Bánh giò – Món ăn dân dã, “biểu tượng” của ẩm thực Thủ đô
Bánh giò Hà Nội là món ăn giản dị đã len sâu vào cuộc sống thường nhật của người dân Thủ đô, vừa là bữa ăn sáng vừa là bữa ăn nhẹ buổi chiều hay món ăn ấm bụng lúc đêm khuya.
Bánh giò đơn giản từ cách chế biến đến cách thưởng thức nhưng vẫn rất được lòng thực khách nên cùng với bún thang, phở bò, cốm… đã trở thành ‘biểu tượng’ ẩm thực của Thủ đô.
Khác với cốm chỉ có vào mùa thu hay sấu chỉ có vào mùa hạ, người Hà Nội có thể thưởng thức bánh giò quanh năm, khắp các dãy phố đều dễ dàng tìm mua được bánh giò. Bánh có dạng hình chóp như kim tự tháp được gói bằng lá chuối, bên trong là vỏ bột bằng gạo tẻ trong mềm bao bọc lấy nhân thịt đậm đà. Phần nhân bánh giò Hà Nội được làm từ thịt băm, mộc nhĩ, hạt tiêu và chút hành khô phi thơm.
Bánh giò Hà Nội ngon nhất khi ăn nóng, nhìn những cột hơi bốc nghi ngút và cảm nhận miếng bánh giò mềm dần tan trong miệng, rồi tiếp tục khám phá phần nhân bánh vừa mềm, vừa giòn lại vừa ngọt. Quả thực là một “chuyến phiêu lưu” khó quên của vị giác. Để tăng thêm hương vị thực khách có thể ăn kèm cùng tương ớt và dưa góp, vị cay của ớt, vị giòn giòn của món dưa góp quyện cùng bánh giò nóng càng thêm hấp dẫn.
Top 4 quán bánh giò ngon nhất Hà Nội
Bánh giò Thụy Khuê
Video đang HOT
Bánh giò Thụy Khuê lúc nào cũng đông khách bởi hương vị đặc trưng và “” bánh to gấp rưỡi những hàng bánh khác. Vỏ bánh trong nhưng hơi dày một chút, khi ăn thực khách có thể cảm nhận được độ mềm vừa phải, mịn chứ không hề bị sai. Nhân bánh được chế biến vừa ăn, đầy ú.
Bánh giò Hà Nội tại đây thường ăn kèm với chả, giò, dưa góp, tương ớt khá ngon, ngoài ra thực khách có thể gọi thêm đồ uống kèm như: Sữa đậu nành hay trà đá để đa dạng hương vị cho món ăn.
Bánh giò Đông Các
Bánh giò Đông Các ăn kèm với thịt nướng, xúc xích chứ chẳng phải giò hay chả – đây chính là điểm khác biệt thu hút thực khách của quán. Mỗi phần bánh sẽ được mở hết lớp vỏ lá chuối rồi bày thịt nướng, xúc xích rán và chút dưa góp lên trên cùng nước sốt được chế biến theo công thức riêng.
Khi nào có người ăn mới mở nên bánh lúc nào cũng nóng hổi, phần vỏ bánh màu trong mềm như tan trong miệng, nhân bánh đầy ú và đậm đà. Nếu thực khách mua mang về thì bánh giò Hà Nội tại quán sẽ được đặt ngay ngắn trong hộp xốp, phía dưới có lót lá nên đảm bảo sạch sẽ.
Bánh giò Nguyễn Công Trứ
Là một quán nhỏ nằm trong chợ Nguyễn Công Trứ nhưng lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào bởi hương vị bánh lâu đời lại nằm ngay cạnh quán caramen thập cẩm nổi tiếng. Có thể nói đây là địa chỉ quen thuộc với những thực khách sành ăn của Hà Thành.
Bánh giò tại quán rất vừa ăn lại có thể tùy chọn đồ ăn kèm khá phong phú: giò lụa, chả, chả cốm, xúc xích hay nem chua.
Bánh giò Đào Duy Từ
Quán nằm gần Ô Quan Chưởng, là một gánh hàng nhỏ, lâu đời và quen thuộc với người dân xung quanh. Dù chỉ là gánh hàng nhỏ nhưng bánh tại đây lúc nào cũng nóng hổi, vỏ bánh mềm mại và phần nhân đầy đặn. Gánh hàng của cô chủ quán đã có tuổi đời vài chục năm nên hương vị chuẩn và giá thành cũng khá mềm.
Nhớ bánh giò Sài Gòn
Những chiếc bánh giò nóng hổi được ủ trong thùng xốp theo chân người bán dạo rong ruổi khắp các ngõ hẻm, xóm trọ Sài Gòn hẳn đã trở thành một hình ảnh đầy thân thương trong kí ức nhiều người.
Nếu ở Sài Gòn lâu năm, chắc hẳn nhiều người sẽ quen thuộc với tiếng rao "Bánh giò nóng đây" vào mỗi đêm khuya thanh vắng...
Nếu bánh giò ở Hà Nội được bày bán ở tiệm, có bàn ghế cho khách đến ngồi ăn hẳn hoi, thì ở Sài Gòn (dù bây giờ một vài nơi đã được bán trong những chiếc tủ kính nhỏ) khách vẫn thích mua về nhà, tỉ mỉ lột bỏ lớp lá chuối rồi thưởng thức chiếc bánh còn nóng hổi, thơm phức bên trong.
Bánh giò dân dã lắm, bởi thế các nguyên liệu làm nên chiếc bánh cũng quen thuộc và gần gũi biết mấy. Vỏ bánh được làm từ gạo tẻ ngon xay nhuyễn, nhân bánh chỉ đơn giản với thịt nạc vai băm nát trộn cùng ít mộc nhĩ (nấm mèo) và thêm chút gia vị.
Đôi khi người bán cho thêm một quả trứng cút luộc để phần nhân trông đủ đầy hơn. Nhưng bánh có ngon, có thơm hay không thì không thể nào thiếu lớp lá chuối xanh tươi dùng để gói. Thế nên, dù có lột bỏ lá gói bên ngoài thì khi nhâm nhi chiếc bánh, người ăn vẫn còn nghe thoảng mùi thơm nhẹ nhàng của lá chuối thấm qua lớp vỏ bánh mịn màng.
Làm bánh giò không khó, nhưng để có được lớp vỏ mịn thì phải để ý đến khâu nấu bột. Gạo tẻ sau khi được xay nhuyễn thường được pha thêm tí muối cho đậm đà, sau đó được bắc lên bếp khuấy đều tay để bột khỏi vón cục. Đến khi bột nửa sống, nửa chín thì đem ra gói ngay, có như thế thì khi hấp lên, bánh mới mềm mịn và thơm tho được. Phần nhân bánh thông thường được chuẩn bị trước. Chỉ cần đun ít mỡ hay dầu ăn trong chảo cho nóng, phi thơm hành rồi cho thịt nạc cùng mộc nhĩ vào đảo đều, nêm nếm chút muối tiêu là được.
Lá chuối để gói bánh nhất định phải còn tươi thì bánh mới thơm. Sau khi rửa sạch và lau khô, người làm bánh gấp lá thành hình phễu rồi cho một lớp bột vào, múc một muỗng nhân lên trên, sau đó cho thêm một lớp bột lên phần nhân rồi gói lại.
Phải tỉ mỉ và cẩn thận thì mới gói được những chiếc bánh đều đẹp và chắc chắn. Bánh sau khi gói được xếp đều vào xửng, hấp chừng 20 đến 25 phút, đến khi bánh tỏa ra mùi thơm và lớp lá chuối ngả màu xanh sẫm là chín.
Nhâm nhi chiếc bánh giò với lớp vỏ bột gạo mịn màng, phần nhân béo ngậy thơm nức mà thấy ấm lòng.
7 quán bánh giò ngon nhất Sài Gòn được nhiều tín đồ yêu thích Ở Sài Gòn muốn ăn bánh giò đặc trưng khó quên thì hãy cùng tham khảo 7 quán bánh giò ngon nhất Sài Gòn được nhiều tín đồ yêu thích sau ngay nhé. Bánh giò - một món bánh "đặc sản" của người Hà Nội nhưng khi vừa di cư vào Sài Gòn đã được rất nhiều tín đồ sành ăn săn đón....