Bạo lực học đường: Quan điểm lạc hậu và lỗ hổng nhận thức pháp lý
Quan điểm giáo dục quyền lực vẫn phổ biến trong xã hội. Nhận thức sai dẫn đến hành vi sai, và trẻ em vẫn tiếp tục bị xâm hại. Đến lượt mình, trẻ cũng học theo người lớn, sai cả nhận thức lẫn hành vi.
Đề giáo dục trẻ cần sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường, xã hội. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam )
Để giáo dục và bảo vệ trẻ cần có sự vào cuộc của gia đình, sau đó là nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, cả gia đình, nhà trường và xã hội hiện vẫn chưa nhận thức đúng được vị trí, vai trò của mình, về phương pháp giáo dục và về vị trí, vai trò của trẻ em.
Từ lỗ hổng nhận thức…
Có một thực tế đau xót là bạo lực học đường đang được nhận thức sai từ chính nhà trường.Từ nhận thức chưa đúng về khái niệm bạo lực học đường, xâm phạm trẻ em, nhiều giáo viên đã sai lầm trong hành động và phương pháp giáo dục. Giáo dục quyền lực vẫn là lối tư duy nặng nề trong các nhà trường.
Chia sẻ về việc giáo viên có được đánh học sinh hay không, cô Nguyễn Thị Bích, một giáo viên ở Hà Nội nói: “Tôi nghĩ việc đó là bình thường, ‘thương cho roi cho vọt’. Việc vụt thước vào tay, chân học sinh để các em nhớ lần sau không phạm lỗi. Tôi cũng nói cô giáo của con mình có thể đánh con nếu con sai,” cô Bích nói.
Ngay cả lãnh đạo các trường cũng có quan điểm việc véo tai, tát, vụt học sinh là bình thường, thậm chí dung túng bao che cho hành vi sai trái của giáo viên.
Tại buổi tọa đàm “Áp lực của giáo viên, nguyên nhân và giải pháp” do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức gần đây, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội than thở việc phải tiếp phụ huynh nửa ngày dù giáo viên “chỉ véo tai một cái” khi “học sinh nghịch quá mức”. Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) coi việc học sinh đánh hội đồng và lột quần áo bạn giữa lớp là chuyện “đánh sơ sơ”. Hiệu trưởng trường Trường Trung học cơ sở Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) thậm chí đề nghị phụ huynh im lặng dù giáo viên đánh học sinh đến 231 cái.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, việc đưa lý do dùng bạo lực để giáo dục học sinh là ngụy biện vì không văn bản pháp luật nào cho phép, không một trường sư phạm nào dạy sinh viên làm điều đó. Đó là lối giáo dục quyền lực.
Tiến sỹ tâm lý giáo dục Nguyễn Tùng Lâm cho rằng việc nói dùng đòn roi để giáo dục học sinh là ngụy biện. (Ảnh: TTXVN)
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) phân tích: “Thực chất đến 70% giáo viên được đào tạo theo cách cũ nên cổ hủ, bảo thủ, nghĩ mình sinh ra để dạy mọi người, học sinh kém mình nên mình có quyền. Đó là vấn đề rất nghiêm trọng cần xử lý.”
Cũng theo ông Hòa, mục tiêu giáo dục của Việt Nam từ trước tới nay là tạo ra các học sinh ngoan, vâng lời, với lối giáo dục áp đặt và quyền lực. Thầy cô cũng là sản phẩm của mục tiêu giáo dục đó nên không chấp nhận được việc học sinh hư và dễ bức xúc, muốn đưa học sinh vào khuôn khổ.
Trong khi đó, hiện giáo viên là một trong những nghề nghiệp phải chịu áp lực rất lớn: áp lực từ học sinh, phụ huynh, xã hội, áp lực thành tích điểm số, thi giáo viên giỏi, hồ sơ sổ sách…
“Khi giáo viên tự nghĩ đánh học sinh một vài cái là bình thường thì lúc bực tức lên họ sẽ khó có thể kiềm chế để tăng số lượng hành vi bạo lực. Vì thế, việc phải thay đổi nhận thức của giáo viên về vấn đề xâm hại học sinh là vô cùng quan trọng, trong đó, cái gốc là thay đổi nhận thức của các thầy cô về vai trò của mình, từ đó thay đổi phương thức giáo dục. Giáo viên ngày nay không phải là người truyền thụ mà là người đồng hành, hướng dẫn. Giáo dục quyền lực không còn phù hợp,” ông Hòa phân tích.
Với học sinh, chính các em cũng không có kiến thức pháp lý liên quan đến trẻ em, không biết những việc mình được làm, không được làm, những việc người khác không được làm với bản thân. Theo luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh), qua kinh nghiệm nhiều năm đi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở, ông thấy lỗ hổng này xuất hiện khá phổ biến.
“Chúng tôi đưa ra các tình huống học sinh đánh nhau, giáo viên đánh học sinh, phân tích rõ cho các em hiểu rằng việc hành hung, làm nhục người khác là vi phạm pháp luật và có thể sẽ phải đi tù. Tuy nhiên, đa số học sinh đều rất bất ngờ vì điều đó. Bản thân các em không ý thức được rằng đó là hành vi phạm pháp. Điều đó cho thấy đang có một lỗ hổng rất lớn trong kiến thức xã hội cũng như kiến thức pháp lý trong các em học sinh,” Luật sư Giang Hồng Thanh chia sẻ.
Hình ảnh giáo viên mầm non đánh học sinh thô bạo gây sốc dư luận. (Ảnh cắt từ clip)
Đến lỗ hổng hành vi
Theo ông Nguyễn Trọng An, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cho rằng, để giáo dục và bảo vệ trẻ em, vai trò trước tiên thuộc về gia đình, tiếp đó là nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, nhận thức chưa đúng như trên đã dẫn đến việc có những hành động chưa đúng với trẻ, như coi trẻ là trò chơi tiêu khiển bằng cách trêu chọc lấy vui, hoặc coi đánh mắng trẻ là cách dạy dỗ, thậm chí xâm hại tình dục trẻ em vì trẻ là đối tượng dễ đe dọa, ít kỹ năng. Trẻ em nhiều khi trở thành nơi trút những bức xúc giáo viên, cha mẹ, và cả bạn bè.
Cũng chính nhận thức này khiến việc giáo dục trẻ về vấn đề bạo lực học đường, các kỹ năng liên quan để tăng khả năng phòng tránh chưa được chú trọng. Gia đình và nhà trường chưa thực sự quan tâm tìm hiểu và chỉ dạy cho trẻ về quyền trẻ em, cách nhận diện các hành vi xâm phạm thân thể, cách xử lý tình huống khi bị xâm phạm, các kỹ năng liên quan.
Thậm chí, việc thực thi pháp luật về quyền trẻ em cũng chưa được chú trọng một cách đúng mức.
Ví dụ, theo Điều 85 của Luật Trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm “tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.”
Tuy nhiên, trong các nhà trường hiện nay, điều này vẫn chưa được triển khai, hoặc chỉ tổ chức rất mờ nhạt bằng cách lồng vào môn giáo dục công dân ở cấp trung học, trong khi đối tượng dễ bị xâm hại nhất lại là bậc mầm non, tiểu học, và trung học cơ sở. Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính cũng chưa được chú trọng.
Thông tư số 08 về Hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh được ban hành từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm và không còn phù hợp, ảnh hưởng đến hàng chục triệu học sinh, nhưng ngành giáo dục cũng mãi chưa sửa đổi.
Ông Nguyễn Trọng An bày tỏ lo lắng trước tình trạng bạo lực học đường. (Ảnh: PM/Vietnam )
Theo Luật Giáo dục, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội phải có nhiệm vụ nắm bắt tình hình của trẻ, nhưng giáo viên ở Phú Thọ thậm chí còn tiếp tay dẫn trẻ cho hiệu trưởng dâm ô, giáo viên ở Hưng Yên coi việc trẻ bị bạn bạo hành là bình thường.
“Trong Luật Trẻ em, tôi chỉ sơ bộ cũng có đến 17 cơ quan, tổ chức được quy định nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, nhưng tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra ngày càng trầm trọng. Điều đó cho thấy các cơ quan này đã không hoàn thành nhiệm vụ. Hành lang pháp lý có nhưng không chịu thực hiện thì làm sao cơ chế bảo vệ trẻ em từ gia đình, nhà trường, cộng đồng có thể thành hiện thực, làm sao trẻ em được bảo vệ. Đó là điều tôi muốn nói,” ông An chia sẻ.
Cũng theo ông An, trẻ vốn đã thiếu kiến thức pháp luật, lại thường xuyên phải chịu đựng hoặc chứng kiến các hành vi bạo lực diễn ra trong nhà trường và trong cả gia đình, sẽ khiến học sinh coi việc sử dụng bạo là bình thường. Giáo viên và phụ huynh là hai tấm gương gần gũi nhất với trẻ nhưng cũng đánh nhau theo kiểu “ăn miếng trả miếng.” “Những tấm gương như vậy sẽ tạo nên những đứa trẻ như thế nào?” ông An lo lắng nói./.
Phạm Mai
Theo Vietnam
Hoa hậu H'Hen Niê nói chuyện về bạo lực học đường với học sinh
Hoa hậu H'Hen Niê và diễn viên Quyền Linh đã chia sẻ những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường cũng như đưa ra lời khuyên với nhiều bạn trẻ.
Hưởng ứng chương trình đồng hành chủ đề năm 2019 là "An toàn cho phụ nữ và trẻ em", chiều nay (23/2), tại TP HCM, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM và trường Trung học phổ thông Tenloman tổ chức hội nghị "Tư vấn pháp luật về phòng, chống bao lực học đường".
Hoa hậu H'Hen Niê trao đổi với học sinh tại chương trình.
Hoa hậu H'Hen Niê và diễn viên Quyền Linh, 2 đại sứ chương trình đã chia sẻ những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, bạo hành gia đình cũng như đưa ra lời khuyên với rất nhiều bạn trẻ.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng mức độ, số lượng vụ việc, nhất là các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường. Đây là hồi chuông báo động về sự an toàn của trẻ, đặc biệt là bé gái.
Theo thống kê của ngành công an, riêng trong năm 2018 cả nước xảy ra trên 2.000 vụ bạo lực học đường, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra ngay tại môi trường học đường. Điều đáng nói là bạo lực học đường ngày nay không còn đơn giản là chửi, đánh nhau mà còn xuất hiện dưới hình thức xúc phạm, lăng mạ trên mạng xã hội, gây tổn thương cho học sinh độ tuổi hình thành nhân cách.
Chia sẻ câu chuyện thực tế của mình, Hoa hậu H'Hen Niê mong truyền được năng lượng sống đến các nữ sinh, giúp các bạn mạnh mẽ hơn, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển tương lai của mình.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, việc tạo ra môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay là điều cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Bên cạnh công tác bảo vệ, điều quan trọng không thể bỏ qua là gia đình, nhà trường phải trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để nhận biết và phòng chống hành vi bạo lực học đường nhằm có cách xử lý kịp thời.
"Các em học sinh trước hết hãy tự trang bị cho mình kiến thức để phòng vệ, tự vệ, cố gắng tránh những tình huống rủi ro nhất đối với mình. Hãy tự tạo cho mình một môi trường an toàn. Nhân diễn đàn này, chúng tôi cũng mong các giáo viên, các trường học và sở ban ngành các cấp sẽ cùng chung tay tạo ra một môi trường an toàn cho chúng ta và cho tất cả các em thân yêu của chúng ta", bà Thu Hà nhấn mạnh.
Hai đại sứ cùng kêu gọi học sinh chung tay tạo ra môi trường sống an toàn cho chính mình và mọi người.
Tại hội nghị, hơn 1.200 học sinh bậc trung học phổ thông tại TP HCM đã được theo dõi một phiên tòa giả định về tội cố ý gây thương tích ở trẻ vị thành niên, một hành vi bạo lực học đường rất dễ gặp ở học sinh. Cùng với đó là sự trả lời, tư vấn pháp luật của các luật sư, chuyên gia, đại diện sở ban ngành về việc làm sao định hình hành vi bạo lực và cách xử lý, phòng chống nếu không may trở thành nạn nhân.
Tại đây, 2 đại sứ chương trình đồng hành năm là diễn viên Quyền Linh và Hoa hậu H'Hen Niê đã mang đến cho đông đảo học sinh những câu chuyện thực tế, kinh nghiệm từ chính bản thân hay lời khuyên bổ ích về việc bảo vệ chính mình và người khác trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trên mạng xã hội. H'Hen Niê cho rằng, việc bảo vệ, chung tay tạo nên môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em là điều mà xã hội nào cũng phải hướng tới để tạo nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
"Cũng là một người phụ nữ, mình rất ưu tiên cho vấn đề mình được bảo vệ, được tôn trọng và mong rằng tất cả mọi người được hỗ trợ. Khi trở thành đại sứ của chương trình này mình có cơ hội chung tay, kêu gọi tất cả mọi người bảo vệ phụ nữ. Phụ nữ có rất nhiều tiềm năng và năng lực nhưng đôi khi vì những rào cản, vì không được bảo vệ mà họ hạn chế bản thân của mình", Hoa hậu H'Hen Niê nói./.
Theo vov
Học sinh lớp 7 bị bạn đánh 'đầu bê bết máu' Do 'méc' với cô giáo chuyện nhóm bạn cùng trường đi tắm sông sau giờ học, một học sinh lớp 7 ở tỉnh Vĩnh Long bị bạn đánh, xô dính đầu vô kính vỡ gây thương tích nặng ở đầu. Đoàn công tác của Sở GD-ĐT Vĩnh Long và Trường THSC Hòa Hiệp đến nhà làm việc, nắm tình hình sức khỏe của...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025