Bánh sắn bí đỏ – quà quê thật ngọt ngào
Hai thứ nông sản vừa quen thuộc lại vừa gần gũi, nếu khéo léo bạn cũng có thể tạo ra được những món ăn vừa lạ lại vừa hấp dẫn.
Vào những ngày nông nhàn, người dân quê tôi thường làm món bánh sắn bí, vừa đơn giản lại vừa thơm ngon như bất kỳ những thứ bánh khác làm từ gạo nếp.
Nguyên liệu làm bánh không quá cầu kỳ, chỉ cần có bí đỏ, bột sắn, đường. Ở Lạng Sơn quê tôi, với khí hậu mát mẻ quanh năm nên sắn, bí đỏ là hai loại nông sản được trồng khá phổ biến. Khi tới mùa thu hoạch, mang sắn về bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và phơi thật khô rồi đem sát thành bột mịn. Vào những ngày mưa hay những lúc trời se se lạnh, mẹ tôi thường hay làm loại bánh này. Mấy anh em tôi vừa xúm xít quanh chảo bánh vừa nghe mẹ kể chuyện ngày xưa.
Video đang HOT
Cách làm loại bánh này khá đơn giản. Bột sắn để làm bánh cần sàng lọc kỹ, chỉ lấy thứ bột mịn nhất. Còn bí đỏ thì chọn loại quả chín già, rửa sạch, bóc vỏ, đồ lên cho chín, để nguội và đem nhào lẫn với bột sắn, nhào cho thật dẻo, không nên cho nước vào bột vì sẽ khiến bột bị nhão. Trong khi nhào thì cho đường vào vừa đủ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, dẹt và cho nhân vào. Sau đó đợi khi chảo mỡ sôi thì thả từng chiếc bánh vào cho đến khi bánh nổi lên, chín vàng sẫm là được, rồi bắc ra đĩa và ăn nóng.
Đối với người đi học xa nhà như tôi, bánh sắn bí đỏ là một thứ quà quê rất đỗi ngọt ngào, luôn mang đến những cảm giác khác lạ sau mỗi lần thưởng thức.
Theo vietbao
Bánh tiêu Sài Gòn hút hồn giới trẻ ở Hà Thành
Nói đến món ngon đường phố Hà Nội không thể không kể đến bánh mì, bánh sắn, bánh khoai, bánh quẩy, bánh rán..., và bây giờ là bánh tiêu Sài Gòn. Bánh được nhiều người nhắc đến hơn một năm nay, như một thứ quà Nam trên đất Bắc.
Thứ bánh này thường nằm trong những chiếc tủ kính với dòng quảng cáo "Bánh tiêu Sài Gòn", mới nhìn thôi đã biết đó là bánh gì, xuất xứ từ đâu. Nhưng hương vị của nó thì phải thưởng thức mới biết được.
Bánh tiêu được bán nhiều cho học sinh, sinh viên ăn tạm chống đói những lúc tan trường, là thứ quà vặt rẻ, nhưng khá ngon. Trước cổng nhiều trường học hay những ngõ hẻm ta đều có thể bắt gặp tiếng rao "Ai bánh tiêu Sài Gòn đê", khiến nhiều người tò mò về loại bánh mới này.
Trên phố Xuân Thủy, chị Hương (Thanh Hóa), chủ của một tủ bánh tiêu vừa bán hàng vừa kể cho khách về việc chuyển "nghề" này. Chị cho biết ngày trước chị cũng đi bán bánh mì, sau thấy thứ bánh này là lạ, ăn cũng được nên chị bán thêm, sau rồi thấy đắt hàng nên chị chuyển hẳn sang bán bánh tiêu.
Bánh tiêu dân dã, đơn giản nhưng rất sang trọng và bắt mắt. Theo chị Hương, nguyên liệu chế biến đơn giản, gồm có bột mì, bột nở, đường, muối, mè trắng rang vàng, một chút vani. Hòa nước ấm với đường và một chút muối, va ni. Trộn lẫn bột mì với bột nở. Sau đó đổ từ từ nước đường nóng vào bột tạo thành hỗn hợp bột mịn, dẻo quánh, sau đó dùng tay nhào kỹ bột. Ủ bột khoảng 2-3 giờ cho bột nở.
Tiếp đó chia bột ra thành những phần nhỏ bằng nhau. Để lên thớt hoặc mâm, lăn qua một lớp vừng phía ngoài rồi cán mỏng bột cho dẹt như chiếc bánh rán, nhưng to hơn một chút. Cuối cùng là thả bánh vào chảo rán. Để lửa vừa phải để bánh chín vàng đều và phồng lên. Bánh chín thì vớt ra để lên giấy thấm dầu cho ráo mỡ.
Từng chiếc bánh ra lò vàng ươm hấp dẫn, bánh mềm từ bột, thơm từ vừng, vani cùng với bị beo béo của dầu thấm vào bên trong lẫn bên ngoài. Bánh tiêu ăn nóng hay nguội đều ngon. Những sáng se lạnh, chỉ cần chiếc bánh tiêu với ly trà nóng là ấm bụng.
Người Sài Gòn khi ăn bánh tiêu còn kẹp thêm giò, chả hay kem vào giữa bánh, còn người Hà Nội chỉ dùng tay xé từng miếng bánh tiêu để thưởng thức.
Theo vietbao
[Chế biến]-Sắn hấp nước cốt dừa Vị béo ngậy của nước cốt dừa và sắn ăn bùi bùi, bên trên phủ vừng, lạc và dừa bào sợi. Nguyên liệu: - 1 củ sắn to - 200g dừa bào vụn - 1 thìa nhỏ muối - 1 thìa nhỏ đường - 1 thìa nhỏ bột năng - Vừng, lạc rang vàng, giã nhuyễn - Dừa sợi (tùy ý thích). Cách...