Bánh canh bột xắt Bến Tre: Nét chấm phá ấn tượng trên bản đồ ẩm thực xứ dừa
Khác với bánh canh Trảng Bàng nấu cùng giò heo hay bánh canh cua ở Sài Gòn, bánh canh bột xắt Bến Tre được nấu với thịt vịt và huyết nếp.
Không biết từ khi nào, bánh canh bột xắt đã trở thành “thương hiệu” ẩm thực của Bến Tre. Khác với bánh canh Trảng Bàng nấu cùng giò heo hay bánh canh cua ở TP.HCM, bánh canh bột xắt Bến Tre được nấu với thịt vịt và huyết nếp.
Nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo. Để có sợi bánh canh bột xắt chuẩn vị, người Bến Tre thường chọn loại gạo khô, không quá dẻo. Gạo sau khi vo sạch, ngâm mềm được đem xay thành bột rồi đổ vào túi vải đăng cho thật ráo nước.
Bánh canh bột xắt thịt vịt chấm nước mắm gừng (Ảnh: Bánh Canh Bột Xắt Bến Tre – Ngoại Tôi)
Sau đó, rải bột ra mâm, dùng nước sôi rưới đều lên bột. Nhồi thật đều tay sao cho bột có độ dẻo mịn vừa phải, không được khô cũng không quá nhão là đạt yêu cầu. Nhồi xong thì chia cục bột thành nhiều phần nhỏ, dùng chai thủy tinh cán mỏng rồi áp phần bột đó lên thân chai.
Sở dĩ gọi là bánh canh bột xắt vì người nấu phải xắt bột bằng tay theo kiểu thủ công. Họ dùng dao dài bản mỏng hoặc thanh tre thật bén, vừa xắt bột vừa xoay chai để bột rơi xuống nồi thành từng sợi.
Người nấu phải xắt bột bằng tay theo kiểu thủ công (Ảnh: Bánh Canh Bột Xắt Bến Tre – Ngoại Tôi)
Công đoạn xắt bột rất cần sự khéo léo của đôi tay bởi xắt càng nhanh, càng đều tay thì sợi bánh canh trông càng ngon, đều và bắt mắt. Đó cũng là lí do khiến sợi bánh canh bột xắt không quá dài mà rất vừa vặn để gắp hay múc ăn.
Người nấu phải đợi nước thật sôi mới thả bột vào để bột không bị nhão mà tan ra trong nước. Thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều để sợi bánh rời ra, không bị dính vào nhau hay dính lại đáy nồi, dễ bị khét. Khi thấy sợi bột nổi lên nghĩa là bánh canh đã chín, có thể thưởng thức cùng nước dùng và các đồ ăn kèm khác.
Khi thấy sợi bột nổi lên nghĩa là bánh canh đã chín (Ảnh: Dân việt)
Điểm khác biệt của bánh canh bột xắt Bến Tre chính là nước dùng sền sệt chứ không loãng như bánh canh bột lọc và có màu trắng đục bởi chất nhờn từ bột gạo tiết ra.
Để nước dùng trong hơn, sau khi luộc chín, sợi bánh sẽ được vớt ra và ngâm trong nước lạnh khoảng 5, 10 phút. Làm như vậy sẽ mất đi chất đục và sệt đặc trưng của bánh canh bột xắt, không còn vị ngon “đúng điệu” kiểu truyền thống của món ăn.
Người sành ăn ưa vịt xiêm hơn vì thịt mềm, ít mỡ (Ảnh: Bánh Canh Bột Xắt Bến Tre – Ngoại Tôi)
Nước dùng chủ yếu được nấu từ thịt vịt xiêm hoặc vịt mái tơ cỡ 2kg/con. Những người sành ăn thường ưa vịt xiêm hơn vì thịt mềm, da giòn căng, ít mỡ và không bị hôi. Nếu muốn ngon nữa thì chọn loại vịt nuôi tại nhà hoặc vịt thả đồng, ngoài ăn thóc lúa, ốc thì vịt còn được bơi tắm thoải mái.
Trước khi nấu, vịt sẽ được ướp gia vị như hành, tiêu, muối, đợi thịt ngấm thì đem xào săn rồi mới cho vào nồi nấu nước dùng. Tùy theo khẩu vị và cách nấu mà thịt vịt có thể nấu riêng hoặc cho luôn vào nồi bánh canh khi bột xắt được khoảng một phần ba nồi.
Bánh canh bột xắt nấu cùng thịt vịt và huyết nếp (Ảnh: Bánh Canh Bột Xắt Bến Tre – Ngoại Tôi)
Video đang HOT
Ngoài những gia vị quen thuộc như đường, muối thì bánh canh bột xắt có vị béo hơn nhờ cho thêm nước cốt dừa vào bột và nước dùng. Bánh canh bột xắt nấu cùng thịt vịt đặc sắc hơn bánh canh giò heo. Huyết vịt được nấu cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp rất đặc trưng, ăn ngon và lạ miệng.
Do thịt vịt có tính hàn nên bánh canh bột xắt không được ăn cùng nước mắm pha chanh ớt tỏi quen thuộc mà phải chấm với nước mắm gừng chua cay. Khi bánh canh chín múc ra tô, rắc ít hạt tiêu và trang trí chút hành ngò.
Nước dùng chủ yếu được nấu từ thịt vịt xiêm hoặc vịt mái tơ (Ảnh: ytimg)
Nhẩn nha múc từng muỗng bánh canh, chấm miếng thịt vịt vàng ươm ngập trong chén nước mắm thơm mùi gừng đặc trưng, cắn miếng huyết nếp mềm dẻo để tận hưởng trọn vẹn vị ngọt đậm đà từ nước dùng, sợi bánh dẻo dai hòa quyện thịt vịt thơm mềm tan dần trong miệng.
Giữa “rừng đặc sản” món ngon của xứ dừa như cơm dừa, đuông dừa, gỏi cổ hũ dừa tôm thịt, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… bạn đừng quên bổ sung món bánh canh bột xắt thịt vịt vào cẩm nang du lịch Bến Tre nhé!
Dạo phố Sài Gòn thưởng thức 14 loại bánh canh ngon, lạ miệng
Bánh canh là một trong những món ngon, dễ ăn được nhiều người ưa thích. Món ăn bình dân này cũng có nhiều hương vị khác nhau theo từng vùng miền như bánh canh giò heo, bánh canh Trảng Bàng, bánh canh chả cá....
Tại Sài Gòn bạn có thể kiếm được gần như đầy đủ các hương vị đặc sắc của món ăn này ở các địa chỉ sau:
1. Bánh canh giò heo
Cụm địa chỉ
292 Bùi Minh Trực, phường 6, quận 8. Phục vụ từ 14h đến 15h30.12C Nguyễn Phi Khanh, phường Đa Kao, quận 1. Phục vụ từ 15h đến khoảng 16h30.
Bánh canh giò heo là hương vị có vẻ phổ biến nhất với bánh canh nấu cùng xương heo ngọt nước, ăn cùng giò và hành tiêu thêm ít lá răm. Các loại giò bạn có thể chọn là giò nạc, giò gân hay giò móng. Mỗi tô bánh canh giò chỉ từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng thôi.
Bánh canh giò heo.
2. Bánh canh Trảng Bàng
Địa chỉ: 70 - 72 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, Tp.HCM. Phục vụ từ 9h đến 23h.
Món bánh canh này cũng nổi tiếng như món bánh tráng vậy. Bất cứ ai đến Tây Ninh cũng muốn thưởng thức một tô bánh canh ngon - món đặc sản của vùng đất này. Bánh canh Trảng Bàng có nước trong ngọt đậm đà khó cưỡng, thịt nạc và giò móng. Sợi bánh canh ở đây cũng là loại sợi bột gạo, nhỏ, mềm và thanh thanh ngọt.
3. Bánh canh chả cá
Địa chỉ: Quán bánh canh Hiền - 187E Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh. Phục vụ từ 15h đến 19h
Món bánh canh này theo những người dân từ vùng duyên hải miền Trung vào Sài Gòn. Thành phần gồm bột bánh canh và chả cá với gia vị là tiêu và rau răm. Miếng chả cá vàng ươm chính là nguyên liệu làm nên sự hấp dẫn của món ăn. Chả cá tùy theo địa phương với những loại khác nhau như cá cờ, cá thu, cà nhồng... Chính miếng chả cá dai dai và vị ngọt thanh của nước lèo là những điểm đặc trưng khó lẫn của món bánh canh này.
4. Bánh canh cua
Địa chỉ: Quán bánh canh cua - 87 Trần Khắc Chân, quận 1. Phục vụ từ 14h đến 21h30 hàng ngày.
Bánh canh cua là một trong những loại bánh canh được bán nhiều nhất ở Sài Gòn. Thành phần của món bánh canh này phong phú với chả cua, tôm, thịt nạc cua, thịt heo, trứng cút, nấm rơm... Nước dùng thường sệt quánh và đậm đà. Món bánh canh này thường được thực khách dùng kèm với quẩy.
Bánh canh cua.
5. Bánh canh ghẹ
Địa chỉ: Bánh canh ghẹ Cầu Bông - số 2 Đinh Tiên Hoàng - quận 1. Phục vụ từ 15h đến 21h hằng ngày.
Bánh canh ghẹ giống với bánh canh cua vì đây là một biến thể từ món bánh canh cua. Trong bánh canh ghẹ thịt ghẹ được thay cho thịt cua đồng thời thêm một số nguyên liệu như tiết lợn. Thực khách sẽ dùng món bánh canh này với muối tiêu chanh.
Giá thành của ghẹ tương đối cao nên món bánh canh này cũng có giá nhỉnh hơn các món bánh canh khác, khoảng 50.000 đồng/tô, thế nhưng để nhâm nhi vị ngon ngọt của thịt ghẹ trong tô bánh canh có vị đậm đà thì quán bán món bánh canh này vẫn đông khách như thường.
6. Bánh canh tôm nước dừa
Địa chỉ: 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, Tp.HCM. Phục vụ từ 6h đến 19h hàng ngày
Không nhiều quán bán món ăn đặc sắc này tại Sài Gòn. Bánh canh tôm nước dừa là một hương vị đặc trưng của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cách nấu món bánh canh này đơn giản nhưng không dễ. Chỉ với tôm và nước dừa đầu bếp phải tạo ra loại nước lèo đủ đậm đà và ngọt ngào nhưng không gây béo ngấy cho người dùng. Bát bánh canh được điểm xuyến vài lá hành xanh nổi bật trông cực kỳ hấp dẫn.
7. Bánh canh bò viên
Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, Tp.HCM. Phục vụ từ 14h đến khoảng 19h30.
Đây là loại bánh canh phù hợp cho bạn ăn nhẹ. Nước lèo, bánh canh và bò viên đơn giản thế nhưng người nấu có thể tạo ra hương vị thơm ngon và đặc trưng của món ăn này và làm nên sự hấp dẫn đối với những người ưa thích món bò viên.
8. Bánh canh cá lóc
Địa chỉ:
Bánh canh cá lóc Hiếu Thảo - bên cạnh trường PTTH Nguyễn Hữu Huân, đường Bác Ái, quận Thủ Đức.Quán bánh canh cá lóc - 27bis Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp, Tp.HCM. Phục vụ từ 12h đến khoảng 20h.
Bánh canh cá lóc là món ăn đặc trưng của người miền Trung. Cá thường được làm sạch, lóc hết xương và rim vàng ươm sau đó bỏ vào tô bánh canh nước lèo nóng hổi. Món này nên ăn khi còn nóng và ngon nhất ăn cùng với một ít tiêu và ớt để tăng độ đậm đà của món ăn.
Bánh canh cá lóc.
9. Bánh canh Nam Phổ
Địa chỉ: Quán O Xuân - 18 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định. Phục vụ từ từ 7h đến 21h hằng ngày.
Bánh canh Nam Phổ có màu đỏ đặc trưng và riêng biệt của hạt điều trong thành phần nguyên liệu của mình. Ngoài ra nước dùng thường sánh. Bánh canh thường nấu với thịt cua và tôm. Gia vị để dậy mùi cho món ăn này là ngò và vài lát ớt xắt.
10. Bánh canh hẹ
Địa chỉ: Quán Bánh Bèo Quơ - 402/39 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3
Đây là một đặc sản của vùng Phú Yên. Tô bánh canh đặc trưng với màu xanh của hẹ che kín cả bề mặt. Bánh canh có hương vị thơm nồng. Hương vị độc đáo này không chỉ là ký ức của nhiều người dân ở vùng đất này mà còn để lại ấn tượng khó quên cho những ai đã từng thưởng thức qua một lần.
11. Bánh canh vịt
Địa chỉ: Quán bánh canh vịt - 606 - 606 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP HCM. Phục vụ từ 7h đến 14 giờ và từ 16h đến 22h.
Bánh canh vịt có xuất xứ từ miền Tây. Nước dùng trong vắt, sợi bánh canh to và dùng với thịt vịt là những hình dung về món bánh canh trông rất đơn giản này. Thế nhưng sự thanh ngọt của nước dùng và mềm ngọt của thịt vịt là hương vị khó quên của món ăn này. Vì là thịt vịt nên khi ăn món bánh canh này cũng không thể thiếu một chén mắm gừng truyền thống cho đủ hương vị.
12. Bánh canh Bến Có
Cụm địa chỉ:
43 Nguyễn Huệ, phường Bến Thành, quận 1120 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM. Phuc vụ từ 6h đến 23 h mỗi ngày.
Giống như bánh canh Trảng Bàng, bánh canh Bến Có cũng làm nên tên tuổi cho quê hương của mình. Quán đầu tiên phục vụ loại bánh canh này chỉ là một quán nhỏ bên cầu Bến Có, tỉnh Trà Vinh, nhưng đến nay món ăn này đã trở thành đặc sản của vùng đất này.
Nguyên liệu chế biến bánh canh Bến Có đa dạng với đủ giò, nạc, lòng heo, thịt bắp... Nước dùng được nấu từ xương ống ninh nhừ nên đậm đà.
Bánh canh Bến Có.
13. Bánh canh bột lọc chả cua
Địa chỉ: Bánh canh bột lọc chả cua Bích Liên: 351/49B Lê Văn Sỹ, P. 13, Quận 3. Phục vụ từ 8h đến 22h mỗi ngày.
Mang hương vị của Huế, món bánh canh bột lọc có sợi bánh canh được làm từ bột lọc, trong và dai, ăn rất lạ miệng. Ngoài ra nguyên liệu của món bánh canh này là chả cua, nước dùng ngọt thanh và ít vị rau răm xắt nhuyễn và ăn với ớt tiêu cực cay khiến món ăn trở nên đậm đà chất Huế.
14. Bánh canh mực
Địa chỉ: Quán 3K, số 54 Đinh Công Tráng, Q.1.
Bánh canh mực cũng góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của món bánh canh ở Sài Gòn. Nước dùng sệt sệt với màu vàng nhạt, cọng bánh tròn và vài lát mực tươi trắng dày là những miêu tả đặc trưng cho món ăn này. Nước chấm cho món bánh canh mực cũng độc đáo khi pha trộn các loại nguyên liệu muối, ớt, chanh tạo nên thức chấm chua chua mặn mặn dễ gây nghiện cho người dùng.
6 món bánh canh có khả năng "gây nghiện" cực cao ở Sài Gòn Bánh canh Sài Gòn không chỉ đa dạng mà còn có khả năng gây nghiện cao bởi hương vị thơm, ngon đặc trưng. Bánh canh cua là chế biến quen thuộc nhất, cũng là món ăn đường phố được yêu thích nhất Sài Gòn. 1. Bánh canh cua Bánh canh cua có nước dùng trong, gồm thịt cua, thịt heo nạc, một số...