Báo động tình trạng tài trợ các hoạt động khủng bố ở châu Phi
Theo Hội đồng An ninh và Hòa bình AU, hoạt động tài trợ cho khủng bố vẫn tiếp diễn, đặc biệt là mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang ngày càng gia tăng.
Chiếc ôtô bị đốt cháy trong vụ tấn công tại Công viên quốc gia Nữ hoàng Elizabeth thuộc huyện Kasese, Uganda. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 7/11, Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) đã bày tỏ đặc biệt quan ngại trước thực trạng các hoạt động khủng bố tiếp tục được tài trợ ở châu lục này.
Tuyên bố này được Hội đồng An ninh và Hòa bình AU đưa ra trong thông cáo sau cuộc họp mới nhất về cuộc chiến chống khủng bố ở châu Phi.
Video đang HOT
Theo hội đồng này, hoạt động tài trợ cho khủng bố vẫn tiếp diễn, đặc biệt là mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang ngày càng gia tăng.
Vấn nạn này thể hiện qua các hoạt động như buôn bán ma túy, khai thác và buôn bán khoáng sản-tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp hay thậm chí là các hoạt động tài chính phi pháp, làm suy yếu các nền kinh tế thành viên AU.
Hội đồng trên cũng bày tỏ quan ngại về mối đe dọa ngày càng tăng đối với hòa bình, an ninh và sự ổn định của châu Phi do sự lan rộng của khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực ở lục địa này.
Mối đe dọa này đang làm suy yếu nỗ lực của AU trong việc ngăn chặn bạo lực súng đạn ở châu Phi từ nay đến năm 2030, đồng thời cản trở những tiến triển trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2063 về phát triển châu Phi và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.
Hội đồng An ninh và Hòa bình AU tái khẳng định quyết tâm của liên minh trong việc loại bỏ khủng bố cũng như chủ nghĩa cực đoan bạo lực ra khỏi châu Phi.
Hội đồng này cũng khuyến khích các quốc gia thành viên triển khai các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo lãnh thổ của họ không bị sử dụng làm nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
Phái bộ châu Phi hoàn thành giai đoạn rút quân đầu tiên khỏi Somalia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 31/7, các chỉ huy quân sự của Phái bộ Chuyển tiếp Liên minh châu Phi tại Somalia (ATMIS) đã hoàn thành cuộc họp kéo dài 4 ngày để đánh giá giai đoạn đầu tiên của việc rút quân khỏi Somalia, trong đó cho rằng giai đoạn này đã được thực hiện thành công trong tháng 6/2023.
Binh sĩ Mỹ tại sân bay thủ đô Mogadishu, Somalia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ATMIS cho biết cuộc họp được tổ chức tại thủ đô Mogadishu của Somalia, với sự tham dự của các chỉ huy quân đội đến từ 5 quốc gia có đóng góp quân là Kenya, Uganda, Djibouti, Ethiopia và Burundi.
Ngoài vấn đề rút quân khỏi Somalia, cuộc họp cũng đã thảo luận các mối đe dọa do nhóm phiến quân al-Shabaab gây ra ở Somalia.
Chỉ huy lực lượng ATMIS Sam Okiding cho biết cuộc họp đã thảo luận chi tiết quá trình chuyển đổi, chủ yếu là giai đoạn rút quân đầu tiên và tác động của việc rút quân này, cũng như năng lực và phương tiện của ATMIS cho các hoạt động tiếp theo. Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), ATMIS đã rút 2.000 quân khỏi Somalia trước ngày 30/6 và bàn giao 6 căn cứ quân sự cho lực lượng an ninh nước này. Do đó, cuộc họp cũng đã tập trung bàn về việc rút 3.000 binh sĩ còn lại, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9 tới. Các chỉ huy quân đội của ATMIS cũng đã cân nhắc những tác động an ninh khi các căn cứ quân sự được bàn giao cho Chính phủ Somalia trong giai đoạn thứ hai này.
ATMIS bắt đầu hoạt động ở Somalia từ ngày 1/4/2022 thay cho Phái bộ của của Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) với nhiệm vụ thực thi đầy đủ Kế hoạch chuyển tiếp Somalia (STP). Phái bộ này đã rút 2.000 quân khỏi Somalia vào cuối tháng 6 vừa qua và sẽ rút nốt 3.000 quân vào tháng 9 năm nay để tuân thủ các Nghị quyết 2628 và 2670 của HĐBA LHQ. Ngoài việc bàn giao các căn cứ quân sự, những nghị quyết trên cũng yêu cầu ATMIS phải bàn giao trách nhiệm an ninh tại các khu vực đã được chấp thuận cho lực lượng an ninh Somalia.
Thúc đẩy nỗ lực bảo vệ quyền của trẻ em gái ở các nước châu Phi Các nước châu Phi cần đưa ra các cam kết mới nhằm bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng. Lời kêu gọi này được Diễn đàn châu Phi về những trẻ em bị ảnh hưởng do xung đột vũ trang (APCAAC) đưa ra nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10. Trẻ em...