Bão lũ càn quét giữa lúc châu Á quay cuồng với Covid-19
Giữa lúc đang gồng mình đối phó với làn sóng Covid-19 mới, nhiều nước châu Á tiếp tục phải hứng chịu bão lũ gây thiệt hại lớn.
Ít nhất 125 người ở Ấn Độ thiệt mạng do lũ lụt, sạt lở đất (Ảnh: AP).
Theo Reuters, bang Maharashtra, miền tây của Ấn Độ , đang phải hứng chịu một đợt mưa lớn chưa từng có trong hàng chục năm qua. Mưa lớn đã kéo theo lũ lụt và sạt lở đất, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm nghìn người.
Lực lượng cứu hộ vẫn đang cố gắng vượt qua lớp bùn dày và những mảnh vỡ để tiếp cận hàng chục ngôi nhà ngập nước. “Khoảng 40 người vẫn mắc kẹt. Cơ hội cứu sống họ rất mong manh bởi họ đã bị kẹt trong bùn hơn 36 tiếng”, một quan chức cấp cao bang Maharashtra cho biết.
Một số khu vực duyên hải phía tây Ấn Độ ghi nhận lượng mưa lên tới 594 mm, buộc chính quyền địa phương phải sơ tán người dân trước khi mở cửa đập xả lũ sắp tràn. Tại bang Telangana, miền nam Ấn Độ, mưa lớn cũng gây ngập lụt ở thủ phủ Hyderabad và một số vùng trũng khác.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc hôm nay 24/7 đã yêu cầu đóng cửa hàng loạt cảng biển và các tuyến đường sắt trước khi bão In-fa dự kiến đổ bộ vào khu vực miền đông nước này vào ngày mai.
Hàng trăm ô tô bị nhấn chìm trong đường hầm ngập lũ ở Trung Quốc (Ảnh: EPA).
In-fa là cơn bão đầu tiên đổ bộ Trung Quốc trong mùa mưa bão năm nay, diễn ra chỉ vài ngày sau khi tỉnh Hà Nam ở miền trung hứng đợt mưa lũ “nghìn năm có một”. Tính đến hôm nay, ít nhất 58 người được xác nhận đã thiệt mạng khi Hà Nam bắt đầu công tác dọn dẹp, khôi phục sau lũ.
Đợt mưa lũ đã khiến nhiều nhà cửa, đường sá ở Hà Nam bị hư hại nghiêm trọng, khiến nhiều hoạt động kinh tế bị tê liệt, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ USD. Các hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy, hàng loạt ô tô bị nước lũ cuốn trôi hoặc mắc kẹt trong hầm ngập nước.
Ô tô chất đống sau lũ ở Trịnh Châu
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đường hầm Jingguang ở thành phố Trịnh Châu, bị ngập hoàn toàn chỉ sau 5 phút vào tối 20/7, nhấn chìm hàng trăm ô tô, khiến nhiều người mất tích. Giới chức địa phương không công bố số người thiệt mạng trong đường hầm này, nhưng cổng thông tin The Paper dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, đội cứu hộ đã kiểm tra tất cả ô tô bị mắc kẹt trong đường hầm và phát hiện 4 thi thể. Nhiều người lo ngại, số người tử vong cao hơn nhiều bởi nhiều gia đình vẫn đang đăng tin tìm kiếm người nhà mất tích sau trận lũ.
Hơn 14.000 người Philippines phải sơ tán do mưa bão (Ảnh: EPA).
Tại Philippines , hàng nghìn người ở thủ đô Manila đã được sơ tán khi thành phố này và các tỉnh lân cận ngập trong biển nước vì mưa bão. “Nhiều ngôi nhà đã bị ngập lên đến nóc”, ông Humerlito Dolor, thống đốc tỉnh Oriental Mindor phía nam thủ đô Manila, cho biết.
Ở một số khu vực của Manila và vùng lân cận, nước lũ đã dâng đến ngang hông khiến giao thông bị ngưng trệ.
“Chúng tôi quyết định sơ tán sớm. Chúng tôi không muốn nước đến chân mới nhảy”, Tayson, một trong hàng nghìn người được sơ tán, cho biết. Mặc dù sơ tán tập trung, nhưng chính quyền địa phương vẫn yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Trước đó, tại Nhật Bản, ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng hơn 10 mất tích sau khi mưa lớn kéo theo lũ quét, sạt lở đất ở Atami, tỉnh Shizuoka hôm 3/7.
Các nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các tình hình thời tiết cực đoan không chỉ ở châu Á mà còn nhiều nơi khác trên thế giới. Một số nước Tây Âu cũng vừa trải qua một đợt lũ lụt nghiêm trọng khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Cường quốc biển châu Âu nhìn về châu Á
Các cường quốc châu Âu, trong đó có cường quốc biển một thời Anh quốc, đang tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.
Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn các nước phương Tây liên kết với nhau.
Nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang thẳng tiến Biển Đông với một số tàu chiến hộ tống đã băng qua eo biển Singapore trưa 23-7 - Ảnh: hải quân Mỹ
Trong chuyến công du châu Á thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tái khẳng định cam kết của Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Việc triển khai nhóm tác chiến hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến tuần tra và tập trận trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch ở Biển Đông thể hiện được cả 3 đặc trưng trong chiến lược đối ngoại quốc phòng mới của nước Anh hậu Brexit: (i) quyết đoán, (ii) quy mô và (iii) đa liên kết.
Hải quân Hoàng gia Anh chưa từng gián đoạn hiện diện ở Đông Á (thông qua việc triển khai luân phiên các tàu HMS Montrose, Argyll và Enterprise), nhưng quy mô của việc triển khai hạm đội HMS Queen Elizabeth vẫn được đánh giá là vượt trội hơn cả.
Xoay quanh việc vì sao nước Anh chọn châu Á làm "trọng tâm tiếp cận" mới, có ba nguyên nhân chính được ông Ben Wallace tuyên bố vào tháng 4-2021: (i) kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp ước Phòng thủ ngũ cường (FPDA) ở khu vực, (ii) đảm bảo các giá trị chuẩn mực của luật pháp quốc tế thông qua vai trò cường quốc toàn cầu của Anh và (iii) kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng quân sự và các hoạt động đơn phương áp đặt giá trị của Trung Quốc ở khu vực.
Tuy nhiên, trên thực tế nước Anh cũng đang trong quá trình cạnh tranh ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Pháp, Đức nói riêng và cả Liên minh châu Âu nói chung giai đoạn hậu Brexit.
Sự công bố về chiến lược và cách tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách đơn lẻ của mỗi bên châu Âu, cũng như việc Pháp thành công trong thiết lập tam giác chiến lược Pháp - Ấn - Úc (sắp tới có thể là Pháp - Mỹ - Nhật) và lực lượng tuần duyên chung với các nước Nam Thái Bình Dương (có cả Úc và New Zealand) khiến cho Anh phải đẩy nhanh cả 3 hướng triển khai chiến lược ở châu Á.
Xu hướng chạy đua ảnh hưởng giữa Anh - Pháp ở khu vực hiện vẫn đang được nằm trong thế "vừa hợp tác vừa cạnh tranh", trong bối cảnh các hạm đội của hai nước vẫn có kế hoạch diễn tập chung ở Địa Trung Hải và sắp tới là Biển Tây Philippines.
Theo lộ trình được Huân tước Annabel Goldie - quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh - đưa ra, sự hiện diện dài hạn của hải quân Anh ở khu vực sẽ tăng cường một cách tiệm tiến chứ không ồ ạt như bước khởi đầu, với việc duy trì các tàu tuần duyên vào năm 2021, các đơn vị lính thủy đánh bộ từ năm 2023 và một tàu khinh hạm cho đến cuối thập niên này.
Cách tiếp cận này cho thấy mặc dù Anh có năng lực tài chính mạnh, Anh vẫn muốn triển khai tiệm tiến để giảm thiểu tối đa các chi phí hậu cần hàng hải, đồng thời tạo liên kết với các đối tác và đồng minh để khắc phục các điểm yếu về kỹ thuật quân sự (như nhờ Mỹ cung cấp thêm máy bay F-35B do hiện Anh chưa trang bị đủ số lượng cho hạm đội HMS Queen Elizabeth).
Trung Quốc có để yên?
Trung Quốc ngay từ tháng 1-2021 đã lên án việc triển khai hạm đội Anh ở khu vực và chắc chắn sẽ đưa ra những phản ứng quyết liệt và tăng cường cấp độ từ ngoại giao đến quân sự trong thời gian tới.
Mặc dù phía Anh đã phát đi các tín hiệu cho thấy sự ôn hòa trong đợt triển khai, Trung Quốc chắc chắn sẽ bỏ qua các chỉ dấu này và đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận, do thám cũng như có những động thái phản ứng quyết liệt để tăng cường hiện diện quân sự đối trọng với hạm đội Anh nói riêng và tổ hợp lực lượng các cường quốc nói chung.
Cần nói thêm là Trung Quốc vẫn giữ tâm thế lo ngại về sự hiện diện cùng lúc từ đông đảo các cường quốc bên ngoài, xuất phát từ việc quốc gia này bị các nước phương Tây biến thành nước nửa thuộc địa suốt một thế kỷ.
Sự hiện diện của Anh trong tập trận đa phương 8 nước (Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc, Pháp, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc) vào tháng 8 tới tại Biển Philippines gợi lại đúng khái niệm "Bát quốc liên quân" can thiệp Trung Quốc hồi đầu thế kỷ 20, dù thành phần tham dự hoàn toàn khác nhau.
ASEAN, với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc phòng với các nước lớn, chắc chắn sẽ có cách tiếp cận tích cực với tín hiệu tăng cường hiện diện của Anh trong khu vực, đặc biệt khi một số thành viên trong khối ASEAN vẫn là thành viên FPDA cùng Anh. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang muốn đẩy nhanh các hoạt động đối ngoại quốc phòng ở Biển Đông để đối trọng với các hoạt động quân sự tăng cường từ Trung Quốc gần đây.
Việt Nam quan trọng với Anh
Có một số thông điệp được thể hiện trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 22-7. Thứ nhất, nước Anh muốn tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam, mở rộng khả năng tiếp cận cảng biển Việt Nam cho các tàu hải quân Anh về sau. Đây là nhu cầu cấp thiết lúc này, do một số nước trong khu vực đang bùng phát dịch COVID-19 nên hạn chế cảng biển.
Thứ hai, ông Wallace muốn có được sự ủng hộ của Việt Nam trong kế hoạch tham gia Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) mà Anh chưa có suất thành viên - một nhu cầu cấp thiết cho việc tăng cường hiện diện của Anh lúc này.
Thạc sĩ LỤC MINH TUẤN (nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu quốc tế - SCIS, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Số người chết cao chưa từng có tại tâm dịch Covid-19 châu Á Indonesia tiếp tục ghi nhận số người chết kỷ lục vì Covid-19, giữa lúc có nhiều lo ngại về nguy cơ xuất hiện biến chủng virus mới. Số người chết vì Covid-19 tại Indonesia liên tục lập kỷ lục (Ảnh: EPA). Bộ Y tế Indonesia ngày 23/7 thông báo số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc đã tăng thêm 49.071 người trong vòng...