Bao giờ virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 sẽ bị xóa sổ?
Theo các nhà nghiên cứu, di truyền, hành vi và môi trường là những yếu tố quan trọng để ước tính được khi nào virus SARS-CoV-2 sẽ biến mất.
Hơn nửa triệu người trên toàn cầu đã tử vong do Covid-19. Đó là một thảm kịch lớn, tuy nhiên có lẽ đây không phải là quy mô mà một số người ban đầu lo sợ.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại một bệnh viện ở Bergamo, Italy. Ảnh: Reuters.
Tới nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy đại dịch Covid-19 đang dần hạ nhiệt ở một số quốc gia. Điều này đã khuyến khích nhiều nước nới lỏng các biện pháp hạn chế và trở lại cuộc sống bình thường một cách thận trọng.
Sự lây lan của virus SARS-CoV-2 rất khó dự đoán. Chẳng hạn, trên tàu du lịch Diamond Princess, nơi virus có khả năng lây lan tương đối mạnh do hệ thống điều hòa không khí liên kết với các khoang tàu. Song, chỉ có khoảng 20% hành khách và phi hành đoàn trên du thuyền mắc Covid-19.
Dữ liệu thống kê từ thành phố như Stockholm, New York và London cũng cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus ở mức khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với các mô hình toán học dự đoán trước đây.
Ngưỡng để đạt miễn dịch Covid-19
Điều này dẫn đến suy đoán về việc liệu dân số có thể đạt được miễn dịch với Covid-19 với tỷ lệ lây nhiễm ở mức 20% hay không. Đây là một tỷ lệ thấp hơn ngưỡng miễn dịch cộng đồng được công nhận rộng rãi là 60%-70%.
Cơ quan y tế công cộng Thụy Điển hồi cuối tháng 4 tuyên bố rằng, thủ đô Stockholm đã có dấu hiệu miễn dịch cộng đồng khi ước tính rằng khoảng một nửa dân số tại thành phố này đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chính quyền Thụy Điển đã lên tiếng đính chính vào 2 tuần sau đó khi kết quả nghiên cứu kháng thể cho thấy chỉ có 7,3% dân số mắc bệnh. Mặc dù vậy, số ca mắc Covid-19 và tử vong do dịch bệnh ở Stockholm đang giảm thay vì tăng dù Thụy Điển đã không áp dụng phong tỏa.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, hy vọng đại dịch Covid-19 có thể kết thúc sớm đã được thúc đẩy bởi suy đoán về “vật chất tối miễn dịch”, một kiểu miễn dịch tồn tại từ trước mà không thể phát hiện bằng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2.
Các kháng thể được tạo ra bởi các tế bào B của cơ thể để đáp ứng với một loại virus cụ thể. Tuy nhiên, vật chất tối liên quan đến một tính năng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh được gọi là miễn dịch trung gian qua tế bào T.
Các tế bào T được sản xuất bởi tuyến ức và khi chúng gặp phải các phân tử chống lại virus, được gọi là kháng nguyên, chúng sẽ được “lập trình” để chống lại các loại virus tương tự hoặc tương tự trong tương lai. Các nghiên cứu cho thấy những người nhiễm SARS-CoV-2 có các tế bào T được “lập trình” để chống lại virus này. Đáng ngạc nhiên, những người không mắc bệnh cũng có các tế bào T trong cơ thể, điều này có thể do họ đã tiếp xúc với chủng virus khác.
Những người trẻ tuổi và những người mắc bệnh nhẹ có khả năng sinh ra tế bào T nhiều hơn so với người cao tuổi. Theo CNA, các tế bào T có thể giảm theo độ tuổi.
Yếu tố di truyền và môi trường
Vào đầu đại dịch, đã có nhiều suy đoán về việc liệu gen di truyền có ảnh hưởng đến độ nhạy với virus SARS-CoV-2 hay không. Các nhà di truyền học cho rằng, sự biến đổi ADN trong gen của enzyme ACE2 và TMPRSS2 có thể ảnh hưởng đến độ nhạy và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân khi nhiễm virus. Tuy nhiên, các nghiên cứu đến nay cho thấy không có bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ giả thuyết này.
Báo cáo ban đầu từ Trung Quốc cũng cho rằng nhóm máu có thể đóng vai trò trong khả năng nhiễm SARS-CoV-2, với những người nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trong khi di truyền có thể là yếu tố quan trọng, môi trường cũng không là ngoại lệ. Theo các nghiên cứu, giọt bắn trong không khí sẽ truyền mạnh hơn ở những khu vực có khí hậu lạnh hơn. Các sự kiện “siêu lây lan” tại một số cơ sở sản xuất thịt, nơi có nhiệt độ trong nhà thấp, cho thấy môi trường lạnh đã tăng khả năng lây nhiễm virus.
Theo CNA, mọi người cũng có thói quen dành nhiều thời gian trong nhà và tiếp xúc gần với nhau trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, thời tiết ấm áp cũng khiến người dân tiếp xúc gần với nhau hơn, mặc dù là ở bên ngoài. Tháng 6 với thời tiết nắng nóng ở nhiều nước Bắc Âu đã khiến người dân đổ dồn tới các công viên, bãi biển và phớt lờ biện pháp giãn cách xã hội nhằm giảm sự lây lan của Covid-19. Điều này có thể sẽ gây ra làn sóng Covid-19 mới trong vài tuần tới.
Khi nào virus SARS-CoV-2 sẽ biến mất?
Biện pháp phong tỏa được áp dụng rộng rãi, kết hợp với những hành động có trách nhiệm của công dân, chắc chắn sẽ làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 và cứu sống được nhiều người.
Thật vậy, ở Thụy Điển, quốc gia theo đuổi miễn dịch cộng đồng thay vì thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao hơn nhiều so với các nước láng giềng Na Uy và Phần Lan, các nước áp dụng phong tỏa toàn quốc khi dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, không chắc rằng chỉ riêng việc phong tỏa có thể giải thích thực tế rằng tỷ lệ lây nhiễm đã giảm ở nhiều khu vực sau khi 20% dân số mắc bệnh. Điều mà đã xảy ra ở thành phố Stockholm và trên các tàu du lịch. Điều đó cho thấy rằng hơn 20% người nhiễm virus ở những nơi khác đồng nghĩa với việc giả thuyết tế bào T cũng không phải là lời giải thích duy nhất.
Quả thực, nếu ngưỡng miễn dịch 20% tồn tại, nó chỉ áp dụng cho một số cộng đồng, tùy thuộc vào sự tương tác giữa nhiều yếu tố như di truyền, miễn dịch, hành vi và môi trường, cũng như các bệnh nền có từ trước của bệnh nhân./.
Chăm sóc người dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người cao tuổi dễ bị tổn thương trong dịch Covid-19 - xét về cả số ca mắc và số ca tử vong. Do vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể trạng người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý là đặc biệt quan trọng.
Người cao tuổi nên thực hiện các hoạt động yêu thích như chăm sóc cây cảnh, tập thể dục... nhằm giảm căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch.
Nhiều nguy cơ
Tính từ khi Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên tới ngày 4-5, bệnh nhân số 19 (64 tuổi, ở Hà Nội) là người có quá trình điều trị lâu nhất (từ ngày 7-3 - PV). Điều trị cho bệnh nhân này, các chuyên gia đầu ngành đã liên tục hội chẩn để tìm giải pháp, song tình trạng bệnh chưa được cải thiện do bệnh nhân tuổi khá cao, lại mắc bệnh lý nền.
Ngoài bệnh nhân số 19, trong số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam, người cao tuổi (NCT), người mắc bệnh lý nền chiếm tỷ lệ khá cao. Theo các chuyên gia y tế, một khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, NCT rất dễ bị tổn thương, nguy cơ diễn biến nặng rất cao.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin: Theo số liệu nghiên cứu từ nhiều tổ chức quốc tế cho thấy NCT, người mắc bệnh mạn tính khi mắc Covid-19 thì thời gian điều trị kéo dài, chi phí và tỷ lệ tử vong cao hơn. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người có bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư. Ở Mỹ, 8 trong số 10 ca tử vong do Covid-19 là NCT.
Theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hệ miễn dịch - hàng rào bảo vệ đầu tiên khi cơ thể bị vi rút tấn công - ở NCT khá yếu, nên khi mắc Covid-19 dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi. Bệnh viêm phổi tiến triển nặng sẽ nhanh chóng dẫn đến viêm toàn bộ đường hô hấp, gây khó thở nhiều, suy hô hấp, cần phải thở máy, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, do cơ thể chưa tạo được kháng thể để chống lại vi rút SARS-CoV-2 nên nếu nhiễm vi rút này, người bệnh sẽ có triệu chứng nặng hơn, cần nhiều thời gian hơn để loại vi rút ra khỏi cơ thể. "Chưa kể, NCT có bệnh mạn tính nếu bị nhiễm Covid-19 sẽ làm cho các bệnh đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp, khiến bệnh nhân rất dễ tử vong. Vậy nên, phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ở NCT cũng là nhằm tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế, để dịch bệnh không trầm trọng hơn", Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch nêu.
Thống kê của ngành Y tế cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu NCT, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...
Dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn
Theo các chuyên gia y tế, hệ miễn dịch được xây dựng phần lớn từ chất đạm mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Với NCT, chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên các loại chất đạm dễ tiêu hóa, có đầy đủ các acid amin thiết yếu, các loại thực phẩm như ức gà, thịt bò, cá hồi, tôm, trứng gà, sữa.
Ngoài ra, để kích thích vị giác, NCT có thể bổ sung các loại rau, củ, gia vị vào món ăn. Chẳng hạn, tăng cường sử dụng hành, tỏi, gừng, sả, chanh và các loại rau thơm (bạc hà, kinh giới, tía tô...) trong các bữa ăn hằng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, NCT nên ăn đa dạng thực phẩm, xây dựng khẩu phần hợp lý và lưu ý tăng cường các loại rau xanh, trái cây. Cần bảo đảm ăn chín, uống sôi, đủ chất, nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Ngoài nước lọc, NCT có thể uống nước trái cây, sữa; cần tránh cà phê, bia, rượu. NCT có bệnh nền mạn tính nên ăn các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, dùng dầu mỡ từ cá, đậu tương, lạc vừng, dầu hướng dương, không ăn mỡ, nội tạng động vật; hạn chế ăn đường, bánh kẹo.
NCT nên sử dụng các thức ăn, đồ uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như canh lá vông, hạt sen, ngó sen... Không ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như cá hộp, thịt muối, thịt hộp, dưa, cà, các món kho, rim, các loại nước mắm, mắm tôm, mắm tép... Riêng đối với người bệnh đái tháo đường, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa một cách hợp lý để bảo đảm nhu cầu về năng lượng và kiểm soát glucose máu, huyết áp và lipít máu phù hợp.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, NCT cần duy trì chế độ luyện tập để tăng cường sức khỏe. Thời điểm này, mức độ giãn cách xã hội đã giảm, NCT có thể tập tại nhà hoặc ra công viên, song phải giữ khoảng cách an toàn. NCT có thể tập luyện vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát với các bài tập như thái cực quyền, yoga, thể dục nhịp điệu hay các bài tập thể dục khác tùy theo khả năng và lời khuyên của bác sĩ điều trị. Buổi tối, NCT có thể tham khảo các bài tập xoa bóp, yoga nhẹ nhàng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, làm việc nhà, lên xuống cầu thang, chăm sóc cây cảnh cũng là các bài tập thể dục đơn giản, hiệu quả để NCT tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của không chỉ vi rút SARS-CoV-2 mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Nghiên cứu: Vì sao nữ nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, nhưng nam lại tử vong nhiều hơn? Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào sự khác biệt giới tính ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong do Covid-19. Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến con người theo những cách khác nhau, nhất là về tỷ lệ nhiễm virus và tỷ lệ tử vong. Trong bài viết này, chúng tôi...