Báo Mỹ ví chủ tịch Vinamilk là ‘Margaret Thatcher của Việt Nam’
Trong bài viết đăng ngày 17.6, hãng tin CNBC (My) đã gọi bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch tập đoàn Vinamilk, là ‘nữ hoàng ngành sữa’ hay ‘ Margaret Thatcher của Viêt Nam’ vì ảnh hưởng của bà đối với ngành công nghiệp sữa, cũng như sự thay đổi về thói quen ăn uống của người Việt.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa VN Vinamilk Mai Kiều Liên – Ảnh: Diệp Đức Minh
Nữ hoàng ngành sữa Việt Nam
CNBC cho biết bà Liên đã khiêm tốn từ chối việc so sánh mình với Bà Đầm Thép Anh Quốc, nhưng bà cũng thừa nhận chính những quyết định của bà đã góp phần giúp Vinamilk vươn lên trong ngành công nghiệp sữa ở Việt Nam.
Gia nhập Vinamilk từ 40 năm trước, bà Liên đã giám sát chặt chẽ gần như mọi khía cạnh của công ty và từng bước đưa Vinamilk lên tầm cao mới.
Thông tin từ hãng chuyên nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết lợi nhuận trước thuế của Vinamilk trong năm 2014 đạt 359 triệu USD và chiếm hơn 50% thị trường sữa trong nước. Nielsen đã đánh giá Vinamilk là một trong những thương hiệu nổi bật nhất Việt Nam.
Để vượt qua những khó khăn của thời hậu chiến và trở thành thương hiệu quen thuộc của mọi nhà như hiện nay, bà Liên đã từng phải cẩn thận tiết kiệm từng đồng để có ngoại tệ dùng nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết cho vận hành nhà máy, dù trong thời gian đó nhà máy chỉ hoạt động có 4% công suất, bà Liên tâm sự với CNBC.
Cuộc cách mạng thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt
CNBC miêu tả nếu nhìn từ bên ngoài, Vinamilk trông giống các nhà máy công nghiệp khác tại tỉnh Bình Dương, nằm ở khu vực cách xa TP.HCM khoảng hơn 1 tiếng chạy xe. Nhưng những gì ấn tượng diễn ra bên trong chính là hơn 400 triệu lít sữa đang được sản xuất hằng năm.
Con số 400 triệu lít đó không thật sự lớn khi đặt vào bối cảnh quốc gia có dân số 90 triệu dân như Việt Nam. Trên thực tế, sữa tươi chỉ mới trở nên quan trọng đối với khẩu phần ăn người Việt khoảng 10 năm gần đây.
Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu Euromonitor (Anh), năm 1990, trung bình lượng sữa tiêu thụ mỗi năm của một người dân chỉ có nửa lít sữa. Ngày nay, con số này đã tăng gấp 36 lần, đạt trung bình 18 lít.
Video đang HOT
Tốc độ thay đổi nhanh chóng như vậy đã được thúc đẩy phần lớn bởi Vinamilk, công ty lớn thứ hai Việt Nam về vốn hóa thị trường. Trong mỗi bước tiến thành công của Vinamilk là sự đóng góp không nhỏ của bà Mai Kiều Liên, giám đốc điều hành và cũng là chủ tịch của công ty.
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch tập đoàn Vinamilk, trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC (Mỹ)
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Báo Mỹ phân tích kịch bản Trung Quốc tấn công Nhật Bản
Căng thẳng xung quanh Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới khả năng xung đột quân sự giữa hai nước.
Trong vòng hai thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng Trung Quốc ngày càng vượt xa Nhật Bản. Trung Quốc ngày nay có nhiều tàu chiến và máy bay hơn Tokyo. Bắc Kinh cũng đang từng bước xây dựng một lực lượng hiện đại, thách thức quân đội Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương.
Có nhiều lý do cho khả năng Trung Quốc xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Một cuộc đụng độ nhỏ trên Biển Hoa Đông cũng có thể khiến cho tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trung Quốc có thể muốn đáp trả những tổn thất mà Nhật Bản gây ra trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) hay Chiến tranh Thế giới lần hai. Một chiến thắng sẽ chấm dứt liên minh giữa Mỹ-Nhật Bản và đẩy quân đội Mỹ trở về đảo Guam.
Kế hoạch tấn công
Trung Quốc từ lâu đã xây dựng kế hoạch bao vây Đài Loan bằng không quân và hải quân. Trong khi sức mạnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày càng gia tăng, kế hoạch này hoàn toàn có thể được mở rộng, vươn tới Nhật Bản.
PLA phân tích kỹ lưỡng sức mạnh và điểm yếu của Nhật Bản để vạch ra chiến lược tấn công chớp nhoáng. Theo National Interest, PLA sẽ sử dụng các đợt tấn công bất ngờ bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Mục tiêu của việc tấn công bằng tên lửa nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng thủ từ xa của Nhật Bản.
Vũ khí chính trong đợt tấn công này là các tên lửa đạn đạo từ Lực lượng Pháo binh hai. Sau đó, Nhật Bản sẽ bị bao vây bởi các tàu chiến Trung Quốc trong khi lực lượng hải quân Mỹ cũng bị khống chế bằng tên lửa chống hạm.
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc.
Nếu bao vây Nhật Bản thành công trong thời gian dài, Tokyo sẽ thiếu thốn nghiêm trọng tài nguyên do nhập khẩu chủ yếu 60% thực phẩm và 85% năng lượng từ nước ngoài.
Theo Hiệp ước Hợp tác và An ninh Mỹ-Nhật, Washington chắc chắn sẽ tìm cách bảo vệ đồng minh Nhật Bản trong mọi trường hợp.
National Interest bình luận, một cuộc tấn công chớp nhoáng đạt được thành công nhưng nếu sa lầy vào giao tranh, Trung Quốc sẽ mắc sai lầm giống như Nhật Bản ở Trân Châu Cảng.
Như vậy, Trung Quốc sẽ cần phải sớm đạt được mục đích, khiến Nhật Bản tìm cách ký thỏa thuận hòa bình, ngăn không cho lực lượng Mỹ được hỗ trợ đến khu vực.
Giai đoạn Một
Trong giai đoạn đầu tiên, Bắc Kinh sẽ khởi động chiến tranh mạng nhằm vào Nhật Bản, gây hoang mang trong dư luận Tokyo. Cũng trong giai đoạn này tàu ngầm Trung Quốc sẽ tiến hành đánh, phá cáp quang ngăn Nhật Bản kết nối với thế giới bên ngoài.
Trung Quốc cần tới hệ thống gây nhiễu điện tử để che giấu hoạt động của tàu chiến và máy bay cũng như các hệ thống tên lửa trên mặt đất. Các hải cảng của Nhật Bản bị phong tỏa trong khi đặc nhiệm Trung Quốc khống chế lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản.
Trung Quốc không chỉ bao vây Nhật Bản trên biển mà còn cả trên không. Những vũ khí chống vệ tinh nhằm vào các vệ tinh thông tin liên lạc và định vị của Nhật.
Giai đoạn hai
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan được triển khai tại Nhật Bản.
Tổ hợp tên lửa hành trình DF-10, DF-20 phóng từ mặt đất mang theo 500 kg thuốc nổ là những vũ khí đầu tiên Trung Quốc sử dụng để tấn công trong giai đoạn hai. Các tổ hợp phòng không Chu-SAM và Patriot PAC-2 không thể đánh chặn toàn bộ các tên lửa này.
Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là phá hủy những radar AN/TPY-2 tối tân mà Mỹ triển khai tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ triển khai tấn công thứ hai mạnh mẽ hơn với tên lửa đạn đạo DF-16 và DF-21 nhằm vào các mục tiêu chiến lược trên khắp Nhật Bản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần vô hiệu hóa tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 đóng trong khu vực. Đây cũng là khoảnh khắc mà tên lửa "diệt tàu sân bay" DF-21D lần đầu được sử dụng.
Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng một số ít các lực lượng đặc nhiệm với tàu đổ bộ tấn công Zubr và Type 071 nhằm kiểm soát eo biển Miyako. Theo National Interest, Bắc Kinh sẽ tránh tấn công đảo Guam của Mỹ để có thể buộc Hoa Kỳ không leo thang quân sự.
Cuối cùng, Trung Quốc hoàn toàn bao vây Nhật Bản, ngăn cản việc vận chuyển thực phẩm và năng lượng đến Tokyo. Bắc Kinh hy vọng Nhật Bản sẽ sớm chủ động đàm phán tìm kiếm hòa bình trước khi giao tranh trở nên trầm trọng hơn.
National Interest cho rằng, đây là chiến lược phù hợp nhất nếu Trung Quốc tấn công Nhật Bản theo tiềm lực quân sự của hai nước.
Kịch bản tấn công Nhật Bản có thể thất bại nếu như Trung Quốc không thể triển khai hiệu quả các vũ khí chiến lược như tên lửa "diệt tàu sân bay" DF-21D.
Bài viết kết luận, chiến tranh giữa hai cường quốc kinh tế trên thế giới là điều mà không ai mong muốn nhưng nếu xảy ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên toàn hành tinh.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Báo Mỹ: Nga lên tiếng nói Hoa Kỳ gây áp lực cho Việt Nam Rõ ràng cả Nga và Hoa Kỳ đều đang có những động thái gia tăng sức ép lên quan hệ với Việt Nam. Điều này có thể sẽ khiến cho Việt Nam ở vào tình thế khó xử. Lực lượng thuỷ quân đánh bộ của Việt Nam tham gia diễu binh ở cảng Cam Ranh - một trong những cảng biển nước sâu...