Báo động một loại vi khuẩn sống trên da người có thể gây tử vong
Một loại vi khuẩn sống trên da người đang đột biến và có thể làm gia tăng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, Daily Mail dẫn lời các nhà khoa học cảnh báo.
Một ca phẫu thuật – SHUTTERSTOCK
Tương tự vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn tụ cầu trắng Staphylococcus Epidermidis này cũng đã kháng với thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn này thường vô hại đối với da và hiếm khi gây bệnh ở người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, vi khuẩn Staphylococcus Epidermidis có thể gây nhiễm trùng sau phẫu thuật cấy ghép các thiết bị y tế vào cơ thể như ống thông, chân tay giả, máy tạo nhịp tim và van nhân tạo, thay khớp xương hông hoặc đầu gối hoặc phẫu thuật cố định xương.
Giáo sư Dietrich Mack, ở Viện Chẩn đoán Y khoa Bioscientia, Đức, nói thêm: Phẫu thuật thay thế khớp giả thường gặp thảm họa khi nhiễm vi khuẩn tụ cầu trắng Staphylococcus Epidermidis và nhiễm trùng này rất khó chẩn đoán.
Vi khuẩn Staphylococcus Epidermidis cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng huyết và đang ngày càng trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh, theo Daily Mail.
Video đang HOT
Nhiễm trùng chiếm gần 1/3 số ca tử vong ở Anh. Vì vậy giới y học nên can thiệp nhiều hơn để giảm nguy cơ.
Giáo sư Sam Sheppard, ở Trung tâm Phát triển Milner của Bath, Anh, đã gọi nó là “một tác nhân gây bệnh chết người đang bị xem nhẹ” và cảnh báo các chuyên gia nên xem xét vấn đề nghiêm trọng hơn và tìm ra đối tượng thường bị vi khuẩn này gây hại nhất.
Vi khuẩn này luôn bị bỏ qua khi chẩn đoán lâm sàng bởi vì nó thường được giả định là chất ô nhiễm trong các mẫu vật ở phòng thí nghiệm hoặc chỉ đơn giản các bác sĩ chấp nhận như là một rủi ro hiển nhiên của việc phẫu thuật.
Giáo sư Sam Sheppard cho biết nếu các nhà khoa học không đưa mối đe dọa của vi khuẩn tụ cầu trắng Staphylococcus Epidermidis vào tình trạng báo động, số người bị nhiễm trùng sau phẫu thuật sẽ tăng cao.
Vi khuẩn tụ cầu trắng Staphylococcus Epidermidis có thể gây những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến máu, phổi và tim, gọi là nhiễm trùng xâm lấn. Nhiễm trùng xâm lấn bao gồm viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng lớp lót bên trong tim, dẫn đến sốt, đau ngực và ho); viêm phổi (nhiễm trùng phổi gây ho, khó thở và đau ngực); nhiễm trùng huyết (một phản ứng miễn dịch mãnh liệt dẫn đến sốt, nhịp thở và nhịp tim nhanh).
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như chịu tác dụng phụ của hóa trị, có nhiều khả năng bị ảnh hưởng.
Các nhà khoa học khuyến cáo, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu trắng Staphylococcus Epidermidis bằng cách: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên. Giữ da sạch sẽ. Không dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, khăn trải giường hoặc bàn chải đánh răng. Giữ cho vết cắt sạch sẽ và được che phủ.
Theo thanhnien
Trẻ biến chứng não, tử vong vì hóc dị vật
Hơn một năm qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) tiếp nhận 17 ca hóc dị vật, trong đó có một bé ca tử vong.
Cô bé 7 tuổi, ngụ quận 9, TP HCM mới đây đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng ho có đờm. Thăm khám, chụp CT, bác sĩ phát hiện có dị vật ở dưới thuỳ phổi phải. Bác sĩ nội soi phế quản, gắp dị vật là ngòi bút chì dạng lắp ghép ra khỏi đường thở của bé. Mẹ cho biết bé hay có thói quen cắn bút khi ngồi học.
Bác sĩ Lại Lê Hưng, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bé may mắn được phát hiện kịp thời. Nếu không bé sẽ bị viêm phổi kéo dài vì carbon trong đầu bút chì có thể gây kích thích tạo đờm nhớt, mủ nhiều hơn, gây viêm phổi nặng hoại tử, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.
Theo bác sĩ Hưng, từ tháng 9/2017 đến nay khoa đã tiếp nhận 17 ca hóc dị vật. Trong đó có một trường hợp tử vong do hóc cọng kẽm quấn quanh đầu cây xúc xích, biến chứng viêm phổi kéo dài, nhiễm trùng huyết. Một bé 2 tuổi bị di chứng não do thiếu oxy kéo dài vì hóc đồ chơi treo trên xe tập đi. Bé được đưa vào bệnh viện khá trễ.
Cọng kẽm quấn đầu cây xúc xích, ruột bút chì... gây hóc ở trẻ.
Trẻ hóc dị vật rất đa dạng, từ các loại hạt như hạt dưa, bí, đậu phộng, hướng dương... cho đến thực phẩm mềm như rau câu, hạt trân châu... Nhiều trẻ hóc các loại xương như xương cá, xương heo cho đến đồ chơi, vật dụng, đèn led, đầu bút, đinh ốc... Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm tính mạng và phải được xử trí cấp cứu.
"Những hạt trân châu trong món trà sữa đang được nhiều phụ huynh lẫn học sinh ưa chuộng cũng là một món có nguy cơ cao, nhất là những hạt dai mềm, dễ bám dính có thể làm bít tắc đường thở, gây tử vong trong tích tắc", bác sĩ Hưng cảnh báo.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo phụ huynh:
- Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như kẹo cứng, đậu phộng, nho, sơ ri, các loại hạt... Trong đó hạt đậu phộng hay gặp nhất và kẹo cứng có thể gây tử vong.
- Trẻ nhỏ nên được ngồi thẳng khi ăn, tất cả các bữa ăn của trẻ phải được giám sát bởi người lớn. Trẻ nên được dạy cách nhai thức ăn kỹ, tránh việc la hét, nói cười, chạy nhảy hay khóc trong khi ăn.
- Những thuốc nhai chỉ được sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi, khi trẻ đã nhai tốt.
- Không được trao đồng xu và các vật nhỏ cho trẻ nhỏ. Không cho trẻ sử dụng miệng để giữ các đồ dùng học tập hoặc các vật nhỏ.
- Để các đồ chơi có bộ phận nhỏ và đồ gia dụng nhỏ ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Nhận thức được hành động của trẻ lớn vì chúng có thể đưa những đồ vật nhỏ cho em.
- Phụ huynh, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên tham gia các khóa học cơ bản về sơ cứu cho trẻ.
- Thực hiện các khuyến cáo về độ tuổi trên gói đồ chơi của trẻ.
Lê Phương
Theo VNE
Bác sĩ nói gì về việc bật quạt cả đêm khiến bé bị viêm phổi? Người mẹ chia sẻ rằng con cô bình thường rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi bị ốm. Và cô tin chắc việc ngủ trong lúc bật quạt cả đêm đã khiến con bị cảm rồi viêm phổi. Khi nuôi con nhỏ, người lớn có thể có một số niềm tin nhất định vào những thứ liên quan tới bệnh tật, ốm đau. Ví...