Báo Mỹ: Hoạt động quân sự của Nga ở Syria làm thay đổi cục diện cuộc chiến
Mới đây, tờ Los Angeles Times có đăng tải một số ý kiến của các nhà phân tích về sự tham gia hoạt động quân sự của Nga ở chiến trường Syria. Họ cho biết, sự hiện diện của lực lượng vũ trang Nga trong cuộc xung đột Syria đã hoàn toàn thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực.
Một mục tiêu của phiến quân IS tại Syria trúng bom của không quân Nga
Bài báo cho biết, cách đây 6 tháng, Tổng thống Syria Bashar Assad đã nói với những người ủng hộ rằng, quân đội chính phủ sẽ rời khỏi vị trí họ kiểm soát, sau một loạt thất bại thảm hại, nhục nhã. Thế mà hôm nay, các tay súng IS được coi là một trong những kẻ khủng bố khét tiếng, tàn bạo nhất, tham gia xung đột Syria, lại đang rút lui. Dưới áp lực các cuộc không kích của Nga, IS đã không còn giành được lợi thế ở Syria, chúng không có khả năng duy trì việc mở rộng lãnh thổ ở quốc gia Trung Đông này. Sự thành công của các nhóm khủng bố đã bị chững lại. Những thành công chống IS của lực lượng quân đội Nga-Syria ngày càng gia tăng.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, hầu hết những thành công của quân đội chính phủ Syria đạt được là nhờ có các cuộc không kích hiệu quả của không quân Nga vào các cứ điểm của IS. Đồng thời, sự tấn công này của không quân Nga đang trở nên mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả hơn,
Một số nhà quan sát đánh giá, hiện Nga đã nắm quyền kiểm soát chiến trường Syria, và việc lực lượng Nga – Syria phối hợp chặt chẽ với nhau là yếu tố làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Họ cho rằng, các nhóm khủng bố sẽ không thể kháng cự được sức mạnh chung của lực lượng quân đội Nga – Syria.
Thắng lợi quân sự đã tăng cường vị thế của chính phủ Assad trước thềm cuộc đàm phán hòa bình về Syria, sẽ bắt đầu trong thời gian tới tại Geneva (Thụy Sĩ).
Video đang HOT
Có thể thấy rõ là, Mỹ và các nước khác đã giảm yêu cầu trước đó về việc ông Assad phải từ chức ngay lập tức, đồng ý thành lập chính phủ chuyển tiếp và tiến hành bầu cử.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Mỹ: Ông Putin đã chiến thắng ở Ukraine
Theo báo Washington Post, ông Putin trở thành người thắng cuộc trong cuộc chiến ở Ukraine.
Theo báo Washington Post, ông Putin trở thành người thắng cuộc trong cuộc chiến ở Ukraine.
Khủng hoảng ở Ukraine giờ đây không còn thu hút sự chú ý như trước nữa. 18 tháng trước, khi Crimea sáp nhập vào Nga và cuộc xung đột nổ ra ở vùng Donbass, Ukraine là đề tài nóng trên các mặt báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị nhiều nước quay lưng lại, sau đó Nga phải chịu những hình thức trừng phạt kinh tế. Quan hệ Đông - Tây xấu đi và các quan chức ngoại giao lo ngại họ đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Giờ đây, Ukraine vẫn là một vấn đề của châu Âu, nhưng nó không còn quan trọng như trước. Lý do một phần là bởi tình hình kinh tế toàn cầu biến động cùng dòng người di cư từ Trung Đông và châu Phi vào châu Âu, cùng với cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ đang đến gần.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp G20 vào năm 2013.
Theo báo Washington Post, ông Putin trở thành người thắng cuộc trong cuộc chiến ở Ukraine, và bao nhiêu người chỉ trích ông buộc phải nhìn theo và không thể nén cơn giận của mình.
Cụ thể, báo này viết rằng, khoảng một năm trước, ông Putin phải đối mặt với một trong những quyết định quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình: hoặc là thỏa hiệp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, hoặc là can thiệp quân sự.
Chỉ trong vài tuần, ông Putin và ông Poroshenko đều thống nhất một lệnh ngừng bắn lỏng lẻo và cuối cùng đã không được các bên tuân thủ. Đầu năm nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhanh chóng lập ra một hiệp ước mới, nhưng bà biết rằng thỏa thuận này phụ thuộc rất nhiều vào việc ông Poroshenko và chính phủ của ông sẽ chấp nhận quân ly khai ở Donetsk và Lugansk và trao quyền tự trị cho khu vực này hay không.
Đây luôn là một viên thuốc đắng đối với Tổng thống Poroshenko. Ông phải chịu sự phản đối từ các thành phần cực hữu, trong khi đó nội bộ chính phủ xáo trộn và Ukraine đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Ông cũng hiểu rằng cả Đức lẫn Mỹ sẽ không chiến đấu vì Ukraine, mặc dù bày tỏ ý kiến ủng hộ rất nhiệt liệt nhưng chỉ hỗ trợ một chút về tài chính và quân sự.
Theo Washington Post, từng bước một, ông Putin đã "đóng băng" cuộc xung đột ở Ukraine, giống như những gì đã từng xảy ra ở Georgia vào năm 2008. Các nước phương Tây tin rằng ông có thể gây ảnh hưởng và kiểm soát các hoạt động kinh tế, chính trị và ngoại giao của Ukraine nếu cần thiết.
Trong cái gọi là "chiến thắng" này, ông Putin phải trả giá khá đắt. Nền kinh tế Nga gặp khó khăn, uy tín của ông bị ảnh hưởng nặng nề và Nga cũng đang trải qua thời khắc hỗn loạn. Nhưng điều đó không làm vị thế của ông bị lung lay và vẫn lãnh đạo quốc gia một cách rất chắc chắn.
Ukraine không phải là Tây Âu, nơi nền dân chủ phương Tây được phát triển và nền kinh tế được thúc đẩy. Nhưng Ukraine sẽ luôn có chung đường biên giới với Nga và có chung nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo với Nga.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bày tỏ sự bất bình khi một cuộc bạo động xảy ra ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Kiev vào ngày 31/8.
Trong phần lớn lịch sử, Ukraine là một phần của Nga và chỉ tách ra thành quốc gia độc lập khi Liên Xô tan rã năm 1991. Ukraine vẫn luôn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga, bởi tại Đông Âu Nga vẫn là thế lực đứng đầu và trong cuộc khủng hoảng lần này, cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không chấm dứt trừ phi Nga và Ukraine đạt được một thỏa thuận bền vững.
Washington Post tin rằng, ông Putin giờ đây nắm Ukraine trong tay mình, và ông coi những đối thủ phương Tây là yếu ớt, mất đoàn kết và sẵn sàng đưa ra một thỏa thuận mà ông muốn.
Theo Infonet
Theo_Kiến Thức
Triều Tiên thả cả triệu truyền đơn sang Hàn Quốc Đại diện Hàn Quốc vừa cho hay, tuần qua, láng giềng Triều Tiên đã thả gần 1 triệu truyền đơn sang nước này, trong một cuộc chiến tuyên truyền leo thang, bắt nguồn từ vụ thử hạt nhân mới nhất mà Bình Nhưỡng vừa tiến hành. Những tờ truyền đơn nói trên được Triều Tiên cho vào bóng bay khí heli và thả...