Bánh đúc sốt – Món quà chiều ấm bụng ngày đông
Bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật. Nó là thức quà giản dị gắn với tuổi thơ của nhiều người sinh ra và lớn lên ở TP Thanh Hóa.
Làng Cốc Hạ, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) được cho là nơi sản sinh ra món ăn dân dã nhưng đặc biệt này. Tuy nhiên hiện tại, chỉ còn 3 người duy trì bán bánh đúc sốt tại TP Thanh Hóa và họ lại không ở Làng Cốc Hạ. Chị Lê Kim Hậu, 44 tuổi, phố Thôi Hữu, phường Ngọc Trạo, chia sẻ: “Mẹ chồng tôi ngày xưa chuyên làm bánh đúc sốt đem ra chợ bán. Bánh đúc sốt rất ngon lại rẻ nên các bà, các chị tranh nhau mua, loáng một cái cả nồi bánh đã hết veo”.
Đối với chị Hậu, món bánh đúc sốt không chỉ đơn thuần là một món ăn thời lam lũ, kế sinh nhai của cả gia đình nhà chồng. Nó còn chứa đựng cả một miền ký ức mênh mông khiến người ta phải bùi ngùi khi nhớ về. Sau khi mẹ chồng mất, chị Hậu nối tiếp nghề làm bánh đúc sốt để nuôi lớn bầy con. Bao nhiêu năm làm bánh đúc, mỗi ngày đều phải nếm qua xem nồi bánh có vừa miệng không vậy mà chẳng những chị không ngán mà còn nghiền món bánh đúc sốt một cách kỳ lạ.
Cũng vì nặng lòng với món bánh dân dã này, chị Hậu không ngại ngần chia sẻ bí quyết làm ra món bánh đúc mềm, mịn, mát lành, dẻo thơm với những người muốn học hỏi. Trong đó, chị Mười, 48 tuổi, người hàng xóm thân thiết của gia đình chị Hậu là một trong những người hiếm hoi cùng chị duy trì món bánh đúc sốt. Để làm ra món bánh đúc sốt ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo tẻ ngon đem vo sạch, ngâm vài tiếng đồng hồ trước khi mới đem xay thành bột mịn. Muốn bánh được dẻo, thơm thì nguyên liệu không thể thiếu của món bánh đúc là nước vôi. Vôi hòa chung với nước lạnh, để vài tiếng đồng hồ cho lắng cặn rồi chắt lấy nước vôi trong. Nước vôi trong pha với bột gạo phải theo đúng tỉ lệ để chiếc bánh đạt đúng độ sánh, mịn, dẻo mà không bị quá đặc cũng không quá loãng. Sau khi pha xong phải đợi khoảng 3 tiếng sau để cho mùi vôi bay đi hết mới đem đi nấu.
Video đang HOT
Trộn hỗn hợp nước vôi trong, bột gạo với tí muối và dầu ăn để món ăn thêm phần béo và đậm đà rồi đặt lên bếp, dùng đũa cả cỡ lớn quấy liên tục để bột chín đều mà không bị cháy ở đáy nồi. Hiện tại, chị Mười đã sử dụng bếp than để nấu bánh, tuy nhiên chị Hậu vẫn duy trì quấy bột trên bếp củi. Đây là một công đoạn khó khăn vì phải canh lửa nhỏ và quấy thật đều tay để bột chín đều. Quấy khoảng 15 phút bột bắt đầu sánh lại, tay bắt đầu nằng nặng thì đổ nước cốt rau ngót hoặc rau cải vào. Đây là cách tạo nên màu xanh ngọc của bánh đúc sốt. Sau đó, tiếp tục giữ lửa liu riu và quấy đều cho đến khi bánh chín, khoảng 1 tiếng.
Nồi bánh nhấc khỏi bếp được đặt trong thúng có lớp vải và nilông bao bọc kỹ hoặc xô có nắp đậy để giữ nhiệt. Có khách ăn, bánh mới được múc ra. Một lớp đỗ xanh luộc (hấp) chín, đánh tơi bên dưới; sau đó lớp bánh đúc sốt màu xanh ngọc sóng sánh, nóng hôi hổi trải lên trên; tiếp đến lại một lớp đỗ xanh bao trùm miệng bát; cuối cùng là vài ba miếng tóp mỡ béo ngậy, ít hành phi thơm nức mũi.
Bánh đúc sốt phải ăn ngay lúc còn nóng mới ngon. Xúc một thìa bánh sánh mịn, thưởng thức độ ngầy ngậy của bột gạo nấu nước rau ngót, lại có đỗ xanh bùi bùi, thêm chút béo thơm của tóp mỡ và hành phi. Tất cả hòa quyện, khiến các giác quan phải “thức tỉnh”. Đặc biệt, phần cháy nồi của bánh đúc sốt cũng rất ngon, giòn giòn, muốn ăn phải dặn cô bán hàng để dành thì mới có.
Bánh đúc sốt vang danh một thời không còn được bán ở nhiều nơi. Nếu muốn ăn, các bạn phải đến ngã tư Đào Duy Từ vào buổi chiều để thưởng thức. Còn nếu bắt gặp một gánh hàng rong bán bánh đúc sốt nóng hổi trên đường thì bạn quả là có duyên với vùng đất này rồi. Một bát bánh đúc sốt dành cho bạn chỉ từ khoảng 7.000 – 10.000 đồng thôi nhé.
Theo Thanhhoa
Đồ ăn để bao lâu có thể gây ngộ độc
Cơm hộp để trên 4 giờ xuất hiện lượng vi khuẩn trên 100.000 đơn vị - ngưỡng giới hạn an toàn với sức khỏe.
Nhiều người có thói quen mua đồ ăn được nấu sẵn ở ngoài hàng về nhà hoặc gọi ship nhưng phải để khá lâu sau mới bắt đầu ăn. Đây không phải là một thói quen nên duy trì bởi chúng ẩn chứa nhiều hiểm họa. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu học viện Nanyang Polytechnic (Singapore) đã làm một số thí nghiệm về đồ ăn nấu sẵn để quá lâu. Theo đó, họ lấy mẫu đồ ăn, pha loãng, sau đó đặt trên những tấm petri film rồi đưa vào lồng thí nghiệm với nhiệt độ tương đương với thân nhiệt cơ thể khoảng 37 độ C.
Ông Richard Khaw - Phó giám đốc Viện nghiên cứu hóa học và khoa học đời sống Nanyang - cho biết, mức nguy hiểm thường ở ngưỡng 100.000 vi khuẩn trên mỗi mẫu phẩm. Họ đã làm thí nghiệm trên 3 món ăn là cơm trộn, cơm hộp và salad.
Đầu tiên là cơm trộn - một món ăn nóng phổ biến ở các quốc gia châu Á. Chúng thường được nấu chín kỹ ở nhiệt độ an toàn, ít nhất là 60 độ C trở lên. Do đó, ít vi khuẩn còn tồn tại trong món ăn này. Khi vừa nấu xong, cơm trộn có lượng vi khuẩn chỉ là 300 đơn vị. Nhưng sau khi để 4 tiếng, số lượng tăng lên 600, sau 6 giờ là 920 đơn vị. Nhưng chỉ số này vẫn ở mức độ cho phép, chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cơm hộp là món ăn thứ 2 được thí nghiệm. Ăn cơm hộp cũng là thói quen ăn uống của phần lớn những người bận rộn. Cơm hộp đều gồm những món ăn được nấu chín nhưng thường được để ít nhất 2-3 tiếng trước khi vận chuyển đến với người mua.
Điều đáng ngạc nhiên là trong cơm hộp có nhiều vi khuẩn hơn chúng ta nghĩ. Khi vừa nấu xong, lượng vi khuẩn đã là 64.000 đơn vị. Sau 4 giờ, số lượng tăng đột biến lên trên 100.000, vượt quá ngưỡng an toàn cho phép. Con số này còn tăng thêm nữa nếu để trên 6 giờ.
Tương tự với salad. Món ăn này chỉ gồm rau trộn, hoa quả, không hề được nấu chín hay qua tác dụng của nhiệt. Ngay từ khi vừa làm xong, salad đã có lượng vị khuẩn trên 100.000, gây nguy hiểm ít nhiều với sức khỏe.
Thí nghiệm đo lượng vi khuẩn chỉ có ý nghĩa đánh giá chất lượng vệ sinh của món ăn. Nó không có nghĩa là nếu lượng vi khuẩn trên 100.000 thì chắc chắn sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác hại với sức khỏe. Những người có sức khỏe bình thường, nếu ăn phải những đồ ăn này, có thể bị tiêu chảy, nôn mửa. Cơ thể có thể hồi phục sau 2-3 ngày. Nhưng với những người có hệ tiêu hóa kém, vấn đề sẽ phức tạp và nghiêm trọng hơn nhiều.
Từ thí nghiệm trên, một sự thật có thể thấy rõ ràng là ngay cả khi đồ ăn được rửa sạch, nấu chín kỹ thì để lâu hơn 4 tiếng đã có thể gây rắc rối với sức khỏe. Đó là chưa kể đến việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, quy trình nấu ăn có đạt chuẩn hay không. Do đó, tốt nhất, bạn nên ăn ngay sau khi vừa chế biến, trong khoảng 1-2 giờ. Bạn nên cố gắng mua ở những tiệm mà đầu bếp vừa làm xong chứ không phải đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến từ sáng mà trưa chiều mới bán. Sau khi mang về nhà, bạn cần ăn ngay, đặc biệt là những món ăn có đồ tươi như rau sống, salad...
Theo Ngôi sao
Bữa cơm chiều đơn giản mà ngon thế này bảo sao vừa dọn lên mâm đã hết Tuy món ăn nào cũng quen thuộc, dễ nấu nhưng hương vị lại thơm ngon, hấp dẫn khiến cả nhà thích thú. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Thịt kho củ cải - Rau muống luộc - Nộm bí xanh củ cải khô - Dưa cải THỊT KHO CỦ CẢI Thịt ba chỉ rửa qua với nước sạch....