Bánh bột hấp dẫn
Từ những loại bột gạo, bột năng, bột nếp, có thể chế biến thành nhiều món bánh cả mặn lẫn ngọt thơm ngon. Bạn có thể làm vài món bánh mặn để dành ăn dần, chỉ cần đem hấp nóng là đã có đĩa bánh hấp dẫn.
Bánh bột nước cốt dừa
Làm nhân: Tôm khô ngâm mềm, giã sơ. Thịt nạc xay nhuyễn. Củ sắn cắt sợi nhỏ, trụng sơ qua nước sôi, vắt ráo. Làm nóng dầu, phi thơm hành tỏi, lần lượt cho thịt, tôm khô và củ sắn xắt sợi vào, nêm ít hạt nêm, màu điều cho đẹp mắt, đảo đều, nhấc xuống.
Đổ bột gạo, nước, nước cốt dừa và hạt nêm vào nồi khuấy tan, thêm ít dầu ăn cho bánh mềm. Bắc nồi lên bếp, khuấy nhanh tay cho bột sệt lại, nhấc xuống. Chuẩn bị khuôn bánh, cho ít dầu ăn vào đáy khuôn, tráng đều, đổ bột vào khuôn, cho một lớp nhân lên trên, ép cho nhân dính chặt bột, đem hấp chín.
Để bánh thật nguội, cắt lát xếp vào đĩa, ăn với nước mắm chua ngọt, kèm giá chín và rau thơm tùy sở thích.
Bánh ướt tôm chấy
Tôm tươi rửa sạch, đem hấp chín, lột vỏ, dùng máy xay nát hoặc dùng cối giã nát. Bắc chảo không dính lên bếp (không cho dầu ăn), cho tôm vào rang, nêm ít muối, dùng muỗng chà cho tôm bông lên, tôm khô hẳn thì tắt bếp. Tôm chấy có thể làm sẵn, bảo quản trong tủ lạnh.
Bột gạo, bột năng trộn với nước, thêm chút muối và dầu ăn, khuấy tan. Để bột nghỉ khoảng 20 phút. Làm nóng chảo không dính, đổ bột vào tráng mỏng, bột chín rưới tôm chấy và mỡ hành lên, cuộn lại, xếp ra đĩa. Bánh ăn kèm với nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm đều ngon.
Bánh bột lọc nhân đậu xanh
Video đang HOT
Đậu xanh không vỏ ngâm nở, cho đậu vào nồi cùng với ít nước và muối, nấu chín mềm. Cho đậu vào máy xay, xay thật nhuyễn. Vo đậu thành từng viên tròn nhỏ. Bột năng đổ ra khay, nấu nước sôi chế vào bột, dùng đũa đảo đều. Bột bớt nóng, dùng tay nhồi mịn, nếu bột còn ướt, cho thêm bột khô vào sao cho bột vừa dẻo, không ướt hoặc khô quá.
Ngắt từng cục bột nhỏ, cán mỏng, cho nhân đậu xanh vào giữa, nhấn mép bột cho dính chặt, không để hở hay làm rách bánh. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc cho bánh chín, khi vớt ra nhúng vào nước lạnh để không bị dính.
Nấu nước mắm với đường cho sánh lại, chờ mắm nguội, vắt chanh vào, thêm tỏi băm và ớt cắt lát. Xếp bánh ra đĩa, phết mỡ hành lên, dùng với nước mắm đã pha.
Tôm lột vỏ băm nhuyễn. Trộn đều tôm và thịt xay, ướp muối, bột ngọt, chút nước mắm, để thấm. Làm nóng dầu, phi thơm hành tím băm, thả hỗn hợp tôm thịt vào xào săn, khi chín cho hành lá cắt nhỏ vào.
Đổ bột gạo và ít bột năng vào nồi, trộn đều, cho thêm nước và chút dầu ăn, bắc lên bếp khuấy đều và nhanh tay, đến khi bột sánh lại thì tắt bếp, khuấy thêm một lát cho bột chín đều và không dính nồi.
Lau sạch lá chuối, trải ra khay, múc bột vào, thêm nhân. Gấp mép hai bên, rồi gập hai đầu lại. Đem hấp khoảng 15-20 phút thì bánh chín. Để nguội. Dùng với nước mắm hơi ngọt pha loãng và ớt cắt lát.
Có thể dùng bột đã chế biến sẵn để làm há cảo, hoặc trộn bột theo công thức một phần bột nếp, hai phần bột gạo và bốn phần bột năng. Trộn đều bột, đổ nước sôi vào, dùng đũa đảo, bột bớt nóng thì dùng tay nhồi đến khi thật mịn.
Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt nhỏ. Củ sắn băm nhỏ, vắt ráo. Trộn tôm, thịt xay, sắn cùng với gia vị muối, dầu hàu, nước tương, đường và chút tiêu. Làm nóng dầu, cho hỗn hợp trên vào xào chín.
Ngắt từng cục bột nhỏ cán mỏng, cho hỗn hợp thịt tôm vào giữa, gói chặt. Đem hấp khoảng mười phút là bánh chín. Pha nước chấm gồm nước tương, giấm đỏ và đường. Ăn kèm rau răm và tương ớt.
Theo PNO
Những loại bánh hút hồn du khách của miền Trung
Bánh bột lọc, bánh xèo, bánh căn... là những món ngon nhất định phải thưởng thức khi đến mảnh đất đầy nắng gió.
Bánh bèo có mặt ở khắp các tỉnh thành của miền Trung. Công thức chung của món bánh này là bột gạo xay nhuyễn, lọc bỏ bớt nước, đổ vào những chiếc chén nhỏ. Điểm làm nên nét riêng của mỗi tỉnh thành là phần nhân. Bánh bèo Huế ăn với tôm cháy cùng hành và nước mắm chua ngọt; bánh bèo Quảng Ngãi lại ăn cùng nước sốt có thịt, tôm, cà chua và hành lá.
Bánh bèo. Ảnh: Linh San.
Bánh khoái được làm với bột gạo và tráng trên khuôn nhỏ. Nhân bánh gồm thịt heo băm nhuyễn, tôm xé nhỏ và giá sống. Bánh chấm cùng nước lèo được chế biến gan heo, tương đậu nành, đậu phộng, mè, các loại gia vị và một ít mắm ruốc.
Bánh nậm cũng được làm từ bột gạo. Bột bánh được dát mỏng trên miếng là chuối, rồi xếp lại theo hình chữ nhật vuông vức. Phần nhân bánh là một ít tôm xào chín với gia vị. Món bánh này hút hồn du khách với hương thơm của bánh, mặn mà của tôm, của nước mắm cùng cảm giác tan trên đầu lưỡi.
Bánh bột lọc có 2 dạng là bánh bột lọc luộc gói bằng lá chuối và bánh bột lọc trần. Tuy khác nhau về hình dáng nhưng cả hai đều có cùng nguyên liệu, công thức và cách chế biến. Món bánh này có màu trong suốt của bột, đỏ ửng của phần nhân tôm.
Bánh bột lọc. Ảnh: Linh San.
Bánh tráng dập hay đập gồm có 2 phần là bánh tráng nướng và bánh tráng mỏng mềm. Người ăn bẻ từng miếng có cả hai phần chấm mắm nêm hay mắm cái cùng mỡ hành. Món bánh này hút khách với vị ngon của nước chấm, giòn, mềm của hai lớp bánh tráng.
Bánh hỏi thịt heo luộc là một trong những đặc sản bạn nên thử ở Bình Định. Bánh được làm từ bột gạo cũ nên lớp bánh mềm và mỏng. Bánh được được ăn kem với thịt luộc, dưa leo thái mỏng, mắm nước hay mắm nêm pha vừa miệng.
Bánh căn mê hoặc du khách không chỉ ở độ giòn, dẻo của bột mà còn là sự phong phú của các loại nước chấm làm từ cá tươi (mắm nước, mắm nêm, mắm ruột cá). Các loại nước chấm này phải pha nhạt để thực khách có thể nhúng cặp bánh nóng hổi, thơm lừng.
Bánh nậm. Ảnh: Linh San.
Cũng như bánh bèo, bánh xèo có mặt ở hầu khắp các tỉnh miền Trung. Cách phân biệt món ăn này tại mỗi tỉnh không dựa vào kích thước (vì dùng chung khuôn) mà là vị của bánh, nước chấm và nhân đi kèm.
Bánh su sê hay bánh phu thê có nhân đậu xanh với dừa hay tôm tươi được rang xát cho tơi ra, gói lá dừa đem hấp cách thủy. Bánh được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn. Khi ăn có vị giòn mát, thơm ngọt hấp dẫn. Tên bánh gắn với việc bánh thường được chọn là một phần trong các mâm quả cưới hay ăn hỏi.
Cũng như ở Hải Dương, bánh đậu xanh tại Hội An cũng trở thành đặc sản của vùng đất này. Bánh đậu phố Hội có hai loại: ướt và khô. Bánh khô được nén với lớp nhân thịt ở phía trong, mang đến cảm giác mặn ngọt xen kẽ độc đáo.
Theo Zing
Vòng quanh Sài Gòn ăn bánh bèo tuyệt ngon Cùng điểm danh các quán bánh bèo ngon nhất Sài Gòn nằm rải rác ở các quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận... Quận 1 Quán Hoa Đông Cơ sở 1: 121 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1 Cơ sở 2: 150/8B Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1 Mở cửa: từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối Giá: Bún...