Bảo đảm đội ngũ GV lớp 1: Không để khó khăn thành… rào cản
Thực hiện Chương trình GDPT, SGK mới, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV) vô cùng quan trọng và được ví như “chìa khóa” để thành công. Mỗi nơi một đặc thù và khó khăn riêng, đòi hỏi cách tháo gỡ linh hoạt.
GV và HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà – Lào Cai). Ảnh: TG
Chủ động gỡ khó
Thầy Lê Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 huyện Mường Lát ( Thanh Hóa) cho biết: Năm học 2020 – 2021 trường dự trù đón 115 HS vào lớp 1. Như vậy sẽ có 9 lớp 1 với 9 GV giảng dạy. Tuy nhiên, để bảo đảm tỉ lệ 1,5GV/ lớp, số GV được cử tham gia tập huấn sẽ phải gần 20 người. Trong khi đó tổng GV, CBQL, NV của nhà trường mới chỉ có 20 người.
Hiện tại, trường mới cử 9 GV tham gia các đợt tập huấn chương trình chung, tập huấn về thay sách… và đang chuẩn bị tập huấn trực tuyến. Trong tháng 6 sẽ có đợt tập huấn trực tiếp gần như sau cùng do NXB (có SGK cung ứng) trước khi GV bước vào năm học mới.
Thầy Tùng chia sẻ: Thay SGK năm đầu tiên đối với GV vùng khó, Trường Tiểu học Trung Lý 1 sẽ gặp nhiều khó khăn do còn nhiều điểm trường và lớp ghép HS lớp 1 với lớp 2. GV dạy lớp 1 vừa phải bảo đảm chuyên môn theo SGK lớp 1 mới, vừa phải vững cả kiến thức dạy lớp 2. Mặt khác, do có nhiều điểm trưởng lẻ và xa trung tâm nên ban giám hiệu gặp hạn chế nhất định trong việc thăm trường và chỉ đạo chuyên môn hàng ngày với GV…
Để thực hiện thay SGK lớp 1 đạt hiệu quả cao nhất, việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV dạy lớp 1 năm học mới được xác định là “chốt” quan trọng giúp các cô hoàn thành công việc. Đợt tập huấn trên SGK lớp 1 đã được lựa chọn trước năm học mới cho GV có cơ hội nghiên cứu, giải đáp thắc mắc trực tiếp từ những chủ biên, chuyên gia SGK. Chính vì vậy, nhà trường sẽ nhắc nhở, đốc thúc để GV quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác này.
Video đang HOT
Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (huyện Yên Minh – Hà Giang) chia sẻ: Năm học 2020 – 2021,trường đón 198 HS lớp 1. Với 16 lớp 1 nhà trường phải bố trí tối thiểu 16 GV đứng lớp. Tuy nhiên, nhà trường đã cử 24 GV tham dự tập huấn triển khai chương trình lớp 1. Như vậy, trong trường hợp GV đảm nhiệm lớp 1 nào nghỉ đột xuất hoặc nghỉ chế độ sẽ có ngay người thay thế.
Tại huyện Yên Bình ( Yên Bái), ông Nguyễn Thanh Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT thông tin: Để bảo đảm tỉ lệ 1,5GV/lớp cho 2.369 HS vào lớp 1 (90 lớp), huyện đã cử gần 400 GV lớp 1 dự tập huấn bồi dưỡng Chương trình và SGK mới. Do cả huyện còn thiếu khoảng 50 GV tiểu học cho năm học tới nên sẽ tác động tới số lượng GV chung của mỗi trường cũng như việc huy động lượng GV dạy lớp 1 được tham dự bồi dưỡng tập huấn.
Bảo đảm lượng và chất
HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố trong tiết Tiếng Việt Ảnh: TG
Ông Nguyễn Thanh Lịch khẳng định: “Ngành GD-ĐT Yên Bình đã ý thức được tầm quan trọng của thay SGK mới và xác định phải làm tốt chất lượng từ lớp 1 mới tạo ra nền móng vững chắc cho HS ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm không để thiếu GV dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021″.
Để bảo đảm đủ số lượng GV triển khai lớp 1 năm học tới, ngành GD-ĐT Yên Bình đã lên phương án để bù lấp: Đề xuất tuyển dụng GV trước năm học mới; Tăng cường cán bộ quản lý dạy 6-8 tiết/tuần; Đặc biệt tăng cường thực hiện chế độ GV dạy liên trường (GV các bộ môn chuyên biệt dạy 2 trường; hoặc 3 trường/2 GV) nhưng vẫn bảo đảm đúng định mức giờ dạy của GV theo quy định.
Ông Bùi Văn Tiến, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Ngành GD-ĐT Bắc Hà bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình GDPT mới và thay SGK. Chính vì vậy, chủ động tháo gỡ là cách mà ngành chọn và thực hiện. Phòng GD&ĐT đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý từ sớm. Mặt khác, Phòng tổ chức nghiệm thu kết quả bồi dưỡng và đánh giá xếp loại năng lực cán bộ quản lý, GV tiểu học. Đến nay ngành GD-ĐT Bắc Hà đã bồi dưỡng cấp tỉnh cho 310 GV dạy tiểu học, thành phần là cán bộ quản lý, GV tiểu học chính, GV dạy các môn chuyên biệt, trong đó 100% GV dạy lớp 1 được tham gia bồi dưỡng.
“Nếu thiếu GV dạy các lớp 2 – 5, chúng tôi có thể hợp đồng thêm bên ngoài,nhưng với GV dạy lớp 1, năm nay nhất định phải có sự chuẩn bị kĩ càng từ nhà trường. GV toàn trường còn thiếu nhưng quan điểm của ban giám hiệu là tập trung cơ bản cho lớp 1 để triển khai thay SGK đạt hiệu quả cao nhất”- thầy Phạm Văn Tường.
TPHCM: Xây dựng tủ sách dùng chung cho học sinh nghèo
Sở GD&ĐT TPHCM vừa phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi họp báo về kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) năm học 2020 - 2021.
Giáo viên tiểu học tại TPHCM nghiên cứu, trao đổi để lựa chọn SGK vào hồi tháng 3/2020. Ảnh: Phan Nga
Lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định: Việc lựa chọn SGK hoàn toàn công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định của Bộ GD&ĐT.
Bộ sách Chân trời sáng tạo được nhiều trường lựa chọn
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã thực hiện đúng Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT, tiến hành lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021 công khai, minh bạch, đúng quy trình và báo cáo kết quả đúng thời gian quy định. Tất cả bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được chọn (tùy theo từng môn).
Đa số đơn vị chọn sách theo bộ để bảo đảm tính xuyên môn, liên môn khi triển khai chương trình. Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị chọn theo môn học do Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT giao cho các nhà trường chủ động, thảo luận phương án lựa chọn. Sở GD&ĐT đã báo cáo UBND TP và Bộ GD&ĐT về kết quả lựa chọn sách theo quy định. Trong đó, bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn chiếm tỉ lệ khoảng 80% (không đều ở các môn, với môn Tiếng Anh hơn 60%).
TPHCM dự kiến phối hợp với các đơn vị cung cấp sách tổ chức đợt tập huấn cho khoảng 5.000 giáo viên dạy lớp 1 về dạy học SGK mới vào cuối tháng 7. Sở cũng rà soát và có những giải pháp cụ thể với trường gặp khó khăn trong việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị ưu tiên tối đa cho học sinh lớp 1 để dạy 2 buổi/ngày. Những đơn vị còn khó khăn, có thể tính đến phương án dạy học ngày thứ Bảy với các hoạt động tập trung, linh hoạt, thiết kế dạy 6, 7 buổi/tuần...
Buổi họp báo ngày 24/6 tại Trung tâm báo chí về Kết quả lựa chọn SGK mới năm học 2020 - 2021. Ảnh: Hà Thanh
Quan tâm đến học sinh khó khăn
Liên quan vấn đề dư luận quan tâm về việc sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng GD hay kiểm tra, đánh giá học sinh hay không, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD&ĐT TP cho biết: Việc các trường sử dụng bộ SGK khác nhau không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.
Điểm chung của các bộ sách là dựa vào tiêu chí đầu ra, chuẩn kiến thức, năng lực yêu cầu cần đạt được ở từng lớp mà Bộ GD&ĐT quy định theo khung chương trình. Nội dung, cách diễn đạt của từng bộ sách có thể khác nhau nhưng bản chất đều có một đích chung về năng lực phẩm chất, kỹ năng của khung chương trình quy định. Vì vậy, phụ huynh hãy yên tâm, dù trường chọn bộ SGK nào, việc kiểm tra đánh giá đều dựa trên chuẩn kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh.
Vấn đề giá SGK mới cao hơn SGK hiện hành, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho rằng: Từ trước đến nay, hệ thống giáo dục phổ thông dùng chung bộ SGK do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành đại trà, cho cả nước. SGK khi đến tay học sinh đã được trợ giá. Còn hiện nay, thực hiện xã hội hóa trong biên soạn SGK, công tác làm sách, chất lượng in ấn, mẫu mã tốt hơn. Giá sách do các đơn vị quy định, do không còn được trợ giá nên giá thành cao hơn bộ SGK hiện hành. Tuy nhiên, TPHCM sẽ dùng ngân sách đầu tư kho SGK dùng chung, các em có hoàn cảnh khó khăn có thể đăng ký mượn theo bộ môn hoặc thậm chí mượn cả bộ SGK.
Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải đủ về số lượng, được bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa ban hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu...