Bão lũ, hạn hán sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 5.600 tỷ USD vào năm 2050
Hạn hán, bão lớn và mưa xối xả xảy ra ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn USD vào năm 2050.
Một khu dân cư ở tỉnh Balochistan, Pakistan, chìm trong nước lũ ngày 29/8. Ảnh: AFP
Năm nay, mưa lớn đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại các thành phố ở Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời làm gián đoạn nguồn cung cấp nước và điện ở Ấn Độ, trong khi hạn hán khiến mùa màng của nông dân ở khắp châu Âu gặp rủi ro.
Những thảm họa khí hậu liên quan đến nước như vậy đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế lên đến hàng trăm tỷ USD. Theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa có trụ sở tại Brussels (Bỉ), các trận hạn hán, lũ lụt và mưa bão năm ngoái đã gây thiệt hại hơn 224 tỷ USD trên toàn cầu.
Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu thúc đẩy lượng mưa, lũ lụt và hạn hán trở nên dữ dội hơn trong những thập kỷ tới, các chi phí này sẽ tăng lên.
Người dân sơ tán khỏi các khu vực ngập lụt ở tỉnh Balochistan, Pakistan, ngày 26/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Hạn hán thường chỉ được coi là rủi ro đối với ngành nông nghiệp, nhưng hạn hán cực đoan lại có nguy cơ tác động mạnh hơn nhiều. Tại châu Âu, mực nước thấp áp sát mức kỷ lục của sông Rhine có thể làm ngừng trệ giao thông đường thủy dọc theo tuyến vận tải quan trọng nhất của châu Âu, liên kết các cảng chính ở Bỉ và Hà Lan với Đức và Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Tuần trước tại Trung Quốc, một đợt nắng nóng lớn đã khiến chính phủ buộc một số nhà máy phải đóng cửa để hạn chế tiêu thụ điện, do mực nước sông thấp đã làm giảm sản lượng tại các đập thủy điện.
Đáy một hồ chứa khô nứt nẻ do hạn hán kéo dài tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 21/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Don Holland, người phụ trách bộ phận thị trường nước của hãng cố vấn môi trường GHD của Canada, cho biết: “Nước, khi có quá nhiều hoặc quá ít, sẽ trở thành sức mạnh tàn phá nặng nề nhất đối với một cộng đồng”.
GHD đã đánh giá rủi ro về nước ở 7 quốc gia đại diện cho các điều kiện kinh tế và khí hậu khác nhau: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Australia.
Sử dụng dữ liệu bảo hiểm toàn cầu và các nghiên cứu khoa học khác nhau, các chuyên gia đã ước tính được số tổn thất mà các quốc gia phải đối mặt về chi phí trước mắt cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, thiệt hại có thể lên tới 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050, với tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ giảm khoảng 0,5% mỗi năm cho đến thời điểm đó. Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, dự kiến phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế khoảng 1,1 nghìn tỷ USD vào giữa thế kỷ này.
Hoa hướng dương chết cháy vì khô hạn trên cánh đồng tại Rhone-Alps, Pháp, ngày 24/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 5 lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu, sản xuất và phân phối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai, lên đến 4,2 nghìn tỷ USD vì hạn hán sẽ làm gián đoạn sản xuất trong khi mưa bão và lũ lụt phá hủy cơ sở hạ tầng và hàng tồn kho.
Ngành nông nghiệp, dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và mưa lớn, có thể bị thiệt hại 332 tỷ USD vào năm 2050. Các lĩnh vực khác cũng phải đối mặt với nguy cơ lớn là bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm và năng lượng.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay ở Davos (Thụy Sĩ), một nhóm chuyên gia toàn cầu đã thành lập ủy ban mới để nghiên cứu tính kinh tế của nước nhằm mục đích tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách về cách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
Đồng chủ tịch ủy ban, ông Tharman Shanmugaratnam, đồng thời là Bộ trưởng Điều phối Chính sách Xã hội ở Singapore, nhấn mạnh: ” Chúng ta phải thay đổi cách thức quản lý nước và khí hậu. Chi phí để làm như vậy không phải là nhỏ, nhưng chúng vẫn thấp so với cái giá của việc bị thời tiết khắc nghiệt tàn phá”.
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất đã cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và khí hậu cũng đã thay đổi, dẫn đến các trận bão và lũ lụt thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, cũng như hạn hán rộng hơn và kéo dài hơn.
Hồ chứa nước La Vinuela ở tỉnh Malaga, Tây Ban Nha, cạn khô do hạn hán ngày 18/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự báo về lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề nhất bởi thảm hoạ khí hậu tại Canada
Trong 30 năm tới, lũ lụt và hạn hán sẽ khiến Canada thiệt hại hơn 100 tỷ USD, trong đó, hoạt động chế tạo và phân phối sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Cảnh ngập lụt tại British Columbia, Canada, ngày 17/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, báo cáo có tựa đề "Aquanomics" của công ty dịch vụ kiến trúc và kỹ thuật toàn cầu GHD dự đoán rằng lũ lụt, hạn hán và bão lớn có thể khiến nền kinh tế Canada thiệt hại 139 tỷ CAD (tương đương 107 tỷ USD) trong khoảng 30 năm tới.
Trong năm 2021, trận lụt tại tỉnh British Columbia có thời điểm đã cắt đứt các liên kết đường sắt và đường cao tốc nối cảng lớn nhất của Canada ở Vancouver với phần còn lại của đất nước. Sự gián đoạn này đã gây áp lực lớn đối với chuỗi cung ứng vốn đã bị căng thẳng do đại dịch COVID-19, làm tăng giá và làm chậm quá trình sản xuất ở các nhà máy không thể mua được linh kiện, đồng thời khiến một số kệ hàng tạp hóa trống rỗng.
Báo cáo cho rằng trong thời gian từ nay đến năm 2050, hoạt động chế tạo và phân phối sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi những thảm họa khí hậu liên quan tài nguyên nước, với mức thiệt hại ước tính khoảng 64 tỷ CAD. Trong khi đó, hạn hán hạn chế sản xuất công nghiệp, lũ lụt và bão gây thiệt hại trực tiếp cho các tòa nhà và máy móc, hoặc làm mất nguồn cung cấp điện, buộc các nhà máy phải dừng hoạt động.
Hạn hán thường chỉ được coi là rủi ro thực sự đối với nông nghiệp, nhưng hạn hán cực đoan có nguy cơ tác động mạnh hơn nhiều. Tại châu Âu, mực nước thấp áp sát mức kỷ lục của sông Rhine có thể làm ngừng trệ giao thông đường thủy dọc theo tuyến vận tải quan trọng nhất của châu Âu, liên kết các cảng chính ở Bỉ và Hà Lan với Đức và Thụy Sĩ. Tuần trước tại Trung Quốc, một đợt nắng nóng lớn đã khiến chính phủ buộc một số nhà máy phải đóng cửa để hạn chế tiêu thụ điện, do mực nước sông thấp đã làm giảm sản lượng tại các đập thủy điện.
Lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng nhanh - vốn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng liên quan đến nước và chịu tác động cực lớn trong trường hợp các tuyến đường cung cấp bị hư hại - sẽ là lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng thứ hai, với thiệt hại ước tính khoảng 26 tỷ CAD trong thời gian từ năm 2022 đến năm 2050. Tiếp theo là ngành ngân hàng và bảo hiểm với thiệt hại ước tính 21 tỷ CAD, chủ yếu do hoạt động kinh tế-sản xuất bị gián đoạn, cũng như do chi trả bảo hiểm lớn hơn.
Lĩnh vực năng lượng và các dịch vụ tiện ích sẽ phải đối mặt với thiệt hại ước tính 14 tỷ CAD. Nông nghiệp là lĩnh vực thứ 5 được phân tích, trong đó Canada ước tính sẽ mất khoảng 4 tỷ CAD trong 28 năm tới, đồng thời cũng đe dọa đến an ninh lương thực.
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất đã cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và khí hậu cũng đã thay đổi, dẫn đến các trận bão và lũ lụt thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, cũng như hạn hán rộng hơn và kéo dài hơn. Ông Roy Brouwer - Giám đốc điều hành của Viện Nước, đồng thời là một giáo sư kinh tế tại Đại học Waterloo - nhận định rằng báo cáo trên là một lời kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậu.
Phà chở 300 người bốc cháy ngoài khơi Thụy Điển Ngày 29/8, các phương tiện truyền thông châu Âu đưa tin một chiếc phà ô tô chở 300 người đã bốc cháy tại khu vực ngoài khơi Thụy Điển. Hãng tin AFP dẫn lời Người phát ngôn Cơ quan hàng hải Thụy Điển Jonas Franzen xác nhận lửa đã bốc lên trên con phà Stena Scandica. Thời điểm gặp nạn, phà Stena Scandica...