Báo Nhật: Tập Cận Bình dựa vào các tướng “hạt giống đỏ F-1″ để duy trì quyền lực
Trong số 38 viên Thượng tướng đang tại chức của quân đội nước này, 21 người được lên lon sau khi Tập Cận Bình ngồi vào ghế Chủ tịch Quân ủy trung ương.
Trương Hựu Hiệp, ảnh: China News.
Nikkei Asian Review ngày 23/10 bình luận, các tướng thuộc cái gọi là thế hệ hạt giống đỏ thứ 2 đang ngày càng chiếm ưu thế trong quân đội Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình loại bỏ 2 nhân vật hàng đầu từng phụ trách lực lượng vũ trang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Một người dân Bắc Kinh ở tuổi trung niên có vẻ “thích nói chuyện chính trị và bực bội với kế hoạch cắt giảm quân số quân đội” cho hay, cha ông phục vụ trong quân đội nhiều năm nhưng buộc phải nghỉ hưu sớm theo chương trình cắt giảm 300 quân mà ông Tập Cận Bình công bố.
Ông than phiền, các sĩ quan là con cái của các quan chức cấp cao vẫn được đảm bảo lộ trình thăng tiến như thể họ đang đi bằng cầu thang máy, trong khi sĩ quan xuất thân từ dân thường lại bị “loại bỏ như cỏ dại”. Cái ông gọi là “cỏ dại” có thể chỉ ra 3 gương mặt điển hình là Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang.
Mặc dù 3 quan chức đã từng ở đỉnh cao quyền lực này bị bắt và phạt tù vì tội tham nhũng, nhưng cả 3 đều có xuất thân bần hàn. Từ Tài Hậu chết vì ung thư hồi tháng 3, cha mẹ ông là nông dân nghèo ở Đông Bắc Trung Quốc. Cha của Quách Bá Hùng chết trẻ, mẹ ông phải rất vất vả mới nuôi nổi anh em ông khôn lớn.
Chu Vĩnh Khang cũng được sinh ra trong một gia đình nông dân ở Vô Tích, Giang Tô. Cả nhà chỉ có một khu đất nhỏ để trồng trọt, nguồn sống dựa vào đánh bắt thủy sản ở một con sông gần đó, cha mẹ ông cứ thể lầm lũi mưu sinh đến cuối đời.
3 người bị bắt vì tham nhũng, nhưng cả 3 đều xuất thân từ nông dân, họ tranh giành quyền lực và leo lên vị trí Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị hoặc Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương thông qua cả một quá trình phấn đấu đầy khó khăn.
Video đang HOT
Ở Trung Quốc bây giờ người ta nói nhiều về hạt giống đỏ thế hệ 2.
Khái niệm này chỉ những quan chức có cha mẹ là quan chức cấp cao có công lớn với đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập nước năm 1949. Thế hệ hạt giống đỏ thứ 2 tách biệt hẳn với cái gọi là “thái tử đảng”, một lực lượng các nhà chính trị tầm cỡ cũng có cha mẹ là các quan chức cấp cao có ảnh hưởng trong đảng.
Nikkei Asian Review cho rằng, dưới thời ông Tập Cận Bình hầu hết các thành viên thế hệ đỏ thứ 2 có cơ hội thăng tiến. Có cha mẹ từng là quan chức lãnh đạo cấp cao của đảng được xem là tài sản chính trị, lợi thế chính trị lớn nhất với họ.
Ông Tập Cận Bình, ảnh: AP.
Cấp bậc quân hàm cao nhất trong quân đội Trung Quốc hiện nay là Thượng tướng, sau đó là Trung tướng và Thiếu tướng. Trong số 38 viên Thượng tướng đang tại chức của quân đội nước này, 21 người được lên lon sau khi Tập Cận Bình ngồi vào ghế Chủ tịch Quân ủy trung ương.
Nấc thang quyền lực của ông Tập Cận Bình tăng dần gắn với các tướng thuộc lớp hạt giống đỏ thế hệ 2, bao gồm một số tướng có cha cũng là quan chức cấp cao. Điển hình là Trương Hựu Hiệp, Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị từng chỉ huy quân xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, 1984.
Cha ông Hiệp là Trương Tông Tốn, đồng hương và đồng nghiệp với Tập Trọng Huân, cha đẻ của ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình và Trương Hựu Hiệp thừa hưởng mối quan hệ của 2 người cha, quan hệ cá nhân trong quân đội Trung Quốc đã giúp Tập Cận Bình củng cố quyền lực.
Viên Thượng tướng “hạt giống đỏ F-2″ nữa là Trương Hải Dương, con trai Trương Chấn. Ông Dương từng là Chính ủy Tên lửa chiến lược, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật quốc hội Trung Quốc.
4 con trai của Trương Chấn đều làm trong quân đội và đều mang quân hàm cấp tướng, Trương Hải Dương là con thứ 3. Một người con rể của ông Chấn cũng đeo lon Thiếu tướng. Ở Trung Quốc một gia đình có bốn năm tướng là chuyện bình thường.
Ngô Thắng Lợi – Tư lệnh Hải quân, Mã Hiểu Thiên – Tư lệnh Không quân, Lưu Việt Quân – Tư lệnh đại quân khu Lan Châu đều thuộc “hạt giống đỏ F-2″, ông Quân vừa lên lon Thượng tướng trong tháng 7.
Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục Hậu cần đương nhiệm là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, cố Chủ tịch nước. Lưu Á Châu – Chính ủy Học viện Quốc phòng là con rể Lý Tiên Niệm, cố Chủ tịch nước.
Trong số các viên Thượng tướng “hạt giống đỏ F-2″ này, Lưu Nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Trước khi trở thành Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông Bình đã gặp riêng Lưu Nguyên và các thành viên “hạt giống đỏ F-2″ vận động ủng hộ, đặc biệt là chiến dịch đả hổ đập ruồi tiêu diệt Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng.
Nikkei Asian Review cho rằng trong mọi trường hợp, các tướng thuộc “hạt giống đỏ F-2″ sẽ phải được theo dõi chặt chẽ vì họ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai chính trị Trung Quốc.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ thông báo cho đồng minh về kế hoạch tuần tra hải quân ở Trường Sa
Philippines cho biết, họ đã được Hoa Kỳ thông báo về quyết định tuần tra theo kế hoạch từ mấy hôm trước.
The New York Times ngày 12/10 đưa tin, Hoa Kỳ đã thông báo vắn tắt cho các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không vùng biển vùng trời quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội 7 Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và hình ảnh đường băng Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: AP/The New York Times.
Việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong số 7 đảo nhân tạo nhằm thách thức những nỗ lực của Trung Quốc xác lập chủ quyền bất hợp pháp trên tuyến hàng hải chiến lược bằng cách bồi lấp, xây dựng, biến các rặng san hô và bãi cạn nửa nổi nửa chìm thành các đảo nhân tạo đủ lớn cho máy bay quân sự cất hạ cánh, trận địa radar tên lửa và doanh trại cho binh lính đồn trú.
Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" vô lý với hầu như toàn bộ Biển Đông, yêu sách 12 hải lý "vùng lãnh hải" đối với các đảo nhân tạo là đặc biệt nhạy cảm vì vi phạm luật pháp quốc tế. Các thực thể này không được hưởng quy chế lãnh hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) dưới bất kỳ hình thức nào.
Các quan chức Philippines cho biết, họ đã được Hoa Kỳ thông báo về quyết định tuần tra theo kế hoạch từ mấy hôm trước. Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng an nin hôm Thứ Hai 12/10 nói rằng ông hoan nghênh sự thay đổi này của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Ngoại trưởng John Kerry đã lên kế hoạch trao đổi với Úc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ngày 12, 13/10 ở Boston, nơi các cuộc tuần tra đã được thảo luận.
Cố vấn cao cấp về Trung Quốc tại Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nói với một nhóm các nhà phân tích Mỹ trong cuộc họp tại Washington sau khi Tập Cận Bình vừa rời khỏi Hoa Kỳ rằng, Nhà Trắng đã quyết định tuần tra gần các đảo nhân tạo. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã thống nhất kế hoạch.
Kritenbrink không tiết lộ khi nào sẽ tiến hành tuần tra, nhưng ông cho biết kế hoạch được tạm hoãn để không làm gián đoạn chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ đã làm tốt chuẩn bị chi viện Philippines giám sát Biển Đông Đô đốc Harry Harris cam kết, Mỹ đã sẵn sàng chi viện cho Philippines ở Biển Đông, hai bên sẽ tăng cường diễn tập. Mỹ lo ngại mất vai trò lãnh đạo. Quân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biên ĐôngTướng Nhật đến Philippines nâng cấp quan hệ quốc phòng, quan ngại Biển ĐôngTàu ngầm...