Bánh khảo hương vị dân dã của Cao Bằng
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Đến với Cao Bằng, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị độc đáo, ngọt ngào của loại bánh dân dã này.
Không biết có từ bao giờ nhưng tục làm bánh khảo ngày Tết ở Cao Bằng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Cứ vào 20 tháng Chạp, người dân ở Cao Bằng lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, Nùng sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo.
Họ làm bánh khảo thay kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết. Bánh khảo còn trở thành món quà độc đáo biếu khách lên thăm Cao Bằng hay gửi cho những người con xa quê.
Vợ chồng mới cưới ngày đầu năm về thăm bên ngoại thì bánh khảo là vật phẩm không thể thiếu. Và bánh khảo là món quà mà người dân Cao Bằng dâng lên bàn thờ để cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.
Chúng tôi ghé thăm gia đình bà Triệu Thị Hoa ở xã Đức Thông, huyện Thạch An, Cao Bằng, người có kinh nghiệm làm bánh khảo hàng chục năm ở Cao Bằng. Vừa thoăn thoắt rang gạo, bà vừa chia sẻ, làm bánh khảo không khó nhưng đòi hỏi người làm phải thật khéo léo, công phu và tỉ mỉ.
Để có những phong bánh khảo thơm phức phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ chọn gạo nếp, chọn đường, lạc, vừng và thịt mỡ, rang gạo, xay nhỏ bằng cối đá, đổ bột vào cái mẹt lót giấy đem hạ thổ…
Nguyên liệu làm bánh khảo chủ yếu là gạo nếp. Phải chọn loại gạo nếp mới thơm ngon, hạt tròn mẩy rồi đãi sạch. Nếp mới bao giờ cũng cho hương thơm đậm đà.
Sau đó là rang gạo một cách cẩn thận vì nếu rang chưa đủ độ chín thì bánh sẽ không thơm, cháy vàng quá thì bột làm bánh sẽ bị sẫm lại, bánh mất mùi thơm độc đáo của hương lúa mới.
Rang xong, đổ gạo nếp đã chín vào cối đá giã mịn. Bột càng mịn bánh càng ngon. Giã xong bột cho vào mẹt, thúng có lót giấy bản để ủ, hay phơi sương cho ỉu để bột bánh dễ liên kết.
Bà Hoa hướng dẫn, để bánh ngon cần chọn 1 trong 2 loại đường là đường kính hoặc đường phèn. Tuy nhiên, dù dùng loại đường nào cũng phải giã thật mịn bởi đường mịn khi trộn với bột mới tạo độ kết dính cao.
Video đang HOT
Trộn bột nếp với đường, dùng tay vò hoặc dùng cán đảo để bột hòa đều với đường. Muốn thử xem bột và đường đã đủ độ kết dính chưa thì nắm một nắm bột rồi thả xuống mâm xem nắm bột có bị vỡ không.
Nắm bột rơi xuống vẫn còn nguyên không bị tan ra tức là bột đã kết dính tốt. Lúc này có thể mang bột vào khuôn đóng bánh.
Muốn bánh khảo thêm ngon, thêm bùi, nhân bánh cũng phải đủ vị và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhân bánh gồm có lạc, vừng và thịt mỡ. Vừng hoặc lạc được rang, giã nhỏ, thịt mỡ được luộc chín, thái hạt lựu rồi đem ướp với đường kính.
Sau khi chuẩn bị xong bột và nhân bánh đến khâu nén bánh. Khuôn làm bánh khảo cũng tùy loại, thông thường khuôn được làm từ các tấm gỗ bào mượt có hình chữ nhật cỡ 40 x 60cm hoặc 40 x 40cm cao 5cm.
Làm bánh khảo đòi hỏi người làm phải thật khéo léo, công phu và tỉ mỉ.
Tay thoăn thoắt, cầm khuôn bánh đặt giấy gói vào khuôn, rắc lên giấy lót một lớp bột sống, rồi đổ lớp bột đầu tiên vào và ép nhẹ cho phẳng, bà Hoa rải đều lớp nhân, cho thêm một lớp bột vào cho hai phần bánh bên ngoài lớp nhân bằng nhau rồi ép mạnh để hai lớp bánh kết vào nhau.
Dùng dao cắt bánh ra thành từng bánh nhỏ như trong khung đã có vạch định sẵn. Bà Hoa chia sẻ, nén bánh vào khuôn là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh.
Nếu nén mạnh tay quá bánh sẽ cứng, nếu nhẹ quá bánh lại dễ bị bở, vỡ vụn ra, không thành miếng, mất ngon. Việc cắt bánh phải làm ngay sau khi ép bột, bởi nếu để lâu bột sẽ khô, khó cắt.
Sau khi gỡ bánh ra khỏi khuôn, bà dùng giấy bản màu trắng để gói bánh. Giấy thủ công, dễ thấm và gia đình bà thường dùng giấy màu trắng, nhưng nhiều gia đình ở đây có thể dùng giấy làm vàng mã với đủ các màu rực rỡ, xanh, đỏ, tím, vàng để gói bánh.
Bánh khi đóng khuôn xong được cắt thành từng phong hình chữ nhật, to nhỏ dày mỏng tùy theo người làm, gói bằng giấy màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng trông thật rực rỡ, đẹp mắt.
Bánh khảo có thể để được cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Nó như một thứ lương khô của người Tày, Nùng và trở nên gần gũi với người dân nơi đây. Với phong tục đón Tết cả tháng đầu xuân, Tết chỉ hết khi trong nhà không còn bánh khảo.
Trong cái rét đậm ngày đông được nhâm nhi chén chè xanh, nhấp miếng bánh khảo, hương vị thơm ngon của bột nếp, vị bùi của vừng và lạc rang, vị ngậy của mỡ lợn, vị ngọt thanh của đường khiến ai đã một lần thưởng thức không thể nào quên./.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Cao Bằng?
Khi đến với vùng núi Cao Bằng du khách sẽ có dịp thưởng thức những đặc sản, mang đậm nét riêng của địa phương và cả những món ăn ngon, bổ rẻ.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Cao Bằng?
Cao Bằng là mảnh đất cội nguồn cách mạng với những địa danh lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao... Đến với Cao Bằng, ngoài thưởng lãm các danh thắng, du khách còn được tham quan một số làng nghề truyền thống và thưởng thức những đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây..
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những món ăn ngon, bổ rẻ ở Cao Bằng.
Vịt quay 7 vị Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.
Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.
Bánh khảo
Bánh khảo là một trong những đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng được nhiều người ưa chuộng. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp ngon, thơm, hạt tròn mẩy đều. Đường dùng làm bánh khảo thường là đường kính hoặc đường phên. Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng, vị béo ngậy của mỡ lợn. Khi ăn ta cảm nhận được vị ngọt thanh của đường, vị thơm của bột nếp rất đậm đà. Bánh được gói thành từng phong hình chữ nhật; tại các cửa hàng bánh được đóng thành chục gồm 10 phong có in tên các cơ sở sản xuất, ngày sử dụng. Bánh khảo để được cả tháng không mốc, không ỉu.
Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. Làm bánh khảo cũng thật vui, vì lúc đó các thế hệ trong gia đình đều tham gia cả - người già làm việc nhẹ nhàng, thanh niên thì xông xáo những việc nặng hơn, hàng xóm cũng xúm tay lại giúp, mọi người cùng vui vẻ làm việc hăng say khi không khí Tết đang lại gần.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Cao Bằng?
Bánh trứng kiến
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Bánh chè lam
Vung đât Cao Băng, bên cạnh những loại bánh ngon, lạ miệng, không thể không noi đên món bánh chè lam - loai banh cô truyên cua ngươi dân nơi đây. Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức cảm nhận được độ dính của mật, độ mịn, vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc, tất cả đem đến cho chiếc bánh một hương vị thơm ngon, khó quên. Khi thưởng thức bánh chè lam cùng với trà nóng, du khách sẽ nhớ về non nước Cao Bằng xinh đẹp. Sản phẩm có bán tại nhiều cửa hàng ở chợ Xanh.
Miến dong đen
Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, giòn, dai, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Bát canh miến Nguyên Bình rất thơm ngon mà có thể không cần thịt, cần xương hầm, không cần tra nhiều gia vị, nhưng hương vị khó có nơi đâu sánh kịp.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam nói chung, bao giờ cũng có một bát canh miến. Và đối với người dân Cao Bằng, bát canh miến Nguyên Bình được nấu với thịt gà, kèm các loại mộc nhĩ, nấm hương đã là món ẩm thực truyền thống, nó không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn mang vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên thêm đậm đà, ấm áp đầy tình thương.
Bánh áp chao Cao Bằng Những đặc sản mà lên Cao Bằng nhất định phải thưởng thức ngoài vịt quay 7 vị, lạp xường hun khói, xôi trám...thì không thể bỏ qua những chiếc bánh áp chao vàng ruộm, béo bùi của nhân thịt quện với vị nếp dẻo quạnh vô cùng hấp dẫn. Bánh áp chao là một món ăn đặc sản của vùng đất Cao Bằng....