Bạo lực học đường, chuyện ngày càng lớn
Bạo lực học đường ngày càng trở thành chuyện lớn, khi thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng
Một báo cáo gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy trong 1 năm học, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh (HS) đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường (khoảng 5 vụ/ngày). Đáng lo ngại hơn, bạo lực học đường ngày nay có thể xảy ra ở cả HS nữ. Lý do thì “thiên hình vạn trạng”, từ chuyện rất vu vơ như “nhìn đểu” cho đến hiểu lầm, ganh tị, mâu thuẫn tình cảm, thậm chí thích thì đánh!
Liên tiếp những hồi chuông
Cuối tháng 1 vừa qua, dư luận không khỏi sửng sốt khi Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái 13 tuổi uống thuốc trừ sâu tự tử do bị bạn học trêu ghẹo, bắt nạt và ghép đôi với bạn khác giới. Cô bé may mắn được cứu sống nhưng việc điều trị những chấn thương tâm lý về sau là hết sức vất vả. Cũng trong những ngày đầu năm, một nam sinh lớp 11 Trường THPT huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa bị bạn học dùng gậy sắt vụt vào đầu đến mức vỡ sọ não, thương tật đến 49%.
Trung tuần tháng 3, đoạn clip quay cảnh nữ sinh lớp 8 ở TP Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) bị 4 bạn học đánh tới tấp bằng mũ bảo hiểm, bị xé áo rồi tung lên mạng xã hội, gây nhiều bức xúc. Kế đó, một clip dài hơn 6 phút ghi lại cảnh HS đánh nhau tàn nhẫn trong lớp học tiếp tục làm dư luận dậy sóng.
Sự việc xảy ra tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM, 2 nữ sinh liên tiếp tát, giật tóc, dùng chân (vẫn đang đi giày) đá vào mặt bạn học. Những HS xung quanh chứng kiến không vào ngăn cản, thậm chí còn đứng bên ngoài cổ vũ, bình luận rôm rả như đang xem phim hành động.
Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể được tổ chức thường xuyên, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM) càng thêm gắn kết, truyền thêm nhiều cảm hứng tích cực trong cuộc sống và học tập. (Ảnh do nhà trường cung cấp)
Đó chỉ là vài trong số rất nhiều vụ việc bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho nhà trường, gia đình và xã hội. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), nhận định những vụ bạo lực học đường gần đây có tính chất càng tàn bạo, phản ánh một số vấn đề đáng lo ngại.
Thứ nhất, tình trạng “sống ảo”, anh hùng bàn phím; muốn chứng tỏ mình thông qua những clip bạo lực. Thứ hai, là sự vô cảm, thiếu tình thương, của giới trẻ; khi biết thương yêu đoàn kết thì các em không thể hành xử cay nghiệt, gây thương tích cho bạn hoặc thờ ơ trước sự việc. Thứ ba, đây là hồi chuông báo động để ngành giáo dục cần nhìn lại giáo trình giảng dạy trong suốt thời gian dài đã luôn tập trung vào việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em. “Chương trình học có nội dung quá nặng, thầy cô luôn trong áp lực sợ “cháy” giáo án nên khó sâu sát hoàn cảnh của từng HS. Theo đó, không kịp thời uốn nắn, định hướng và thường chỉ biết khi sự việc đã muộn màng” – thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.
Video đang HOT
Tương tự, chuyên gia giáo dục, ThS Bùi Khánh Nguyên đánh giá cùng với việc bắt nạt truyền thống, số lượng các vụ việc bắt nạt trực tuyến có xu hướng tăng trong thanh thiếu niên hiện nay. Theo ông Bùi Khánh Nguyên, những bình luận, dòng trạng thái, hình ảnh được chia sẻ để nhục mạ, đàn áp làm tổn thương, được các em dùng làm vũ khí bắt nạt, uy hiếp người khác cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Khi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ hơn thì bạo lực học đường càng bộc lộ tính chất nguy hiểm và trở thành vết thương sâu khó chữa lành cho người trong cuộc.
Hãy giáo dục bằng tình thương, sự tỉnh táo
“Ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía” – ThS Bùi Khánh Nguyên khẳng định. Ông đề xuất lồng ghép các chuyên đề về bạo lực học đường trong các tiết học. ThS Bùi Khánh Nguyên cho biết một số trường tư thục đã quyết liệt tổ chức những hoạt động để truyền thông về bạo lực học đường, hướng dẫn các em kỹ năng sống một cách chủ động ở cả hai phía. Đó là, khi là nạn nhân thì có thể tìm đến ai, có số đường dây nóng hỗ trợ và hướng dẫn các quy tắc ứng xử, răn đe về các hậu quả nếu các em là người tấn công, có hành vi bạo lực cho người khác; nên hành xử ra sao khi chứng kiến vụ việc. Trong đó, giáo viên khéo léo dùng chính những tư liệu, hình ảnh về các vụ việc để cho các em thẳng thắn trao đổi, nhận diện cái đúng, cái sai, không né tránh.
Trường THPT Nguyễn Du là một trong những trường luôn đạt các thành tích đáng tự hào về mặt học tập lẫn phong trào và tạo được nếp văn hóa ứng xử đẹp trong môi trường học đường. Thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ một số kinh nghiệm quý giá và khẳng định quan điểm: Với bạo lực học đường, không thể chỉ mãi lo giải quyết sự vụ khi đã xảy ra mà phải xây để chống. Xây để chống ở đây chính là tạo nền tảng nhân cách, giáo dục các giá trị tinh thần, hướng đến các chuẩn mực đạo đức đúng đắn, bồi dưỡng tình yêu thương cho các em, giải quyết sớm những mâu thuẫn, bức bối ngay khi mới manh nha. Theo đó, nhà trường cần phải tổ chức các hoạt động sự kiện vui chơi, sinh hoạt tập thể hằng tuần cho các em để thu hút các em vào những điều lành mạnh, hình thành kỹ năng sống, thêm yêu trường mến lớp, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thầy Huỳnh Thanh Phú khởi xướng rất nhiều hoạt động và đặt ra hàng loạt yêu cầu trong việc thay đổi phương pháp dạy và học, chú trọng việc truyền cảm hứng sống cho học sinh và đội ngũ giáo viên để mỗi người cảm thấy tích cực, gắn kết với nhau. Thầy cũng bày tỏ mong muốn các phụ huynh dành thời gian lắng nghe con, thấu hiểu nội tâm và suy nghĩ của con thay vì chỉ thuần túy bênh vực hay áp đặt khi xảy ra sự cố.
Thêm những cảnh báo
ThS Bùi Khánh Nguyên cho rằng áp lực học tập căng thẳng khiến trẻ dễ mất cân bằng, bị stress hoặc trầm cảm mà không được phát hiện, phát sinh hành xử bạo lực. Ngoài ra, không thể phủ nhận truyền thông xã hội càng khiến trẻ dễ tiếp xúc, tiêm nhiễm các hình ảnh tiêu cực, bạo lực, chẳng hạn các vụ đánh ghen ầm ĩ, các phim ảnh bạo lực… lan tràn trên Facebook, YouTube. Khi có mâu thuẫn, trẻ dễ bắt chước dùng bạo lực như một cách giải quyết vấn đề theo những gì đã quan sát từ sự bạo lực của người lớn.
Chung trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc học sinh đánh nhau ở một số địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội, khiến dư luận bức xúc, phụ huynh học sinh lo lắng.
Vấn đề quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường một lần nữa lại được xới xáo. Nỗ lực chung sức, tăng trách nhiệm chính là giải pháp căn cơ để ngăn chặn bạo lực học đường.
Giáo viên Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ) trò chuyện với học sinh chủ đề ngăn chặn bạo lực học đường.
Tình trạng học sinh đánh nhau tăng
Từ tháng 3 trở lại đây, các cấp học đều chứng kiến tình trạng gia tăng của các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra ở một số địa phương. Điển hình, tại Hà Nội, ngày 1-4 vừa qua, đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng, khi một học sinh lớp 8 của Trường Trung học cơ sở Hồng Hà (huyện Đan Phượng) bị học sinh cùng trường đâm tử vong.
Trước đó, vào tháng 3, trên địa bàn Hà Nội cũng xảy ra nhiều sự việc học sinh ẩu đả, như nhóm học sinh nữ lớp 8 ở huyện Phúc Thọ đánh nhau; một nữ sinh lớp 10 ở huyện Mỹ Đức bị bạn lột áo, kéo lê trên đường...
Hay tại tỉnh Thanh Hóa, hồi tháng 1, xảy ra việc một học sinh nam đánh bạn tại cổng trường, khiến bạn bị vỡ xương sọ não, thương tật 49%. Tháng 3 vừa qua, hai học sinh nữ của một trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đánh nhau trong lớp... Nguyên nhân của các vụ đánh nhau kể trên đều bắt nguồn từ những va chạm, mâu thuẫn khi giao tiếp trong lớp, ở trường hoặc qua mạng xã hội.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bùi Văn Linh, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Đa phần các học sinh đều có ý thức tốt, chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường và pháp luật, song vẫn còn một số học sinh có hành vi chưa đúng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song chủ yếu do một số cơ quan quản lý giáo dục địa phương, nhà trường chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định trong quản lý, giáo dục học sinh; công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm...
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, nguyên nhân chính là do lứa tuổi học sinh có nhiều biến động về tâm sinh lý, suy nghĩ chưa chín chắn, trong khi việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở một số nhà trường, giữa các cấp học chưa được triển khai một cách hệ thống và đầy đủ.
Ở góc độ phụ huynh, bà Trần Thị Lan, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) cho rằng, xảy ra tình trạng bạo lực học đường có trách nhiệm của gia đình khi chủ quan, buông lỏng trong quản lý con em mình.
Cán bộ công an phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Hà Đông). Ảnh: Linh Nhi
Chung sức với tinh thần trách nhiệm cao
Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chung sức với tinh thần trách nhiệm cao để khắc phục những tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức, kịp thời hóa giải những mâu thuẫn để ngăn chặn hiệu quả tình trạng bạo lực học đường là quyết tâm của các trường học trên địa bàn Thủ đô.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa Tạ Ngọc Thắng cho biết, Phòng tăng cường chỉ đạo, giám sát các nhà trường trong việc xây dựng trường học an toàn; coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo các tiêu chí nhà giáo mẫu mực của ngành Giáo dục Thủ đô là "phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp" để làm gương cho học sinh.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) Nguyễn Thị Hồng Thúy, bên cạnh sự chủ động phối hợp với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục học sinh một cách toàn diện, nhà trường cũng tập trung tổ chức giảng dạy hiệu quả tài liệu chuyên đề "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", duy trì hiệu quả công tác tư vấn học đường...
Về vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A6, Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) Vũ Bích Phương chia sẻ: "Với lứa tuổi học sinh có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, môi trường tương tác của học sinh chủ yếu là ở trường, trong khi một số phụ huynh không có nhiều thời gian dành cho con nên chúng tôi luôn cố gắng gần gũi, lắng nghe, kịp thời phát hiện các mâu thuẫn phát sinh".
Trước thực trạng gia tăng bạo lực học đường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Sở đã yêu cầu các nhà trường đẩy mạnh công tác phòng, chống tai nạn thương tích, bảo đảm an ninh, an toàn trường học theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 781/UBND-KGVX ngày 18-3-2021; thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với lực lượng công an trong việc bảo đảm an ninh, an toàn trường học.
"Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với gia đình, có biện pháp quản lý, giáo dục học sinh hiệu quả, quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; nắm bắt tâm tư, tình cảm và diễn biến tâm lý của học sinh hằng ngày, nhất là ở trên môi trường mạng internet để kịp thời hóa giải những khúc mắc, va chạm của học sinh là giải pháp được ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục triển khai nhằm ngăn chặn hiệu quả bạo lực học đường", ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.
Vì sao nhiều học sinh vô cảm trước cái ác? Hiện tượng học sinh vô cảm trước bạo lực học đường, thậm chí không can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ khi chứng kiến bạn mình đánh nhau... khiến nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm lo ngại. Hai nữ sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, TPHCM đánh nhau ngay trong lớp học, ngày 10/3 Liên tiếp xảy ra bạo...