Bảo quản tỏi khô tới vài năm với những mẹo đơn giản
Chỉ với vài mẹo nhỏ đơn giản cũng giúp bạn bảo quản được tỏi khô tới vài năm mà không bị mọc mầm hay thối, mốc.
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt, giúp tạo nên hương vị thơm ngon hơn cho nhiều món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, lọc độc tố trong máu, làm chắc khỏe xương, phòng chống ung thư và điều trị mụn trứng cá, làm đẹp da…
Vì cần sử dụng thường xuyên nên chúng ta thường mua nhiều tỏi về để dùng dần. Thế nhưng do đặc điểm khí hậu nóng ẩm nhiều nên tỏi để lâu dễ bị mốc, ẩm làm mọc mầm, thối hoặc teo khô lại không thể sử dụng được nữa. Dưới đây là bí quyết từ những đầu bếp lâu năm mách nhỏ cách để bảo quản tỏi tới 1-2 năm mà không lo mọc mầm, mốc hay thối.
1. Dùng muối rang làm chất hút ẩm
Đây là cách vừa nhanh gọn, dễ dàng mà lại rất hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà cho túi tỏi của mình. Chỉ cần khoảng 50-60gr muối hạt to cho vào chảo rang lên tới khi vàng thì đổ ra, đổ vào một miếng gạc sạch và buộc lại thành nắm. Bỏ tỏi vào túi bóng và cho nắm muối này vào cùng, bóp hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại đặt ở nơi thoáng mát, túi tỏi này có thể được bảo quản tới cả năm mà không lo bị biến chất.
Ảnh: Internet
Đó là do muối rang vừa có tác dụng hút ẩm trong túi vừa giúp diệt khuẩn để tỏi không bị hư thối, việc bóp hết không khí ra ngoài trước khi buộc chặt cũng rất cần thiết để bảo quản được lâu hơn.
2. Dùng baking soda gừng
2 thìa baking soda 1 củ gừng nhỏ cho vào trong túi zip cùng với tỏi và ép hết không khí ra ngoài trước khi đóng chặt túi sẽ là cách hữu hiệu giúp tỏi không bị hư hỏng. Baking soda và gừng hoạt động như những chất hút ẩm tự nhiên và an toàn, đồng thời chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhất định. Lưu ý, nên để tỏi ở nơi có thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để tránh làm tỏi bị nóng, thoát nước khiến túi bị ẩm từ bên trong.
Video đang HOT
Ảnh: Internet
3. Dùng muối baking soda trà
Tỏi mới mua về nên đem phơi nắng hoặc nơi thoáng mát trong 1-2 ngày nữa để tỏi thoát hết hơi ẩm và khô hẳn. Trộn muối baking soda và lá trà thành một hỗn hợp khoảng 40-50gr, bọc trong khăn giấy thật kín sau đó cho vào túi tỏi, bóp hết không khí trong túi ra trước khi buộc chặt. Để túi tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Khoảng 7-10 ngày lại mở túi cho thoáng khí, loại bỏ những củ tỏi có dấu hiệu bị hỏng để chúng không “lây bệnh” cho củ khác, chú ý thay túi “hút ẩm” khác nếu miếng giấy ăn có cảm giác mềm ướt. Hỗn hợp trà, baking soda và muối có tác dụng hút các ion nước trong túi, giữ cho tỏi luôn được khô ráo. Trà và muối còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn mùi để tỏi không bị mọc mầm, hư thối.
Ảnh: Internet
Trên đây là những cách tự chế túi hút ẩm đơn giản giúp bảo quản tỏi trong 1-2 năm mà không bị hỏng, ngoài ra bạn cũng có thể dùng những cách khác như bảo quản lạnh hoặc ngâm chua để bảo quản tỏi:
1. Bỏ tỏi vào tủ lạnh
Nếu bạn không muốn mất công bóc tỏi mỗi lần cần dùng thì có thể dùng cách bóc tỏi sẵn và bỏ vào lọ kín đặt trên ngăn đá, hoặc băm sẵn bỏ vào từng ngăn của khay đá để tạo thành những viên tỏi rồi bỏ vào hộp kín, cũng bảo quản trên ngăn đá, mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy 1 viên ra là được.
Ảnh: Internet
2. Ngâm tỏi
Không chỉ bảo quản tỏi được lâu hơn và việc ngâm tỏi còn tạo ra món tỏi ngon hơn, tăng tác dụng của tỏi lên tới 4 lần. Chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch tỏi, để ráo và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập tỏi với hỗn hợp giấm táo, đường, ớt, muối hòa tan. Để khoảng 10 ngày bạn sẽ có món tỏi ngâm cực ngon, thích hợp ăn cùng các món bún phở. Có thể để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Ảnh: Internet
Cách rã đông, cấp đông cho thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng
Việc cấp đông hoặc rã đông không đúng cách sẽ vô tình biến thực phẩm trở thành ổ vi khuẩn khổng lồ.
Ngày nay, tại các thành phố lớn, nhu cầu tích trữ thực phẩm để ăn dần là nhu cầu chính đáng nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.
Nhiều gia đình có thói quen rã đông thực phẩm để tích trữ dài ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để đảm bảo nguồn thực phẩm cấp đông an toàn, và không phải cứ thực phẩm cấp đông là an toàn 100%.
Ảnh minh họa
Thực phẩm cấp đông nếu không được rã đông đúng cách có thể bị kém vị, ôi thiu nhanh chóng. Sau khi rã đông thực phẩm cần chế biến ngay, tránh để lâu ở ngoài môi trường hay tiếp tục cấp đông trở lại.
Về cách rã đông thịt, chúng ta có thể sử dụng lò vi sóng ở mức nhiệt độ thích hợp, không quá lớn. Hoặc, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Nếu cho thực phẩm vào ngăn mát thì sẽ mất khá nhiều thời gian để rã đông thực phẩm nhưng sẽ giúp thực phẩm giữ được nguồn chất dinh dưỡng tối đa.
Nhiều gia đình có thói quen rã đông thực phẩm bằng cách ngâm vào nước lạnh cũng tốt nhưng trước khi ngâm, cần đảm bảo bọc thực phẩm kín trong túi nilon làm từ nhựa trong suốt để chất dinh dưỡng không bị thôi ra ngoài, không bị trôi theo nước và đảm bảo độ an toàn cho thực phẩm.
Thực phẩm ở chế độ cấp đông thường là thịt, cá, tôm, cua và những loại thức ăn có nguồn gốc động vật nói chung. Nếu là nguồn thực phẩm để dành thì phải tiến hành cấp đông ngay bởi vì chúng chứa rất nhiều đạm, rất dễ bị phân hủy, ôi thiu nếu để ở nhiệt độ bình thường.
Trước khi tiến hành cấp đông, quan trọng nhất phải đảm bảo nguồn thực phẩm đó sạch và cấp đông ngay để đảm bảo độ tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn.
Tránh sử dụng nước nóng để rã đông thực phẩm. Đây là thói quen rã đông thực phẩm hàng đầu bạn cần loại trừ nếu không muốn cả nhà ăn những món ăn không có chất dinh dưỡng cũng như nguy cơ bị ngộ độc. Nước nóng có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt rã đông nhanh nhưng cũng tạo nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm miếng thịt bị nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng.
Rã đông thực phẩm sau đó lại cấp đông lại và rã đông cho lần sau. Thực phẩm sau khi rã đông có nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn nên nguy cơ mất hết chất dinh dưỡng cũng như gây ngộ độc thực phẩm cực cao. Tốt nhất chỉ nên cấp đông thực phẩm đủ ăn trong 1 tuần, chia thực phẩm thành gói nhỏ để cấp đông, rã đông thực phẩm ở gói nào phải chế biến hết.
Quần áo dính kẹo cao su toàn vứt đi, tôi đã thấy sai ngay khi đọc bài này Khi giấm nóng, bạn hãy nhúng quần áo bị dính kẹo cao su vào giấm nóng trong một vài phút và bã kẹo cao su bong ra nhanh chóng. 1. Để lên ngăn đá Nếu quần áo của bạn bị dính kẹo cao su, bạn nên cho quần áo vào túi zip và để vào ngăn đá trong vài giờ. Kẹo cao su...