Bánh đa Kế – Đặc sản Kinh Bắc
Nhắc đến Bắc Giang là nhiều người nghĩ ngay đến món đặc sản bánh đa Kế, xã Dĩnh Kế – nơi đây có làng nghề làm bánh đa ngon nổi tiếng đất Bắc. Có nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cũng làm bánh đa, bánh tráng, nhưng bánh đa Kế vẫn luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu . Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.
Làng nghề bánh đa Kế nằm sát trục quốc lộ 1A Hà Nội-Lạng Sơn, bạn rất dễ dàng tìm đến vì chỉ cần đi đến đoạn đường thuộc địa phận thành phố Bắc Giang là đã có thể đến được làng làm bánh. Sản phẩm của làng vì thế mà cũng được phân phối đi nhiều nơi nhờ có đường giao thông thuận lợi.
Từ lâu nay bánh đa Kế đã trở thành món ăn dân dã yêu thích của nhiều người. Mỗi khi có dịp về Bắc Giang, chắc chắn bạn sẽ được quê hương Kinh Bắc này tiếp đãi món đặc sản này. Ngồi nhâm nhi trà xanh hoặc chè đắng vỉa hè và nhâm nhi bánh đa nướng Kế, rất bùi. Và khi ra về, bạn cũng khó có thể vô tình lướt qua những dãy dài bánh đa nướng tại chỗ, rất hấp dẫn. Đặc biệt là trong mùa lạnh miền Bắc, ngồi cạnh những chậu than nóng ấm và ăn bánh đa nướng nóng, cảm giác ấm cúng, thú vị.
Để cho ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp.Trước tiên phải biết đến cách xay gạo thành bột. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết những hạt bụi, bẩn. Sau đó người làm bánh phải căn lượng bột gạo cho chuẩn để trộn bột nở vào. Sau những công đoạn này thì bột được đem tráng để thành hình hài chiếc bánh. Rồi sau đó bánh lại được đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời trên những chiếc giàn phơi chuyên dụng…
Khi bánh đã đạt đến một độ khô nhất định thì người làm nghề bắt đầu mang đi quạt chín.Thường những người làm nghề ở làng Kế chỉ quạt bánh khi có khách. Làm như vậy sẽ giúp cho chiếc bánh có độ giòn, đều, khách cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi mua được sản phẩm vừa mới ra lò. Nếu quạt xong mà để lâu không có khách mua thì bánh dễ bị ỉu, mốc…
Video đang HOT
Trong các công đoạn làm bánh đa Kế thì khâu trộn bột nở vào bột gạo và khâu quạt bánh được xem như kỹ thuật quan trọng nhất. Nó sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng và nét thẩm mỹ của chiếc bánh. Đây cũng chính là một điểm mà người làm nghề bánh đa ở Kế sẽ tạo ra sự khác biệt so với những nơi khác.
Theo PNO
Bánh đa Kế mộc mạc mà say lòng người
Nếu bạn đã một lần đến làng Kế (xã Dĩnh Kế - Bắc Giang), bạn sẽ được thưởng thức một loại đặc sản ở nơi đây, đó là bánh đa. Bánh đa không chỉ là một món ăn mà còn là tấm chân tình, linh hồn của vùng quê này.
Làm bánh đa Kế đòi hỏi sự khéo léo và kỹ công của người thợ. Nguyên liệu chính để làm là gạo và vừng, phải chọn loại gạo ngon, thơm, để lâu ngày, khi ấy nhựa gạo chuyển hoá thành một dạng thức khác, nó cô đọng và hoà tan vào những hạt gạo trắng trong.
Người ta vo gạo rất nhẹ nhàng, làm sao cho gạo vừa sạch lại vừa bảo đảm những bụi cám vẫn còn dính trên hạt gạo ấy. Sau đó đem gạo ngâm nước sao cho nước ngập gạo. Trước kia người ta thường ngâm vào những chậu bằng sành, gốm cho đến khi hạt gạo có vị chua và căng mọng lên, đem vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào xay bằng cối xay thủ công nên rất vất vả.
Bây giờ người ta xay gạo bằng máy, dễ dàng hơn trước kia rất nhiều và nhanh hơn nữa. Gạo phải xay thành bột thật nhuyễn, mịn và trắng tinh thì khi làm bánh mới ngon và bắt mắt. Còn vừng thì chọn loại già hạt đen để đảm bảo vị thơm béo khi rắc vào bánh đa.
Sau khi xay bột thì tráng bánh. Bánh đa Kế quê tôi tráng hai lần. Lần đầu khi bánh chín rồi nhưng còn ướt, họ vẫn để bánh trên mặt miếng vải ấy, lại tiếp tục đổ thêm một lượt bột lên trên đợi đến khi chín mới đưa ra. Bánh được tráng hai lần sẽ đảm bảo chiếc bánh dày dặn và thơm ngon hơn so với khi chỉ tráng một lần.
Khi bánh chín, người thợ lấy bánh ra làm sao để bánh không bị rách hoặc méo mó, phơi trên phiên tre. Trước khi đem phơi, người ta rắc một lượt vừng đen lên bánh đa, nhiều loại còn rắc thêm dừa nạo nhỏ và lạc dập nát để cho bánh đa có vị ngọt béo hơn. Kỹ thuật rắc vừng, lạc cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đảm bảo rắc đều, và tập trung dày đặc ở tâm bánh đa nhìn cho bắt mắt.
Bánh được phơi lên những tấm phên đan bằng nứa hoặc tre phẳng, kích thước to hơn chiếc bánh đa để đảm bảo bánh không bị rơi ra ngoài. Sau khi phơi, bánh được nướng trên than hồng rồi đem đi bán. Bánh đa phải được bọc trong túi nilong cẩn thận trước khi ăn vì nếu để ra ngoài thì chiếc bánh sẽ bị ỉu, mất đi vị ngon giòn.
Khi thưởng thức, những chiếc bánh đa có vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng. Ăn kèm với sữa và dừa thì ngon tuyệt. Ở quê tôi các bác các chú thường ngồi nhắm rượu với bánh đa, các bác nói ngồi uống rượu mà có bánh đa lai dai thì ngon phải biết.
Mỗi khi ăn, miếng bánh đa giòn tan trong miệng khiến tôi có cảm giác hương vị quê hương quen thuộc đang dạt dào. Đó là món quà không thể thiếu mà mỗi người con nơi đây khi đi xa đều mang theo.
Bài và ảnh Dương Loan
Theo vnexpress
Giòn thơm bánh đa dừa Thổ Hà Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) khi xưa nổi tiếng với nghề làm gốm, thì nay nổi danh với nghề tráng bánh đa. Bánh ở đây với công thức chế biến đặc biệt nên có vị ngon riêng, khác hẳn với bánh đa thông thường. Nếm một chiếc bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Bánh đa Thổ Hà...