Bánh kẹo không rõ nguồn gốc bày bán khắp cổng trường 09/09/2011 06:25
Đầu năm học mới, các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng… lại “bủa vây” các cổng trường học, nhất là các trường tiều học tại Hà Nội. Thử đưa lên miệng nhấm nhám, một vị ngọt lợ, nhân nhẩn đắng bám chặt lấy lưỡi.
Đâu đâu cũng thấy bán
Dạo một vòng qua các cổng trường tiểu học, trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội thời điểm đầu năm học mới: Trường tiểu học Khương Đình, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn A, B, Kim Giang (quận Thanh Xuân), trường tiểu học, trung học sơ sở Bế Văn Đàn, Đống Đa (quận Đống Đa), trường tiểu học Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu, Kim Đồng (quận Hai Bà Trưng),… đâu đâu cũng thấy những loại kẹo không rõ nguồn gốc.
Cổng trường nào cũng thấy có những quán hàng rong, bày bán những loại kẹo, bánh, đồ chơi ghi đặc tiếng Trung Quốc. Những túi nhỏ kẹo bi, kẹo sao xanh, đỏ, kẹo vỉ ngậm, kẹo viên C, kẹo cao su, bánh que cay đủ màu, túi vở cam, quýt sấy khô… được bày la liệt.
Dừng chân tại cồng trường tiểu học Khương Đình (quận Thanh Xuân), chúng tôi được “tận mục sở thị” những loại kẹo, đồ ăn bán tại cổng trường này. Hơn chục học sinh xâu xúm quanh 1 gánh hàng rong.
Chị Thủy, chủ gánh hàng, đưa cho chúng tôi xem một gói “Long Kha Kha” nhỏ bên ngoài in hình chú khỉ Tôn Ngộ Không, nói: “Bánh que cay này có đủ màu sắc luôn, xanh, đen, vàng, đỏ… đều có. Chỉ có 2. 000 đồng/gói nên bọn trẻ con mua nhiều lắm.”
Cầm gói bánh que cay chị Thủy đưa cho, tôi bóc ra, bên trong có mấy cái bánh hình que dài chừng 15cm được ướp thêm một số gia vị gì đó, đưa lên mũi ngửi có mùi thơm thơm, hăng hăng giống mùi của ngũ vị hương. Tuy nhiên, sản phẩm khi bóc ra được một lúc có mùi hôi nồng rất khó chịu.
Nhưng khi thử bằng miệng, mới đầu có vị cay, ngọt lợ, nhai kỹ thì thấy đăng đắng trong cổ họng không tài nào nuốt nổi.
Trước cổng trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) rất nhiều học sinh đang tíu tít bên mấy hàng bán bánh kẹo. Những chiếc kẹo mút màu sắc sặc sỡ, những túi bánh kẹo, viên thạch rau câu in chi chít chữ Trung Quốc bên ngoài vỏ được khá nhiều học sinh chọn vì bắt mắt và giá rẻ.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số trường học khác như Đặng Trần Côn, Nhân Chính (Thanh Xuân), Kim Liên, Phương Liên (Đống Đa), Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch (Cầu Giấy)… các hàng rong trước cổng trường cũng bày bán phổ biến các loại bánh kẹo Trung Quốc như trên.
Không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng
Giá của những loại bánh, kẹo này dao động từ 500 – 2000 đồng. Do đó, chỉ với 10.000 đồng, tôi đã mua được cả chục gói bánh, kẹo đủ các loại, màu sắc khác nhau.
Hỏi về nguồn gốc của gói bánh que cay và những gói kẹo xanh, đỏ đang được bày bán, Chị Thủy bảo: “Những loại này, tôi đều lấy lại từ chợ Đồng Xuân. Lấy hàng về thì mang bán cho trẻ con chứ cũng chả biết nó được làm từ đâu mà cũng chả quan tâm để làm gì”
Trên bao bì của các mặt hàng bánh kẹo bán tại các cổng trường học có in chi chit chữ Trung Quốc và những hình ảnh siêu nhân, hoạt hình, màu sắc rất nổi bật và bắt mắt.
Thấy chúng tôi đỗ xe tạt vào lề đường, chủ một cửa hàng nhỏ, đối diện với trường tiểu học Dịch Vọng hậu (quận Cầu Giấy) săn đón: “Mua bánh, kẹo đi em. Hàng mới về, còn nguyên hạn sử dụng…”.
Chủ quán nói hàng mới còn nguyên hạn sử dụng. Nhưng lạ thay, chúng tôi không hề tìm thấy bất cứ thông tin gì ngay cả bằng tiếng Trung về ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm.
Trao đổi với chúng tôi, một lái buôn chuyên giao hàng cho các quán bán trước cổng trường học khu vực Cầu Giấy (tên Dũng, ở Hoài Đức) tiết lộ: Các loại kẹo bi, kẹo sao đủ màu sắc có tặng quà, hay túi cá, túi bim bim, túi bánh que cay… có chữ Trung Quốc ở bao bì là hàng Trung Quốc được nhập theo con đường tiểu ngạch.
Các sản phẩm này thường được anh Dũng lấy về ở các phố gần khu vực chợ Đồng Xuân rồi mang đi giao cho các nơi. Có những tiểu thương lại buôn tận gốc, bán tận ngọn, tự đi lấy hàng về rao bán ở các cổng trường.
“Tuyệt đối nghiêm cấm hàng không rõ nguồn gốc bán ở các trường học”
Để kiểm nghiệm chất lượng của những loại bánh kẹo đang được bày bán tràn lan ở các cổng trường học hiện nay, chúng tôi đã liên hệ và mang đến Viện Dinh Dưỡng những loại bánh kẹo này.
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện nhận định: Hầu hết các loại bánh kẹo này sử dụng các loại phẩm màu độc hại, không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ số dinh dưỡng bổ trợ cho sức khỏe con người là không hề có, thậm chí ăn vào có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử VTC News, bà Lê Phương Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết: “Việc người dân bày bán các loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng sẽ gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Đây cũng là hành vi gian lận, trái với quy định của pháp luật và cần được nghiêm cấm ngay. Các bậc phụ huynh nên nhắc nhỏ con em mình tránh xa những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng… để tránh những hậu họa khó lường có thể xảy ra.”
Theo VTC
Tiệm bánh mỳ Hải Phòng 'xịn' ở Hà Nội
Tới chợ Đồng Xuân hay phố Lý Quốc Sư, bạn có thể thấy biển hiệu "bánh mì cay Hải Phòng" bán nhan nhản. Tuy nhiên về độ "chuẩn", độ thơm ngon thì có lẽ chưa đạt, còn thua xa ở thành phố Hoa Phượng đỏ.
Thơm-ngon-bổ-rẻ nên Bánh mỳ cay là món "khét tiếng" của người dân Hải Phòng. Tại Hà Nội, món ăn giản dị, bình dân này cũng đã quá quen thuộc và được bán ở nhiều nơi. Nhưng nếu ai sành ăn, hẳn sẽ thấy đó hầu hết là "hàng nhái" với loại bánh mì không được "mi nhon" lắm, và để ngoài một chút thì ỉu xìu, dai nhoách. Trong khi đó, bánh mì Hải Phòng "xịn" phải siêu nhỏ và giòn tan.
Khoảng hơn 1 tháng nay, trên phố Triệu Việt Vương mới mọc lên một tiệm bánh mì cay với cái tên rất Tây - Zoka. Nếu so sánh với những hàng quán cùng thương hiệu bánh mì cay Hải Phòng khác tại Hà Nội, nơi đây có vẻ chất lượng nhất. Bằng chứng là chiếc bánh nhỏ xíu, chỉ to chừng 3 đầu ngón tay chụm lại, dài chưa tới một gang, và điểm thích nhất là bánh luôn nóng giòn, có để ngoài bao lâu cũng không bị ỉu.
Chiếc bánh mì nhỏ xíu, xinh xắn
Theo lời quảng cáo của chủ tiệm, thứ bánh mì này tuy đơn giản nhưng họ vẫn phải mất công, ngày nào cũng nhập bánh từ tận Hải Phòng ra đây. Nguyên nhân là vì hiện nay ở Hà Nội chỉ toàn các lò làm bánh bằng máy nên bánh rất to, còn loại bé xiu xiu thế này phải là hàng "handmade", nguyên liệu và qui trình trộn bột cũng tỉ mỉ hơn, mà giờ chỉ đất Cảng mới có.
Mua bánh mì ở tiệm Zoka, khách cũng không phải đợi lâu như các cửa hàng khác. Bánh đã được bỏ sẵn ba tê, khi có khách gọi, nhân viên cho vào lò nướng điện "vèo một cái" là bảo đảm nóng bỏng tay và giòn tan thích thú. Bạn chỉ cần cho thêm tương ớt vào thì đã có một chiếc bánh đạt khoảng 90% tiêu chuẩn giòn cay, thơm ngon của bánh mì Hải Phòng. Bánh "khiêm tốn, vừa miếng" lại giòn giòn vui miệng nên một người bình thường có thể dư sức "đả" 4-5 chiếc liền mà chả thấy ngấy.
Thêm một điểm cộng là tại đây dù chủ yếu phục vụ theo mô hình take away (mang đi) và delivery (giao hàng) nhưng tiệm vẫn rất sạch sẽ, xinh xắn. Tuy chỉ ăn món bánh mì bình dân nhưng bạn lại được ngồi trong nhà mát mẻ với bàn gỗ đẹp đẽ, ghế đệm bọc da đàng hoàng. Giá cũng rất mềm: 10.000 đồng/3 chiếc.
Ngoài ra, tiệm còn phục vụ nhiều món đồ uống khá mới mẻ, thú vị rất hợp để nhâm nhi cùng bánh mì như: sữa đậu đỏ, sữa vừng, thạch xanh, thạch Zoka... với mức giá khoảng 10.000 đồng/cốc.
Ở đây chủ yếu bán theo mô hình take away và delivery
Nước thạch Zoka ngọt mát, thú vị
Địa chỉ: Zoka bánh mì cay, 152C Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo Zing New
Bún chả Hà Nội thơm lừng nhờ phụ gia lạ của Trung Quốc Đa số các loại hương liệu, dầu trát này đều được giới thiệu là hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, không phải phẩm công nghiệp. Hương liệu chế thịt nướng "made in China" Khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân luôn đông nghẹt khách, lối đi nhỏ khách hàng muốn mua hàng phải chen khéo để đi. Trong vai một...