Bánh sừng trâu Món quà của núi rừng Quảng Nam
Bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu với chiếc bánh nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay người lớn, hấp dẫn ngay từ hình dáng giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng cứng rắn, mang màu xanh đậm của lá rừng.
Ngoài tên phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu gọi bánh này là Avị Acuốt hoặc C’cót, bánh đót…
Bánh sừng trâu – Món quà của núi rừng Quảng Nam
Cách làm bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu:
Cách làm bánh sừng trâu cũng không quá cầu kỳ, nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm.
Công đoạn chuẩn bị để làm bánh sừng trâu phải kể tới lên núi hái cây lá đót. Loại cây có lá thon dài, được nhiều vùng miền núi phía Bắc và miền Trung sử dụng gói bánh, bông của loài cây này làm chổi đót phổ biến.
Lá được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách, mang về rửa và lau sạch sẽ rồi ép nhanh để lá không khô. Ở nhà, người đàn ông cũng sắp sẵn lạt tre để gói bánh.
Nguyên liệu làm bánh:
Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh.
Cách làm bánh:
Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh.
Video đang HOT
Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh.
Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn.
Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết.
Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên.
Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
Mì Quảng thịt heo
Cách nấu mì Quảng thịt heo là công thức đã và đang được rất nhiều người săn tìm. Bạn đã sẵn sàng cùng với Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán
Mì Quảng thịt heo là món ăn quen thuộc của người dân miền Trung. Ảnh: Internet
Mì Quảng là món ăn đặc sản của vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng. Món ăn này không chỉ nổi tiếng ở khu vực miền Trung mà đã trở thành món ngon mỗi ngày được người dân trên mọi miền đất nước yêu thích. Sợi mì mềm dai, nước dùng đậm đà của mì Quảng sẵn sàng làm say mê bất cứ ai ngay từ lần đầu thưởng thức.
Tuy thành phần nguyên liệu đơn giản nhưng nếu không nắm công thức chế biến, bạn sẽ gặp không ít khó khăn để thu được thành phẩm đạt hương vị đúng chuẩn.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
BƯỚC 1: SƠ CHẾ THỊT HEO
Dùng muối chà xát lên miếng thịt heo rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch, để ráo. Sau đó, cắt thịt heo thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Ớt rửa sạch, chần sơ qua với nước sôi rồi vớt ra ngoài, băm nhuyễn cùng với củ tỏi. Lúc này, bạn cho thịt heo vào tô, thêm 1/2 phần ớt tỏi băm nhuyễn và các loại gia vị nước mắm, tiêu xay, hạt nêm, đường vào cùng. Bí quyết trong cách nấu mì Quảng miền Trung ngon đậm đà là ướp thịt trong khoảng 30 phút.
Ướp thịt heo với gia vị trong khoảng 30 phút. Ảnh: Internet
BƯỚC 2: XÀO THỊT HEO
Bắc chảo dầu lên bếp rồi cho hạt điều màu vào đảo đều để làm nước màu điều. Khi dầu chuyển sang màu vàng nâu đẹp mắt, vớt hạt điều màu ra ngoài và cho 1/2 phần tỏi ớt băm còn lại vào phi thơm.
Tỏi ớt bắt đầu thơm, bạn cho thịt heo đã ướp vào chảo đảo đều. Quan sát thấy thịt heo săn lại thì tắt bếp.
BƯỚC 3: NẤU NƯỚC DÙNG
Cho nước dừa vào trong nồi, thêm thịt heo đã xào săn vào cùng rồi bắc lên bếp nấu cho thịt chín mềm. Khi nước dùng sôi, bạn cho nêm nếm gia vị lại sao cho phù hợp với khẩu vị người ăn.
Dùng nước dừa tươi nấu nước dùng để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn. Ảnh: Internet
BƯỚC 4: SƠ CHẾ CÁC NGUYÊN LIỆU CÒN LẠI, LÀM NƯỚC CHẤM
Cho đậu phộng vào chảo, thêm ít muối rồi rang chín. Khi đậu chín giòn, đợi nguội bớt, dùng tay chà xát cho bóc lớp vỏ ngoài, sau đó cho đậu phộng vào cối giã dập.
Nhặt bỏ các lá úa vàng, phần gốc rễ của các loại rau thơm, rau sống. Cho rau vào thau nước muối pha loãng ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra rửa sạch lại, để ráo.
Pha nước chấm ăn kèm theo công thức: 3 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, ít ớt, tỏi băm nhỏ, khuấy đều.
Rau cải non, hoa chuối bào là loại rau ăn kèm đặc trưng của mì Quảng. Ảnh: Internet
BƯỚC 5: HOÀN THÀNH VÀ TRÌNH BÀY
Xếp rau ra đĩa, chuẩn bị thêm ớt trái, chanh cắt lát, chén nước chấm và bánh tráng nướng ăn kèm.
Bạn cho sợi mì Quảng vào tô, chan nước dùng thịt heo vào rồi cho đậu phộng rang lên trên. Bây giờ, bạn đã có thể thưởng thức tô mì Quảng thịt heo nóng hổi, thơm ngon, có hương vị đậm đà.
Hoàn thành cách nấu mì Quảng thịt heo đơn giản sau 5 bước thực hiện. Ảnh: Internet
Bản đồ ẩm thực: Cua đá Cù Lao Chàm đặc sản phải thử khi đến Hội An Cù Lao Chàm là địa điểm tham quan có những thắng cảnh đẹp, món ăn ngon thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, những món ăn từ cua đá nơi đây luôn tạo nên sự tò mò, háo hức thưởng thức cho các du khách phương xa và cả người bản địa. Ai từng đến xứ đảo Cù Lao cũng mong...