Bão số 1 vừa hình thành, cách Nam Bộ 500 km
Chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1 năm 2019 với tên quốc tế là Pabuk. 16h cùng ngày, tâm bão cách đất liền các tỉnh Nam Bộ 500 km và cách Côn Đảo 430 km.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển tây nam quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 1 năm 2019 với tên quốc tế là Pabuk.
Vào 16h cùng ngày, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Nam Bộ 500 km và cách Côn Đảo khoảng 430 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10.
Cơ quan khí tượng dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 16h ngày 2/1, tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 330 km về phía đông nam và cách Côn Đảo khoảng 280 km về phía nam.
Hướng di chuyển của bão Pabuk trong những ngày tới. Ảnh: NCHMF.
Cùng thời gian này, vùng nguy hiểm trên Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên.
Trung tâm dự báo quốc gia thông tin trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc với vận tốc không đổi. Đến 16h ngày 3/1, tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 210 km về phía nam và duy trì sức gió như cũ.
Trong 48-72 giờ tiếp theo, bão giữ nguyên hướng di chuyển với vận tốc tăng 15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 16h ngày 4/1, vị trí tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 300 km về phía tây, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 220 km về phía tây nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão tăng lên cấp 8-9 (60-90 km/h), giật cấp 11.
Video đang HOT
Sau đó, trong 72-120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh mạnh khiến vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.
Hoàng Như
Theo Zing.vn
Tâm bão số 9 áp sát Phú Quý: Nhà dân tốc mái, cây đổ rạp bên đường
Bão số 9 áp sát huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) gây mưa to gió lớn, khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây xanh đổ rạp bên đường.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 7h ngày 24/11, vị trí tâm bão số 9 (Usagi) cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 190km, cách Vũng Tàu khoảng 240km, cách Bến Tre 300km.
Tại Phú Quý (Bình Thuận), hầu hết những ghe thuyền đều đã được ngư dân neo đậu tại các bờ kè, bến đỗ. Tuy nhiên trước những trận mưa từ tối qua với dự báo độ nguy hiểm của cơn bão từ trước, những ngư dân vẫn không khỏi lo lắng và tranh thủ lúc cơn mưa bớt dữ dội để đến bến đỗ thăm ghe, thuyền của mình.
Nhà Bà Tư, thôn Triều Dương, Tam Thanh (Phú Quý) vừa bị tốc mái hiên sau trận mưa lớn tối qua. Bà Tư cho hay, cả đêm hôm qua nhà bà không ai ngủ được, đến gần 4h sáng thì gió mạnh, nghe tiếng "rầm" lớn kèm theo tiếng vỡ vụn, bà chạy ra thì thấy toàn bộ tôn của mái hiên đều bị lật và rơi xuống đất.
Mưa to gió lớn còn làm nhiều cây xanh ngã đổ.
Trước những cảnh báo về sức càn quét của bão, gia đình anh Trượng (thôn Triều Dương, Tam Thanh) phải nhờ cậy hàng xóm phụ giúp anh gia cố lại mái nhà vì cơn mưa tối qua làm tung mái toàn bộ.
Những mảnh vỡ của phần tôn ở mái nhà còn vương vãi, anh Trượng nhanh tay thu dọn để tránh bị gió cuốn xuống nhà gây nguy hiểm cho người thân. Vừa dọn anh vừa xót xa: "Rõ là hôm qua tôi dùng bao đất gia cố kĩ lắm rồi mà, gió mạnh thế này rồi hôm nay làm sao đây.
Gió mạnh, mưa lớn kèm theo những cơn sóng bạc đầu ập mạnh vào bờ khiến người dân nuôi cá lồng bè dọc bờ biển xã Long Hải không khỏi bất an. Chị Kim Hồng (thôn Đông Hải, Long Hải) nhìn những cơn sóng lo lắng: "Nhà chị gần biển, sóng gió kiểu này nhỡ mà bão vô chắc cuốn nhà đi luôn. Vậy nên chị sợ, cả nhà chị thu gom mọi thứ đến ở nhờ nhà ông cậu kiên cố hơn, chứ ở nhà nguy hiểm quá".
Đa số cư dân Phú Quý đều làm ngư nghiệp nên khi thiên tai đến họ lại bất an gấp nhiều lần. Hầu hết ngư dân đều chọn cách thả thêm neo, cột thêm dây cho chiếc thuyền cá của gia đình vì họ nghĩ gió sẽ mạnh hơn, mưa sẽ lớn hơn rất nhiều.
Ngư dân Phú Quý đã từng căng mình chống chọi với cơn bão số 9 xảy đến bất ngờ cách đây 12 năm, phá hủy hàng chục nhà dân, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng khác. Vì thế, với cơn bão Usagi này, chính quyền cùng với cư dân huyện đảo Phú Quý đã chuẩn bị sẵn sàng để chống chọi với bão dữ dù vẫn còn đó đau đáu những nỗi lo.
PHƯỚC TẤN
Theo Laodong
Bão số 9 giật cấp 12 áp sát đất liền, các tỉnh nào nằm trong tâm bão? Bão số 9 gió giật cấp 12 đang dịch chuyển xuống phía nam, hướng vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 6 giờ vừa qua, bão số 9 -...