anh nói rằng anh có thể hoàn toàn thư giãn khi ở bên vợ, không cần che giấu cảm xúc và tâm trạng của mình.
Nghe vậy, người vợ cười, tình yêu của người vợ thì không giống như thế. Chị không hay phàn nàn và chỉ trích, chị đơn giản là thích nghiên cứu các công thức nấu ăn, sắp xếp cuộc sống hàng ngày của gia đình một cách có trật tự. Chị chỉ đang theo đuổi những gì mình thích. Chị có thể tự tìm niềm vui cho mình mà không cần ai mang lại điều đó. Chị độc lập về tài chính và có công việc riêng, chị không phải "file đính kèm" của bất kỳ ai, kể cả anh.
Anh nói rằng anh luôn rất cảm động khi thấy cảnh chị ngồi gấp quần áo trong phòng mỗi lúc nửa đêm.
Chị ngạc nhiên: "Gấp quần áo thì có gì mà cảm động, đến cô giúp việc cũng có thể làm giúp mà".
"Đúng vậy, nhưng cảm giác nhìn cô giúp việc gấp quần áo cho anh khác với việc nhìn thấy em, người anh yêu, gấp quần áo cho anh nhiều lắm".
Đối với anh, đó là cảm giác được yêu thương và quan tâm. Sau khi nghe điều này, người vợ đã rưng rưng nước mắt. Tình yêu của họ không ồn ào nhưng lại tồn tại trong từng chi tiết nhỏ, như là hành động gấp quần áo của người vợ, như là lòng biết ơn của người chồng.
Kể câu chuyện để thấy, thực ra trong tình yêu, con trai và con gái đều công bằng như nhau, bất kể tư duy logic của họ khác nhau, cách thể hiện của họ cũng khác nhau. Thường chỉ một hành động không thể nói nên điều gì. Không ai hết yêu chỉ vì người yêu không mở cửa xe một lần, không ai ly hôn chỉ vì người bạn đời không gấp quần áo... Nếu cái kết thực sự tệ đến vậy thì hành động sau cuối này thường chỉ là "giọt nước tràn ly", là miếng ghép cuối cùng của rất nhiều những tích tụ, bất mãn phía trước.
Con gái có nên mong đợi người khác mở cửa xe cho mình không? Câu trả lời là có. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Ai cũng có quyền mơ mộng được trở thành nữ chính trong câu chuyện cổ tích của riêng mình. Nhưng sau tất cả, có thể trở thành công chúa của người khác hay không thực sự không còn quan trọng nữa, bởi trong quá trình tìm kiếm ấy, những cô nàng bản lĩnh chắc chắn đã tự trở thành nữ hoàng của chính mình!
Trở lại thành phố sau khi về quê ăn giỗ, chồng tôi mang theo đứa con nuôi 5 tháng tuổi Tại sao chồng tôi có thể tự ý quyết định mọi chuyện mà không hỏi qua tôi? Ảnh minh hoạ Vợ chồng tôi sống ở thành phố, lâu lâu mới về quê một lần. Hôm qua là ngày giỗ ông nội nhưng chỉ có chồng tôi chở con gái lớn về quê, còn tôi đang trong thời gian ở cữ nên không về...