Bảo đảm quyền lợi cho người học lấy chứng chỉ ngoại ngữ
Vài ngày nay, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm tới việc một số trung tâm thông báo tạm dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vừa có văn bản yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này trên địa bàn. Vì sao có hiện tượng này và phương án giải quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao là mối quan tâm hiện nay.
Hoạt động tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đang có xu hướng phát triển mạnh.
Trao đổi với phóng viên ngày 10-11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ khẳng định, việc tăng cường giám sát để các đơn vị chấp hành đúng quy định của Việt Nam là cần thiết với mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi của người học.
Còn nhiều bất cập
Về hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ nói chung, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nói riêng của nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, hoạt động này có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Cụ thể, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ còn tràn lan với nhiều loại chứng chỉ, nhiều ngôn ngữ, khó kiểm soát về chất lượng.
Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu tuân thủ theo quy định của đối tác nước ngoài, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam (về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ coi thi, giám sát…). Tình trạng này dẫn đến một số tiêu cực mà báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh như: Thi hộ, gian lận trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ….
Những tiêu cực này gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp chứng chỉ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức triển khai thi, cấp chứng chỉ nghiêm túc. Người dân cũng lúng túng trong việc lựa chọn chứng chỉ, đơn vị tổ chức thi, giảm sức hút, sự minh bạch của môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay được quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.
Video đang HOT
Nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích của người được cấp chứng chỉ và các bên liên kết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT); đôn đốc, chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tham mưu UBND cấp tỉnh thực hiện đúng trách nhiệm, chức năng quản lý nhà nước theo quy định.
Sẽ công khai danh sách các trung tâm đủ điều kiện
Lý giải về việc một số trung tâm tạm dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ trong vài ngày gần đây, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các bên liên kết và khẩn trương nghiên cứu các đề án và tổ chức thẩm định, nhưng việc lập hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết của nhiều cơ sở tổ chức thi đến thời điểm này chưa đạt yêu cầu. Điều đáng nói là một số đơn vị chưa làm rõ các yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiêu chí liên kết hoặc tư cách pháp nhân của các bên liên kết; thông tin thể hiện tại các đề án cũng không đủ hoặc không rõ ràng, do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đủ căn cứ để phê duyệt và công bố công khai để xã hội thực hiện giám sát.
“Việc một số trung tâm thông báo dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là do các bên liên kết chưa làm hồ sơ hoặc chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo quy định. Điều đó thể hiện sự tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam của các đơn vị”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
Trước băn khoăn của dư luận xã hội và người học về thời điểm các đơn vị tiếp tục tổ chức thi cấp chứng chỉ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, các bên có nhu cầu liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định để được thẩm định. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lý nhanh nhất (thời gian thẩm định và phê duyệt theo quy định là 20 ngày). Sau khi phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ http://moet.gov.vn để người học biết, lựa chọn đúng cơ sở dự thi lấy chứng chỉ và để xã hội cùng tham gia giám sát.
Bộ GD&ĐT lý giải về việc một số trung tâm dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
Ngày 10/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ với báo chí về hoạt động tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam.
Một kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Ảnh: Qúy Trung/TTXVN
Hàng loạt cơ sở tổ chức thi thông báo tạm dừng
Ngày 10/11, trên website của tổ chức IDP - một trong hai đơn vị tổ chức thi IELTS ở Việt Nam, thông báo tạm hoãn thi IELTS cho đến khi có thông báo mới. Các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài khác như kỳ thi năng lực tiếng Nhật Nat-test và kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế... cũng thông báo tạm dừng.
Ngay sau đó, Hội đồng Anh (British Council) cũng có thông báo tạm dừng thi IELTS gửi tới các thí sinh. Thông báo nêu: "Thời điểm các kỳ thi được tổ chức trở lại sẽ phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với Bộ để có được các phê duyệt cần thiết trong thời gian sớm nhất có thể.
Cùng với kỳ thi IELTS do Hội đồng Anh tổ chức bị tạm hoãn, các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài khác như kỳ thi năng lực tiếng Nhật Nat-test và kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế... cũng thông báo tạm dừng.
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật Nat-test tại điểm thi Hà Nội cũng có thông báo tạm dừng tổ chức đợt thi ngày 11/12 /2022 và dự kiến sẽ tổ chức trở lại từ tháng 2/2023. Bên cạnh đó, kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế (HSK-HSKK) tại Trường Đại học Hà Nội tạm dừng. Kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế này từng hoãn vào ngày 16/10/2022 và tiếp tục dừng đợt thi ngày 19/11/2022 cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 21/10, một đơn vị được ủy quyền tổ chức thi Nat- test (kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài) cơ sở 1 tại Hà Nội thông báo hủy kỳ thi tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, các thí sinh đã đăng ký sẽ được hoàn lệ phí.
Trước đó, ngày 8/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn yêu cầu các Sở tăng cường quản lý liên kết, tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Bộ nhận định, thời gian qua, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ, tiềm ẩn những nguy cơ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dự thi.
Kịp thời xử lý những bất cập
Thí sinh tham gia thi chứng chỉ ngoại ngữ. Ảnh: IELTS British Council Vietnam
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ với báo chí về hoạt động tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ: "Thời gian qua, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ nói chung, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nói riêng của nước ngoài có xu hướng phát triển cả về quy mô, hình thức, ngôn ngữ. Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của người dự thi lấy chứng chỉ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng xác định được năng lực ngoại ngữ của người lao động. Bên cạnh những mặt tích cực, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề bất cập".
Theo đó, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam thời gian qua được triển khai tràn lan với rất nhiều loại chứng chỉ, nhiều ngôn ngữ khác nhau mà không được kiểm soát về chất lượng. Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu tuân thủ theo quy định của đối tác nước ngoài, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam (về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ coi thi, giám sát...) dẫn đến một số tiêu cực mà báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh như: thi hộ, gian lận trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ....
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thì những tiêu cực nêu trên đã gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp chứng chỉ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức triển khai thi, cấp chứng chỉ nghiêm túc; người dân lúng túng trong việc lựa chọn chứng chỉ, đơn vị tổ chức thi để được cấp chứng chỉ; gây thất thu thuế nhà nước và giảm sức hút, sự minh bạch của môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Cũng theo Thứ trưởng, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, một số quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP còn chưa cụ thể. Vì vậy, Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đã giao Bộ trưởng GD&ĐT quy định cụ thể về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT- BGDĐT ngày 26/7/2022 quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực 2 ngoại ngữ của nước ngoài. Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT cụ thể hóa các yếu tố bảo đảm chất lượng theo quy định của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.
Trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện văn bản, Bộ GDĐT đã tổ chức lấy ý kiến trực tiếp và gián tiếp đối với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước, quốc tế và đã nhận được sự đồng thuận. Thời gian lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức là 60 ngày theo quy định của pháp luật, nhưng trên thực tế dự thảo đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT từ tháng 11/2021 và được ban hành vào cuối tháng 7/2022.
Nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các địa phương để bảo đảm hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài được triển khai đúng các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của người được cấp chứng chỉ và các bên liên kết, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Công văn số 5781/BGDĐT-QLCL ngày 08/11/2022. Công văn này đôn đốc, chỉ đạo các Sở GD&ĐT tham mưu với UBND cấp tỉnh thực hiện đúng trách nhiệm, chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT.
Các bên liên kết cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định để được tổ chức thi
Về nguyên nhân các trung tâm dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: "Để triển khai thực hiện Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đang tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam. Dù đã hướng dẫn các bên liên kết thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức (trực tiếp, gián tiếp, qua điện thoại, e-mail) và khẩn trương trong việc nghiên cứu các đề án và tổ chức thẩm định. Tuy nhiên, việc lập hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết của nhiều cơ sở tổ chức thi đến thời điểm này chưa đạt yêu cầu, đặc biệt chưa làm rõ các yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiêu chí liên kết hoặc tư cách pháp nhân của các bên liên kết, thông tin thể hiện tại các đề án cũng không đủ hoặc không rõ ràng. Do đó Bộ GD&ĐT chưa đủ căn cứ để phê duyệt và công bố công khai để xã hội thực hiện giám sát".
Việc một số tổ chức, đơn vị thông báo dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là do các bên liên kết chưa làm hồ sơ hoặc chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quy định của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT. Điều đó thể hiện sự tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam của các tổ chức/đơn vị (trong đó có Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục).
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, các bên có nhu cầu liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Theo đó, các bên liên kết cần làm hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quy định 3 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT.
Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định; Thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài; Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết; Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định.
Từ 12/12, bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành KH&CN So với Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, quy định mới đã bỏ các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo các bậc, trình độ tin học với viên chức ngành KH&CN. Từ 12/12, bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với n chviêức ngành KH&CN. Nguồn: Chinhphu.vn Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022...