Báo Hong Kong coi bánh mì Việt Nam là một món ăn sáng ngon nhất châu Á
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đã bình chọn những món ăn sáng đặc sắc nhất tại châu Á, trong đó có bánh mì Việt Nam.
Bánh mì Việt Nam là món ăn sáng tiện lợi và ngon miệng được cộng đồng yêu ẩm thực thế giới đánh giá cao. Một chiếc bánh mì điển hình bao gồm nhiều nguyên liệu đặc trưng địa phương như pa tê, giò lụa, cà rốt cùng củ cải chua, dưa chuột, sốt mayonnaise, rau mùi. Ảnh: CNN
Con đường Tơ lụa xa xưa có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là bữa sáng. Trong hơn 600 năm qua, bữa sáng Thổ Nhĩ Kỳ đã dần ưu ái các nguyên liệu từ những nơi xa xôi liên quan đến Con đường Tơ lụa và từ các địa điểm Đế chế Ottoman (1299-1922) đã đặt chân đến.
Bữa sáng Thổ Nhĩ Kỳ có tên kahvalti bao gồm nhiều món nhỏ như bánh mì, cà chua, dưa chuột, phô mai, thịt khô, mật ong, trứng… được cả gia đình cùng chia sẻ thưởng thức. Ngày nay, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến người Thổ Nhĩ Kỳ thích săn simit – bánh mì phủ hạt vừng, còn kahvalti thường chỉ được ăn vào cuối tuần và những dịp tụ họp gia đình. Ảnh: Onedio
Có nhiều ý kiến cho rằng bánh xèo Sri Lanka (còn gọi là appam) có nguồn gốc từ Ấn Độ 2.000 năm trước. Loại bánh này có thành phần chính là bột gạo lên men, nước cốt dừa. Chúng được trộn lại và rán để tạo hình giống chiếc bát. Chiếc bánh được đặt lòng trứng ở giữa và ăn kèm với tương ớt dừa hoặc cà ri. Ảnh: TripSavvy
Người Malaysia thường tự hào về “món ăn sáng quốc bảo” là nasi lemak và roti canai. Món nasi lemak bao gồm gạo thơm nấu với nước dừa và lá dứa ăn kèm với cá khô, trứng luộc, lạc, thịt gà hoặc thịt bò. Trong khi đó, roti canai cũng được coi là “kỳ quan ẩm thực” Malaysia gồm bột maida (làm từ lúa mì), dầu ăn và nước trộn lại sau đó nấu trên chảo dầu. Quá trình chế biến tạo ra chiếc bánh dẹt, vừa mềm vừa giòn. Ảnh: Food Republic
Video đang HOT
Người dân Thái Lan thường lựa chọn jok cho bữa sáng giàu năng lượng bao gồm thịt lợn hoặt thịt gà cùng trứng, bột ớt, rau mùi, gừng ăn với cháo. Ảnh: Bangkok Beyond
Bữa sáng tại Nhật Bản dựa trên nguyên tắc có lợi cho sức khỏe và kích thích được cả 5 giác quan. Do vậy, cơm, súp miso, cá nướng, tsukemono (rau củ muối) cùng trứng ốp lết là đồ ăn phổ biến nhất. Ảnh: Savor Japan
7 vụ kiện doanh nghiệp phi lý
Tháng 4/2016, Stacy Pincus khởi kiện Starbucks vì cho rằng đồ uống lạnh của chuỗi cửa hàng café này cho quá nhiều đá.
Trong đơn kiện, Pincus (trú tại thành phố Chicago) cáo buộc Starbucks quảng cáo đồ uống lạnh chứa 700 ml dung dịch, nhưng cốc đựng thực tế chỉ chứa khoảng 400 ml dung dịch.
Với yêu cầu bồi thường 5 triệu USD, đơn kiện của Stacy được Viện Cải cách Pháp lý, thuộc Phòng Thương mại Mỹ, đánh giá là vụ kiện phi lý nhất năm 2016. Tuy nhiên, vụ kiện này đã bị tòa án liên bang ở thành phố Chicago bác bỏ vào cuối năm 2016.
Stacy Pincus. Ảnh: Today.
Tương tự, Robert Bratton (trú bang Missouri) cũng đòi bồi thường 5 triệu USD khi khởi kiện Hershey, công ty chuyên sản xuất socola. Đơn kiện cáo buộc công ty Hershey cố ý bán các sản phẩm kẹo trong bao bì chỉ đầy một phần.
Tháng 5/2017, vụ kiện tập thể của Bratton được tòa án sơ thẩm liên bang thụ lý nhưng vẫn bị bác bỏ chưa đầy một năm sau. Thẩm phán nhận định Bratton không thật sự bị thiệt hại vì kể cả khi nhận ra trong gói không đựng đầy kẹo, anh ta vẫn tiếp tục mua sản phẩm. Cụ thể, anh ta mua hơn 600 gói kẹo trong 10 năm.
Ngoài hai vụ kiện trên, ở Mỹ từng xảy ra nhiều vụ kiện khác cũng được cho là phi lý. Năm 2011, Lauren Rosenberg khởi kiện Google vì ứng dụng bản đồ Google Maps chỉ dẫn Rosenberg cắt ngang đường cao tốc ở nông thôn. Thay vì chọn đường an toàn hơn để Google tự tính toán lại đường, Rosenburg đi theo chỉ dẫn của ứng dụng và lập tức bị ôtô đâm khi cắt ngang dòng xe cộ.
Người phụ nữ sau đó khởi kiện Google với cáo buộc công ty này cẩu thả, không cảnh báo trước, và có khiếm khuyết trong thiết kế ứng dụng.
Đơn kiện cuối cùng bị tòa án sơ thẩm tại thành phố Salt Lake, bang Utah bác bỏ vì giữa Google và Rosenberg không tồn tại quan hệ hợp đồng hoặc các quan hệ khác có thể làm phát sinh nghĩa vụ bảo vệ.
Năm 2013, một nhóm khách hàng khởi kiện tập thể chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Subway vì cho rằng sản phẩm bánh mỳ dài một foot (khoảng 30 cm) đặc trưng của hãng này không phải lúc nào cũng dài đúng một foot như quảng cáo. Trước khi vụ kiện được hợp nhất, một số nguyên đơn đòi số tiền bồi thường lên tới 5 triệu USD.
Sau đó, Subway được nhận định là không quảng cáo sai sự thật nhưng vẫn cam kết sẽ đảm bảo độ dài một foot của bánh mì trong tương lai. Ngoài ra, công ty này còn đồng ý sẽ trả 520.000 USD phí luật sư và 500 USD mỗi người trong nhóm nguyên đơn khởi kiện.
Nhưng khi hai bên tưởng rằng vụ kiện đã chấm dứt, Trung tâm vì sự công bằng trong vụ kiện tập thể, thuộc Viện Doanh nghiệp cạnh tranh, kháng cáo vì cho rằng thỏa thuận hòa giải này không tạo ra lợi ích cho đa số nguyên đơn.
Đồng ý, tòa án phúc thẩm liên bang số 7 hủy thỏa thuận hòa giải vào tháng 8/2017 với căn cứ: một vụ kiện tập thể nhưng không tạo ra lợi ích đáng kể cho tập thể mà chỉ để luật sư hưởng lợi về án phí thì không khác gì đường dây kiếm tiền phi pháp. Hai tháng sau, phía nguyên đơn cũng ngừng theo kiện.
Cùng năm 2013, một vài khách hàng khởi kiện tập thể đối với hãng bia Anheuser-Busch , công ty sở hữu nhãn hiệu bia Beck, vì cho rằng bao bì sản phẩm khiến họ lầm tưởng bia Beck được sản xuất tại Đức. Trên thực tế, công đoạn sản xuất bia Beck đã được chuyển tới Mỹ từ năm 2012 nhưng nhãn chai bia không có dòng chữ "sản xuất tại Mỹ".
Đây là lần hiếm hoi phía công ty chịu thương lượng với người đi kiện. Năm 2015, công ty Anheuser-Busch đồng ý dành ra 20 triệu USD để bồi thường cho khách hàng. Theo thỏa thuận, người nào mua bia Beck tại cửa hàng bán lẻ từ ngày 1/5/2011 tới ngày 23/6/2015 sẽ được nhận 50 USD mỗi hộ gia đình nếu có hóa đơn. Người nào không có hóa đơn sẽ được nhận tối đa 12 USD.
Năm 2014, Sirgiorgio Sanford Clardy , kẻ bảo kê gái mại dâm, khởi kiện hãng giày thể thao Nike đòi 100 triệu USD. Trước đó, Clardy bị phạt 100 năm tù vì đạp vào mặt khách hàng mua dâm định quỵt tiền tại thành phố Portland, bang Oregon.
Vì đi giày Air Jordan trong khi gây án, Sirgiorgio Clardy khởi kiện Nike, nhà sản xuất giày. Ảnh: S neaker News.
Vì đi giày Air Jordan trong lúc gây án, Clardy cáo buộc hãng Nike lẽ ra phải dán nhãn cảnh báo đôi giày có thể bị dùng làm vũ khí nguy hiểm. Xuất hiện thông qua cuộc gọi video phát đi từ trong tù, Clardy tự lập luận trước tòa bằng bài nói lan man. Ngược lại, luật sư của Nike chỉ trình bày trong dưới 90 giây. Cuối cùng, vụ kiện bị bác bỏ vì Clardy không thể đưa ra căn cứ hợp lý.
Tháng 2/2014, Webster Lucas (trú tại bang California) khởi kiện chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh McDonald's để đòi bồi thường 1,5 triệu USD vì chỉ nhận được một tờ giấy ăn trong lúc dùng bữa. Sau trận cãi nhau với quản lý cửa hàng, Lucas được bù đắp bằng bữa ăn miễn phí nhưng vẫn khẳng định sự việc khiến ông ta đau đớn về tâm lý và không thể làm việc.
Vụ kiện McDonald's là lần thứ 5 Lucas kiện cửa hàng ăn nhanh không thành công. Sau khi đơn kiện lần này bị bác bỏ vào tháng 10/2014, Lucas bị liệt vào danh sách "người chuyên kiện tụng vô cớ" của bang California và bị cấm khởi kiện trong thời gian nhất định.
Báo Mỹ: Việt Nam là "phép màu châu Á" mới sau Nhật Bản, Hàn Quốc Việt Nam đang trở thành một hiện tượng gọi là "phép màu châu Á", đang đi theo con đường của các quốc gia tạo nên phép màu trong quá khứ, nhưng ở thời đại hoàn toàn mới, theo New York Times. Phố Hàng Mã ở Hà Nội hồi tháng trước. Ảnh: New York Times. Chỉ trong vài ngày sau khi Trung Quốc thông...