Bạo động ở Nam Sudan, hàng nghìn người lánh nạn
Ngày 2/1, khoảng 6.000 thanh niên có vũ trang thuộc cộng đồng người Lou Nuer đã tiến vào thị trấn Pibor của người Murle tại bang Jonglei ở Nam Sudan, tiến hành đốt phá và cướp bóc, khiến hàng nghìn người phải chạy đi lánh nạn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bộ trưởng Thông tin bang Jonglei Isaac Ajiba cho biết chưa có thông tin chính thức số người thương vong trong cuộc bạo động này, song tình hình vẫn rất căng thẳng chừng nào người Lou Nuer còn hiện diện tại thị trấn Pibor.
Cộng đồng người Luo Nuer và Murle ở Jonglei đã có mối thù địch từ lâu. Theo số liệu của Liên hợp quốc, riêng trong năm ngoái, các vụ bạo động, cướp bóc gia súc và tấn công trả đũa giữa hai nhóm người này đã khiến hơn 1.000 người chết và 63.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Mặc dù chính quyền đã có nhiều nỗ lực giải trừ quân bị tại Jonglei, song vũ khí và súng ống vẫn rất phổ biến tại bang kém phát triển này.
Chính phủ Nam Sudan và Liên hợp quốc đã nhiều lần cảnh báo tình trạng bạo lực gia tăng có thể dẫn tới “thảm kịch”, đồng thời cũng nhiều lần điều động lực lượng quân đội để đảm bảo an ninh tại khu vực này.
Video đang HOT
Nước cộng hòa Nam Sudan mới thành lập và là một trong những nước nghèo nhất thế giới với nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu mỏ, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ mù chữ, bà mẹ và trẻ em tử vong cao./.
Theo TTXVN
Hàng nghìn người ủng hộ Gaddafi ùn ùn về quê
Hàng nghìn người Libya trước đây ủng hộ nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi nay sẽ trở lại quê nhà sau thời gian dài bỏ đi lánh nạn vì sợ trả thù.
Các trại tạm thời như thế này là nơi lánh nạn của hàng nghìn người Libya trong chiến tranh. (Ảnh: Reuters)
Tawargha, một thành phố cách Tripoli khoảng 250km về phía đông, đã bị cướp bóc và phá phách tan tành. Các cư dân buộc phải chạy nạn vì nơi đây là một trong những điển hình của nạn trả thù nhằm vào những người trung thành với ông Gaddafi kể từ khi nhà lãnh đạo này bị lật đổ cách đây 3 tháng.
Những người già trong thành phố đã quyết định tại một cuộc họp hôm 14/12 ở Tripoli rằng, tất cả những ai ở Tawargha - khoảng 30.000 người và li tán ở khắp các trại tạm thời trên toàn Libya - sẽ trở về nhà vào ngày 20/12.
Jaballah Mohammed, một thành viên trong đoàn đại biểu của Tawargha có mặt tại cuộc gặp, kêu gọi chính phủ Libya hãy giúp đỡ người dân thành phố này hồi hương. "Xin hãy thấu hiểu đề nghị này. Chúng tôi vô tội và không được giúp đỡ... Người dân Tawargha nằm trong tay lực lượng dân quân của Gaddafi, chúng tôi không biết gì về cuộc cách mạng (chống lại chế độ của ông ấy)".
Tuy nhiên, một quan chức từ thành phố Misrata gần đó, một trong những thành trì của lực lượng nổi dậy lật đổ Gaddafi, nói rằng còn quá sớm để người dân trở lại Tawargha.
"Sẽ là quá nguy hiểm đối với họ bởi vì mọi người đều có vũ khí và chúng tôi không thể đảm bảo rằng những người có vũ khí sẽ không gây rối", trích lời ông Fethi Bashaga thuộc Hội đồng quân sự Misrata. "Không ai buộc người Tawargha phải rời thành phố. Họ đi một cách tự nguyện".
Ông Fethi nói rằng, các cư dân Tawargha nên đợi cho đến khi ban lãnh đạo lâm thời của Libya, Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia (NTC), tổ chức cho họ hồi hương như một phần của chương trình hòa giải dân tộc bắt đầu từ tháng này.
Tại cuộc họp ở Tripoli, các nhân viên cứu trợ cũng nói rằng một làn sóng hồi hương về Tawargha vào tuần tới có thể rất mạo hiểm.
"Nếu các bạn vẫn tiếp tục vào ngày 20 này thì chúng tôi chẳng thể bảo vệ được cả sự an toàn lẫn phẩm giá của các bạn", Joann Kingsley thuộc Hội đồng Tị nạn Đan Mạch, nói tại cuộc họp. "Chỉ còn 6 ngày nữa là đến 20/12. Để tổ chức cho hàng nghìn người trở về một nơi đã bị tàn phá sau chiến tranh sẽ mất nhiều thời gian hơn là 6 ngày".
Người dân Misrata buộc tội Tawargha đồng lõa trong chiến dịch bao vây thành phố của họ bởi lực lượng ủng hộ Gaddafi vốn làm hàng trăm thường dân và chiến binh thiệt mạng. Các khẩu đội pháo và tên lửa đóng ở Tawargha đã bắn về phía các khu dân cư ở Misrata. Một số người ở Tawargha còn chiến đấu trong thành phố để bảo vệ các đơn vị của ông Gaddafi. Cư dân Misrata cũng cáo buộc nhiều đàn ông ở Tawargha cưỡng hiếp phụ nữ trong thành phố.
Những định kiến xa xưa cũng có thể là một yếu tố. Dân chúng Tawargha là những người da màu, có thể là con cháu của những nô lệ ở vùng tiểu sa mạc Sahara, trong khi hầu hết người ở Misrata lại xuất thân từ đa số Ảrập da trắng hơn tại Libya.
Các nhóm nhân quyền quốc tế cho biết, một số người đến từ Tawargha có thể đã phạm phải nhiều tội ác trong cuộc giao chiến ở Misrata, nhưng kể từ đó mà hàng nghìn người vô tội đã bị tấn công trả thù.
Theo VietNamNet
Giao tranh vẫn diễn ra dữ dội tại miền Nam Sudan Ngày 1/12, quân đội Sudan tuyên bố đã giành lại kiểm soát khu vực Turouji, phía Nam Kadogli, thủ phủ bang Nam Kodorfan sau một trận giao tranh với các tay súng thuộc chi nhánh phía Bắc của lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Sudan (SPLA, thuộc Nam Sudan). Quân đội Sudan. (Nguồn: alarabiya.net) Hãng tin SUNA của Sudan dẫn lời...