Bão nhiệt đới Milton dự báo sẽ mạnh lên thành siêu bão hướng về phía Florida (Mỹ)
Ngày 5/10, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại bang này sau khi Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) dự báo Florida có thể sẽ phải hứng chịu một cơn bão lớn khác trong tuần tới.
Bùn lầy trên một đoạn đường ở Asheville, bang North Carolina, Mỹ sau khi bão Helene quét qua, ngày 1/10/2024. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo NWS, bão nhiệt đới Milton đang hoành hành ở phía Tây vịnh Mexico sẽ mạnh lên thành siêu bão khi di chuyển về phía Florida vào giữa tuần tới. Tùy theo quỹ đạo di chuyển, cơn bão có thể sẽ gây ra những tàn phá mới cho các khu vực ven biển phía Tây Florida, nơi vẫn đang phải khắc phục hậu quả do bão Helene gây ra trước đó.
Thống đốc DeSantis nói rõ ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại 35 hạt trước nguy cơ đổ bộ của bão Milton và nỗ lực đẩy nhanh công tác khắc phục hậu quả của cơn bão trước. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị các phương tiện để việc tìm kiếm và cứu hộ các nạn nhân đạt hiệu quả, khôi phục hệ thống điện và làm sạch hệ thống đường sá”, ông viết trên mạng xã hội X.
Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu có thể đã đóng vai trò lớn trong việc làm gia tăng nhanh chóng cường độ của các cơn bão, vì khi nước nóng lên, các đại dương sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn, tạo điều kiện cho các cơn bão phát triển mạnh.
Dự báo sớm cho thấy bão Milton có thể di chuyển qua Florida để vào Đại Tây Dương. Trung tâm dự báo bão quốc gia Mỹ (NHC) dự báo bão sẽ gây ảnh hưởng mạnh ở các vùng ven biển phía Tây của bang Florida trong ngày 8 hoặc 9/10.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các khu vực trong đất liền như dãy núi North Carolina, nơi chịu thiệt hại nặng nề vì lũ lụt do bão Helene, có thể không bị ảnh hưởng trong lần này.
Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?
Trong khi một số người cho rằng mùa bão năm nay của Nhật Bản vẫn rất khắc nghiệt, thực tế lại cho thấy một câu chuyện khác.
Số lượng các cơn bão dữ dội thực sự đang giảm dần do biến đổi khí hậu làm thay đổi các hình thái thời tiết toàn cầu.
Chiếc xe buýt bị ngập trong nước lũ ở Yufu, tỉnh Oita, khi siêu bão Shanshan gây mưa lớn ở các vùng phía nam Nhật Bản. Ảnh: AFP/JIJI
Theo tờ Japantimes, trong mùa bão năm nay, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã ghi nhận 18 cơn bão cho đến nay. Trong khi đó, Weathernews, công ty dự báo thời tiết tư nhân, dự báo Nhật Bản sẽ phải hứng chịu 21 cơn bão tính đến cuối năm. Năm 2023, cơ quan này ước tính đất nước Mặt trời mọc đã ghi nhận 17 cơn bão, giảm đáng kể so với mức trung bình là 25,1 cơn bão mỗi năm.
Trong khi một số khu vực trên thế giới, chẳng hạn Bắc Đại Tây Dương, đã chứng kiến sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, nghiên cứu năm 2022 của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) chỉ ra rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu đã giảm 13% hàng năm trong thế kỷ qua.
Ông Hiroyuki Murakami - nhà khoa học nghiên cứu tại NOAA, đồng tác giả của nghiên cứu - cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng các mô hình khí hậu, cho thấy những thay đổi này không chỉ xảy ra do sự biến đổi tự nhiên theo thời gian. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các mô hình mới này".
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.
Trong khi đó, ông Murakami cũng lưu ý rằng sự suy giảm các cơn bão nhiệt đới trên toàn cầu sẽ không đồng đều. Ông lập luận một số nghiên cứu dự đoán số lượng các cơn bão sẽ tăng ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn Quần đảo Thái Bình Dương.
Ông Alexander Baker, nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Khí quyển Quốc gia Anh, cũng cho rằng sẽ có sự khác biệt đáng kể theo khu vực về sự dao động số lượng cơn bão. Theo ông, vĩ độ mà các xoáy thuận nhiệt đới hình thành và đạt đến cường độ cực đại đã dịch chuyển về phía bắc, khiến các cơn bão gia tăng ở Bắc Đại Tây Dương trong 30 - 40 năm qua.
Tuy nhiên, bà Yoshie Nakamura, người phát ngôn của Weathernews, cảnh báo không nên vội kết luận về số lượng các cơn bão ở Nhật Bản đang giảm dần.
"Số lượng bão ít hơn trong năm nay có thể là do rãnh gió mùa yếu hơn bình thường vào tháng 9 và tháng 10 , dẫn đến hoạt động đối lưu yếu hơn", bà cho biết.
Một khu vực ở tỉnh Oita chìm trong biển nước ngày 29/8 khi bão Shanshan đổ bộ đảo Kyushu ở phía tây nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo
Mặc dù số lượng các cơn bão giảm đi dường như là tin tốt cho Nhật Bản, nhưng các chuyên gia cảnh báo những cơn bão hình thành đang trở nên dữ dội hơn, mang theo gió mạnh và lượng mưa lớn hơn.
IPCC dự đoán các cơn bão đạt cấp 4 và 5 - cấp dữ dội nhất - có thể tăng 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C và tăng 20% nếu chúng tăng 4 độ C.
Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Trái đất Nhật Bản cũng cho rằng đến cuối thế kỷ này, số lượng cơn bão nhiệt đới mạnh sẽ tăng 6,6%, với lượng mưa tăng 11,8%.
Theo nhà nghiên cứu Murakami, lượng mưa lớn, kết hợp với mực nước biển dâng cao, có thể dẫn đến tình trạng triều cường nghiêm trọng hơn -lũ lụt do lốc xoáy - trong tương lai, gây ra rủi ro đáng kể cho các cộng đồng ven biển.
Ông Baker cho biết thêm rằng các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng khó dự đoán hơn, dẫn đến những dự báo không chính xác và có thể ảnh hưởng đến công tác ứng phó với thảm họa.
Helene trở thành cơn bão chết chóc thứ 2 ở Mỹ trong vòng 50 năm Siêu bão Helene đã khiến ít nhất 162 người ở Mỹ thiệt mạng và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Siêu bão Helene gây ngập lụt diện rộng ở Đông Nam nước Mỹ (Ảnh: USA Today). Theo thống kê của CNN, số người thiệt mạng vì bão Helene đã tăng lên ít nhất 162 người tại 6 tiểu bang Đông Nam nước Mỹ....