Bạo chi giúp ngoại giao Trung Quốc bội thu trong năm 2014
Trung Quốc đã có một năm thành công trong lĩnh vực ngoại giao, nhờ “sự chi tiêu hào phóng trong bối cảnh kinh tế khó khăn”, theo The Diplomat.
Trung Quốc đã đạt nhiều thành công ngoại giao trong năm 2014 – Ảnh: Reuters
Trong một năm nhiều biến động của kinh tế – chính trị thế giới, Trung Quốc lại nổi lên như một trong những nước ổn định nhất và đặc biệt tốt trong quan hệ ngoại giao.
Một năm bận rộn
Hồi 11.12, tờ Tân Hoa xã đã dẫn lời Bộ người Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng năm 2014 là một năm “ bội thu ngoại giao của Trung Quốc”, với việc thiết lập quan hệ đối tác với 67 quốc gia và 5 khu vực.
Bài viết hôm 27.12 của The Diplomat cũng đưa ra những thống kê cho thấy Trung Quốc rất tích cực trong việc đặt dấu ấn của mình trong các mối quan hệ quốc tế.
Theo đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm 18 quốc gia trên khắp châu Á, Âu, Mỹ Latinh và châu Đại Dương. Ông cũng đã tổ chức Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đón hàng chục nguyên thủ, lãnh đạo quốc tế đến thăm.
2014 được cho là năm thành công của ngoại giao Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Ngoài ra trong năm 2014, Trung Quốc cũng được ấn định là nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2016. Họ đã tranh thủ đàm phán với các quốc gia khác về kế hoạch xây dựng quỹ thành lập Con đường tơ lụa thế kỷ 21, cũng như nhận nhiều đồng tình quanh đề xuất thành lập Khu vực Tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP)…
Video đang HOT
Đòn bẩy tài chính
The Diplomat cho rằng từ năm 2012, Trung Quốc đã ấn định thông điệp về chính sách ngoại giao, theo đó tất cả những hoạt động đều phải hướng mục tiêu đưa Trung Quốc thành một “nước lớn”.
Trong năm 2014, Bắc Kinh đã có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đang thành công trong việc tạo ảnh hưởng tại nhiều nơi. Điều này được hỗ trợ rất lớn bởi tiềm lực tài chính và “thái độ hào phóng” của chính phủ Trung Quốc, theo The Diplomat.
Lấy ví dụ Bắc Kinh đã cam kết 10 tỉ USD cho Ngân hàng Phát triển của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và 40 tỉ USD cho Quỹ khẩn cấp BRICS. Ngoài ra, 50 tỉ USD cũng được chính quyền Bắc Kinh “rót” vào Ngân hàng Đầu tư châu Á, cũng như 40 tỉ USD cho Quỹ Con đường tơ lụa.
Trong năm 2014, Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác với 67 quốc gia và 5 khu vực. Trong hình Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC – Ảnh: AFP
Nhờ sự “hào phóng” ấy, các đề xuất triển khai Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc đều nhận được nhiều đồng thuận.
Mục đích của các kế hoạch này là thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên theo cách đánh giá của The Diplomat, những nỗ lực ngoại giao kể trên ít nhất đã chứng tỏ sự tự tin của Trung Quốc và khiến Trung Quốc “lấy điểm” trong cộng đồng quốc tế. Vị thế, vai trò của họ đã cải thiện rất nhiều khi đặt lên bàn cân với Mỹ.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Máy bay AirAsia rơi khép lại năm thảm họa hàng không 2014
Vụ máy bay của hãng AirAsia rơi ở biển Java đã khép lại năm thảm họa hàng không 2014, cướp đi sinh mạng trên 1.000 người, theo AFP.
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (Malaysia) - Ảnh: Reuters
Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích kể từ ngày 8.3 với 239 người trên máy bay sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur và tất cả hệ thống liên lạc với mặt đất bị tắt, theo AFP.
Chính quyền Malaysia tuyên bố MH370 rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương và không ai trên máy bay sống sót. Nhưng mãi đến nay lực lượng tìm kiếm quốc tế vẫn không thể tìm ra được bất kỳ dấu vết nào của MH370.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 - Ảnh: Reuters
Hàng loạt giả thuyết được đưa ra về sự mất tích bí ẩn của MH370 bao gồm: máy bay bị không tặc, phi công lái máy bay tự sát, máy bay cháy trên không, máy bay bị bắn hạ...
Bốn tháng sau đó, vào ngày 17.7.2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Phương Tây và chính quyền Ukraine tố cáo phe ly khai được cho thân là Nga đang kiểm soát miền đông Ukraine bắn hạ MH17 bằng một tên lửa. Trong khi đó, phe ly khai và Nga tố chiến đấu cơ của chính quyền Ukraine bắn hạ MH17.
Chỉ trong vòng một tuần sau vụ MH17, vào ngày 23.7, một máy bay của hãng TransAsia Airways (Đài Loan), chuyến bay 222, đâm vào một tòa nhà trong quá trình hạ cánh xuống sân bay ở đảo Bành Hồ, Đài Loan, khiến 48 người trên máy bay thiệt mạng và chỉ có 10 người sống sót . Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là thời tiết xấu.
Đến ngày 24.7, máy bay của hãng Air Algerie (Algeria), chuyến bay 5017, rơi xuống Mali, cướp đi sinh mạng của tất cả 116 người trên máy bay.
Các mảnh vỡ máy bay Air Algerie vun vãi trên mặt đất - Ảnh: Reuters
Kết thúc năm thảm họa hàng không 2014, chiếc Airbus A320-200 mang số hiệu QZ8501 của hãng AirAsia chở 162 người đã biến mất khỏi màn hình radar, mất liên lạc với mặt đất sau khi cất cánh từ thành phố Surabaya (Indonesia) để đến Singapore vào ngày 28.12.
Đến ngày 30.12, một số thi thể và mảnh vỡ của máy bay được phát hiện ở biển Java. Công tác tìm kiếm và cứu hộ tiếp diễn. Và còn những vụ tai nạn máy bay khác cũng đã xảy ra trong năm 2014.
Cục Lưu trữ Tai nạn Hàng không Mỹ cho biết trong năm 2014 thảm họa hàng không cướp đi sinh mạng của 1.158 người, theo đài CNN (Mỹ).
Một máy bay của hãng AirAsia - Ảnh: Reuters
Công tác tìm kiếm máy bay AirAsia vẫn tiếp diễn. Nếu tất cả 162 người trên chuyến bay QZ8501 thiệt mạng, 2014 là một năm có nhiều người chết nhất vì tai nạn hàng không kể từ năm 2005, cũng theo Theo Cục Lưu trữ Tai nạn Hàng không Mỹ.
Mặc dù máy bay được xem là phương tiện đi lại an toàn nhất và đã có nhiều cải tiến công nghệ kỹ thuật để đảm bảo an toàn bay, nhưng "tai nạn là điều không bao giờ tránh khỏi", chuyên gia Ronan Hubert thuộc Cục Lưu trữ Tai nạn Hàng không Mỹ cho hay.
"Sau mỗi vụ tai nạn hàng không, chúng ta lại rút ra những bài học mới để cải thiện", theo ông Hubert.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tai nạn hàng không châu Á năm 2014 2014 là một năm ảm đạm đối với ngành hàng không thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á khi có quá nhiều vụ mất tích và tai nạn xảy ra, cướp đi mạng sống của hàng trăm người. Ngày 19/1, chiếc máy bay hai động cơ loại nhỏ thuộc hãng hàng không tư nhân Intan Air bị rơi tại một...