Bánh đúc nóng Hà Nội món quà quê dân dã
Bánh đúc nóng Hà Nội có những hương vị độc đáo của riêng mình, sự độc đáo đầy thi vị theo phong cách đa dạng của người Hà Thành.
Các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh đúc nóng Hà Nội qua bài viết sau nhé!
Bánh đúc nóng Hà Nội
Món bánh đúc nóng Hà Nội:
Đến Hà Nội vào mùa lạnh, không thể thiếu những khoảnh khắc thưởng thức bánh đúc nóng thật thi vị của đất Hà thành.
Có lẽ sự thi vị này là độc nhất, chỉ có ở Hà Nội và đúng vào mùa đông chứ không phải bất kỳ mùa nào khác, cũng không phải bất kỳ nơi nào khác.
Quán bánh đúc nóng nức tiếng của Hà Nội:
Người Hà Nội làm bánh đúc nóng rất ngon, có rất nhiều quán phục vụ bánh đúc nóng nức tiếng ở thủ đô mà ai cũng biết như Bánh đúc số 8 Lê Ngọc Hân, 296 Minh Khai, 106 Gốc Đề, Bánh đúc nóng Trung Tự,…
Nếu như bánh đúc truyền thống ở khu vực miền Bắc là bánh đúc làm xong để nguội, thưởng thức kèm với cá kho, thịt kho, mắm tôm, canh cua,…thì bánh đúc nóng lại rất khác bởi nó được thưởng thức khi còn nóng hổi có nước chan và rau.
Video đang HOT
Cách làm món bánh đúc nóng:
Quy trình làm bánh đúc nóng cũng bắt đầu bằng những bước cơ bản của những chiếc bánh đúc truyền thống từ khi chọn gạo, ra bột đến khi đúc bánh.
Tuy nhiên, bạn sẽ tìm thấy vị khác biệt của bánh đúc nóng khá xa so với bánh đúc truyền thống ở miền Bắc vì nó mềm hơn, dẻo hơn.
Để có cốt bánh mềm, dẻo, còn thơm mùi gạo mà không bị mùi vôi nồng như vẫn thường gặp ở bánh đúc truyền thống, người ta chọn gạo rất kỹ, ngâm gạo vừa đủ, xay bột ngay và đúc bánh dùng ngay không để cũ.
Thưởng thức món bánh đúc nóng Hà Nội:
Ngoài chất lượng gạo, kỹ thuật xay bột, bánh đúc nóng Hà Nội ngon còn bởi nước chan dùng kèm.
Nước chan ăn kèm bánh có vị chua ngọt rất thanh, được pha chế khéo léo với bí quyết của người pha, nước chan vào bánh đúc nóng như tạo thêm thi vị đặc biệt cho bánh góp phần làm cho bánh đúc nóng thêm ngon để nhớ còn có cả chút rau thơm, hành phi, mộc nhĩ và thịt nạc băm nhỏ được xào khá vừa ăn.
Bánh đúc nóng Hà Nội được xem như một sự sáng tạo mộc mạc nhưng khá phù hợp để làm vui lòng thực khách trong cái giá rét của mùa đông miền Bắc. Người Hà Nội như một thói quen cứ đến đông về là bằng giá nào cũng phải thưởng thức bánh đúc nóng, và thói quen ấy lại trở thành sở thích của khách du lịch.
Cứ đến mùa lạnh, du khách có dịp đi du lịch đến thủ đô hay chỉ là công tác, cũng sẽ nghiễm nhiên phải có một lần ghé hàng quán để thưởng thức bánh đúc nóng và rôm rả chuyện trò như chính người bản xứ vậy. Có lẽ cái dân dã đáng yêu này đã khiến cho người ta nhớ nhiều mùa đông Hà Nội chăng?
Ngày của Phở lại nhớ món phở "trong lòng tôi"
Nhân Ngày của Phở 12-12, tôi lại nghĩ tới những câu chuyện xung quanh nó. Nào là cách du khách nước ngoài háo hức thưởng thức phở khi du lịch tại Việt Nam hay câu chuyện phở mang "chuông đi đánh xứ người".
Tinh hoa ẩm thực đáng tự hào
Công việc của tôi có nhiều điều kiện đi đây đó, giao lưu bạn bè trong nước hay quốc tế. Cũng như người Việt, nhiều người ngoại quốc thường ăn phở vào buổi sáng khi ở Việt Nam. Nhiều người bạn và khách nước ngoài của tôi đã mê phở khi họ khám phá ra món ăn truyền thống hấp dẫn.
Theo tôi, phở không hổ danh là ngôi sao sáng trong bản đồ ẩm thực Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi cách thưởng thức phở đúng điệu là gì? Bạn đã dùng phở nhiều lần và có thể thưởng thức nó ngay cả khi mắt nhắm, mắt mở? Chà, để ăn được món ăn nhiều màu sắc và hương vị này không phải là dễ.
Khi tô phở nghi ngút được bưng ra, nhiều khách ngoại quốc do "nghiện" phở nên họ sử dụng đũa và muỗng cũng rất điêu luyện như người Việt. Nhìn họ xì xụp ngon vì nước, thịt, vã mồ hôi vì cay của ớt, tiêu, rau thơm mà tôi phát thèm theo. Do thể lực cao lớn, đi nhiều, không ít khách ăn sáng hẳn hai tô, không những thế còn cho thêm nhiều bánh quẩy để ăn cho no, cho đã, cho thỏa thích.
Đi khắp các vùng miền, phở biến hóa trong nhiều hương vị khác nhau, tuy nhiên, đặc trưng nhất chính là những tô phở bò mà trong đó ở hai miền Nam - Bắc lại cho ta những vị cảm riêng biệt. Cũng như du khách Việt, nhiều khách nước ngoài nhận định, khó biết được phở miền nào ngon hơn. Bởi khi đi qua từng vùng đất, món ăn đã được biến tấu ít nhiều để phù hợp với khẩu vị và văn hóa riêng. Nhưng dù có thế nào thì cả phở Hà Nội và phở Sài Gòn đều ẩn chứa những tinh hoa ẩm thực đáng tự hào của người Việt Nam.
Mê và có cảm hứng với phở, anh Sonny Side, food blogger nổi tiếng trên YouTube - người đã tạo ra kênh Best Ever Food Review để khám phá phở ở hai miền và đại diện chính là Hà Nội và Sài Gòn. Tuy cũng gọi là phở bò, nhưng ở mỗi vùng lại gây ấn tượng với những hương vị độc đáo khác nhau.
Tại Hà Nội, không hiếm hình ảnh nhiều người xếp hàng chờ thưởng thức phở (ảnh chụp lúc trước khi dịch xảy ra). Ảnh: Incensetravel
Khám phá thành phần nguyên liệu trong một tô phở Hà Nội mới thấy sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng giai đoạn. Nước dùng phải ninh xương bò trên bếp than cùng với gừng, hành và các gia vị khác nhau. Bởi thế mà phở Bắc mang cái đậm đà nguyên vị và thơm lừng mùi bò, điểm nhấn tạo nên linh hồn của món ăn tại đây.
Người Hà Nội đơn giản nên phở không hề cầu kỳ mà cho hết mọi nguyên liệu, rau, hành, tiêu gói ghém vào trọn trong tô. Loại thịt ăn kèm cũng đơn giản chỉ là tái và vài miếng nạm. Ấy vậy mà món ăn đã dung hòa đủ đầy cái ngọt thanh của nước phở, cái mềm thơm của bò. Sonny nhận xét rằng, phở Bắc rất tinh tế trong từng thành phần, từ những sợi bánh mỏng, dai đến từng miếng tái beo béo chuẩn vị.
Với phở miền Nam Sonny đã ngạc nhiên với sự phong phú của các hương vị trong tô phở. Nào là tái, nạm, gân rồi hành tây, hành lá, tiêu... hào phóng và đầy đủ sắc màu. Nhấn nhá thêm trong tô phở Sài Gòn chính là nước béo, một điểm sáng tạo nên độ ngọt, béo cho món ăn.
Thưởng thức phở ở Sài Gòn, thực khách sẽ được cho kèm với rất nhiều loại rau, ngoài giá đỗ thì còn có lá quế, rau om, rau mùi... Bởi thế mà Sonny đã bất ngờ bởi sự "trù phú" của một tô phở ở miền Nam. Sau khi nhặt rau, vắt chanh để tự tạo nên hương vị theo ý mình, thực khách sẽ thưởng thức đủ đầy hương vị của món ăn này. Theo nhận xét thì phở Sài Gòn có vị ngọt đậm đà hơn nhờ sự kết hợp của nhiều thành phần.
Phở Việt đi khắp phương trời
Ra nước ngoài, quán ăn sáng của người Việt chủ yếu là bún, nhưng phở phổ biến hơn, tất nhiên đã được biến tấu. Có những quán phở du khách rồng rắn xếp hàng dài nhìn thích mắt. Được cái người nước ngoài lịch sự hơn, không như kiểu "cháo chửi, bún mắng" ở Việt Nam.
Khách du lịch Việt Nam khi đến Hàn Quốc không khó để tìm được một quán phở. Món ăn này có mặt trên các con phố lớn, khu vực trường học. Tuy nhiên, hương vị phở đã được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người dân xứ sở kim chi. Các thương hiệu phở Việt có tiếng ở Hàn là Little Saigon, Little Papa Phở, Phở Mein...
Trong đó, Little Saigon là quán nổi tiếng nhất tại khu phố sầm uất Apgujeong, Seoul. Món quen thuộc nhất ở đây là phở bò, giá từ 8.000 đến 12.000 won (khoảng 150.000 - 230.000 đồng). Ngoài ra, quán cũng phục vụ các món khác như phở cuốn, gỏi... Cộng đồng người Việt sinh sống ở Mỹ rất lớn, vì vậy ở đây có rất nhiều quán ăn Việt, đặc biệt là phở.
Ngoài Phở Hoài, Phở Pasteur... ở New York còn có Phở Bằng. Đây là một trong những quán phở được trang Thrillist.com bình chọn ngon nhất thành phố New York với nước dùng đậm đà, thơm hương thảo mộc, sợi mềm dai, và thịt bò mềm. Giá từ 7 - 10 đô la Mỹ/tô (khoảng 150.000 - 230.000 đồng).
Ông chủ quán phở Việt tại Genava, Thụy Sĩ.
Tới xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, Nhà hàng Ngôi nhà châu Á (Maison d'Asie) mở cửa tại thành phố Geneva cách đây hơn 10 năm và thu hút nhiều khách quốc tế và Việt kiều đang sinh sống, làm việc ở Thụy Sĩ. Quán được trang trí với nhiều nhạc cụ dân tộc mang đậm không khí Việt Nam và nằm gần nhà ga Cornavin nên rất đông khách. Đây không phải là quán ăn Việt duy nhất ở thành phố này nhưng phở ở đây hấp dẫn bởi nước dùng truyền thống, với các loại gia vị như hành, ớt, quế, gừng, thảo quả... Giá một tô phở là 17 francs Thụy Sĩ (gần 400.000 đồng).
Hay tới Úc, một tô phở An được bán ở Bankstown, New South Wales với giá khoảng 18 đô la Úc (khoảng 300.000 đồng). Mỗi tô phở mang hương vị truyền thống, nước dùng được ninh từ xương, sợi bánh phở mềm, dai, thịt bò tươi, kèm thêm đĩa giá cùng rau húng quế, tương ớt, sa tế... nhưng đặc biệt không có rau mùi.
Vì vậy, là một người con Việt Nam, tôi rất tự hào khi có nhiều trải nghiệm về phở dù là tại nơi nó sinh ra (Việt Nam) hay khi nó xuất hiện ở các nhà hàng nước ngoài ở phương Tây.
Mùa đông Hà Nội không thể thiếu bánh đúc nóng - và đây là cách làm chuẩn ngon cực dễ dàng cho các chị em thử sức! Những ngày mùa đông buổi chiều se lạnh khiến chúng ta cảm giác đói bụng nhanh. Bạn hãy vào bếp làm món bánh đúc nóng hổi cho cả nhà thưởng thức nhé! Chuẩn bị nguyên liệu 1. Bột gạo, bột năng: Mỗi thứ 100g 2. Thịt heo xay 200g 3. Mộc nhĩ, nấm hương: Mỗi thứ 50g 4. Gia vị: Tỏi, hành khô,...