Bảng xếp hạng trường đại học có đáng tin?
Nhiều bảng xếp hạng chỉ đưa ra các đánh giá tổng quan khiến không ít sinh viên lầm tưởng và chọn sai trường học.
Zing trích dịch bài đăng trên NY Post, nói về mức độ đáng tin cậy của các bảng xếp hạng trường đại học. Nhiều sinh viên phải trả học phí đắt đỏ nhưng không nhận được chất lượng giáo dục tương xứng.
Theo NY Post , không phải tất cả trường đại học tại Mỹ đều đặt quyền lợi của sinh viên lên hàng đầu. Nhiều bậc phụ huynh phải trả hàng trăm nghìn USD/năm nhưng không biết con mình có được hưởng nền giáo dục xứng đáng hay không.
Trong cuốn sách The Price You Pay for College: An Entirely New Road Map for the Biggest Financial Decision Your Family Will Ever Make , tác giả Ron Lieber đưa ra những góc nhìn khác về các bảng xếp hạng và mức học phí tại một số trường đại học ở xứ cờ hoa.
“Tôi ngạc nhiên khi nhiều ông bố, bà mẹ có con học năm cuối nhưng vẫn mơ hồ về những gì con mình nhận được. Họ đều là những người khá thành công mà tôi từng có cơ hội trò chuyện”, Lieber nói.
Nhiều sinh viên và gia đình phải đóng những khoản phí không rõ nguyên nhân.
Học phí không rõ ràng
Học phí đại học đang tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với lạm phát. Nhiều người cho rằng đó là do các tiện nghi cao cấp trong khuôn viên trường như ký túc xá, nhà hàng, phòng tập thể dục…
Một tuyên bố vào năm 2015 của tổ chức nghiên cứu Demos cho biết cơ sở vật chất sang trọng chỉ đóng góp 6% vào việc tăng học phí tại các trường công lập trong những năm gần đây.
Theo Lieber, một số trường dùng chính sách này để nâng cao lợi ích, tiền lương cho giảng viên và nhân viên của trường. Mặc dù việc du học thường được xem là “lựa chọn đáng để đầu tư”, điều đó không hoàn toàn đúng với tất cả trường hợp.
Cơ sở vật chất thường được cho là “cái cớ” để các trường tăng học phí.
“Tại Đại học McGill danh tiếng của Canada ở thành phố Montreal, người Mỹ có thể phải trả cao hơn một chút so với mức học phí thông thường tại các trường ở xứ sở cờ hoa”, Lieber viết.
Ở trường St. Andrews (Scotland), sinh viên Mỹ phải chi trả 52.000 USD/năm cho tất cả khoản phí.
Video đang HOT
Tác giả cuốn sách cho hay chính phủ ở những quốc gia khác có xu hướng trợ cấp cho trường đại học. Bên cạnh đó, một số trường không cung cấp cho sinh viên các tiện nghi, hoạt động ngoại khóa, thể thao liên trường hoặc nội trú. Do đó, học phí niêm yết của họ thường rẻ hơn so với Mỹ.
Giảm học phí để thu hút sinh viên
Không ít trường đưa ra mức sinh hoạt phí và tiền học đắt đỏ (ước tính trên 60.000 USD/năm), nhưng tìm cách bù lại bằng những chương trình hỗ trợ sinh viên lên đến hàng tỷ USD. Nhà trường sẽ trao học bổng hoặc giảm học phí cho những gương mặt ưu tú mà hội đồng tuyển sinh thấy xứng đáng, bất kể hoàn cảnh tài chính của ứng viên.
Ohio Wesleyan là một trong những trường cao đẳng tư thục tiên phong trong việc giảm học phí vào những năm 1980, với hy vọng thu hút các sinh viên giỏi và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đến năm 1994, Ohio Wesleyan đã cung cấp những khoản hỗ trợ xứng đáng cho 39% sinh viên trong trường.
Động thái của Ohio Wesleyan đã buộc các trường khác phải cùng tham gia. Trừ 40-50 trường chuyên thì hầu hết cơ sở giáo dục bậc cao đẳng, đại học đều bắt đầu tổ chức chương trình trao học bổng. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cho sinh viên ưu tú mà còn là chiến lược quảng bá hình ảnh nhà trường hiệu quả.
Không ít trường đại học đưa ra chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút sinh viên xuất sắc.
Trong năm học 2019-2020, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Kinh doanh Quốc gia Mỹ (National Association of College and University Business Officers, viết tắt: NACUBO) nhận thấy rằng nhiều sinh viên bình thường, năm nhất được giảm 52,6% so với học phí niêm yết của trường.
Theo công ty tư vấn Ruffalo Noel Levitz, khoảng 89% người học nhận được hỗ trợ tài chính sẽ phải trả trung bình 23.952 USD/năm, bao gồm cả tiền ăn ở.
Do đó, Lieber cho rằng sinh viên nên tìm hiểu tất cả học bổng mà họ đủ điều kiện nhận được và đặt mục tiêu ít nhất là 10 hạng mục.
“Bạn đăng ký càng nhiều trường thì càng có cơ hội khám phá các chương trình phù hợp với mình. Nếu hồ sơ đủ tốt hoặc may mắn, bạn sẽ được miễn 10.000 USD/năm. Sau 4 năm đại học, bạn tiết kiệm được khoảng 40.000 USD”, Lieber chia sẻ.
Tìm hiểu kỹ trước khi chọn trường
Theo Lieber, không nên quá tin tưởng vào Báo cáo Tin tức Mỹ và Thế giới khi lựa chọn trường học vì đánh giá của trang này không tính đến nhu cầu của từng sinh viên.
“Con của bạn có những đặc điểm tính cách hoặc sở thích riêng của mình. Báo cáo Tin tức Mỹ và Thế giới chỉ đưa ra những khảo sát rất chung chung”.
Để đạt được hiệu quả tối đa, sinh viên và gia đình nên xem xét chất lượng giảng dạy thực tế. Một trong những lý do lớn nhất khiến sinh viên hài lòng khi học đại học là tạo mối quan hệ tốt với các giáo sư, giảng viên. Rất nhiều trường sử dụng trợ giảng, sinh viên tốt nghiệp hoặc những người không rõ lai lịch để thay thế giảng viên đứng lớp.
Khi đến thăm một ngôi trường, Lieber khuyến nghị các sinh viên tương lai nên tìm hiểu kỹ về tỷ số lớp học. Con số mà nhà trường đưa ra có thể gây hiểu lầm cho nhiều người. Thay vì tập trung vào tỷ lệ sinh viên với giáo viên, số thời gian thực tế mà một người học được tham gia trong lớp quan trọng hơn nhiều.
Lieber khuyên sinh viên nên tìm hiểu kỹ, đến tham quan trường đại học thay vì đặt lòng tin các bảng xếp hạng trên mạng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi quy mô lớp học tăng lên, sinh viên chưa tốt nghiệp có xu hướng bỏ học thường xuyên và mất thời gian nhiều hơn để hoàn thành tấm bằng cử nhân của họ.
Tình bạn – tìm kiếm một cộng đồng để kết nối và giao lưu – cũng là một yếu tố đáng để cân nhắc. Song các trường đại học thường ít chú ý đến vấn đề này.
Tác giả của cuốn sách về cách hoạt động của trường đại học đo lường mức độ kết bạn bằng cách bố trí lại các ký túc xá. Họ nhận thấy kiểu thiết kế truyền thống với một hành lang dài, nối liền toilet chung và phòng cá nhân là nơi lý tưởng để gặp gỡ những người mới và kết bạn. Trong khi đó, kiến trúc của nhiều ký túc xá đại học ngày nay lại “khiến mọi người trở nên cô lập hơn”.
Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao?
"Chi phí đào tạo khối ngành sức khỏe thường rất cao cho nên các trường đua nhau mở ngành này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền chia sẻ.
Thật bất ngờ khi nhiều trường đại học bấy lâu nay có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như đại học Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh... giờ đây lại lấn sân tham gia đào tạo khối ngành sức khỏe với quy mô tuyển sinh lên đến hàng nghìn chỉ tiêu. Dĩ nhiên luật không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn nhưng sự chéo ngoe này khiến nhiều người lo lắng.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền cho rằng, nếu không xử lý việc này tốt sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa bác sĩ, bác sĩ ra trường không có việc làm thì rất lãng phí.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều trường đại học lấn sân tham gia đào tạo các khối ngành sức khỏe cho dù điều kiện để mở ngành học này được cho là cực kỳ khắt khe? Nhu cầu nhân lực của ngành này quá lớn hay học phí đào tạo khối ngành sức khỏe đang là miếng bánh ngon cho các cơ sở giáo dục đại học?
"Việc nhiều trường mở ngành học về sức khỏe chủ yếu là về vấn đề kinh tế. Nhiều người đang nghĩ rằng, sinh viên ngành Y - Dược ra trường là dễ kiếm việc, thu nhập cao. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo ngành này thường cao cho nên các trường đi hướng này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh thẳng thắn nêu quan điểm.
Còn nhớ, hồi giữa năm 2020, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tạo ra một cú sốc cho các em sinh viên và dư luận khi đường đột tăng mức học phí, cao nhất lên đến gần 90 triệu đồng/năm. Con số này quả là hấp dẫn nếu xét về bài toán kinh tế.
Học phí năm học 2020-2021 của trường Đại học Y dược TP HCM tăng mạnh
TS. Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo cho rằng, việc học phí trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa tăng lên cho thấy đem lại lợi nhuận rất cao nên các trường mới hăng hái tăng như vậy. Mặc dù nhiều trường nói là đào tạo phi lợi nhuận nhưng thực ra chắc phải có lãi thì các trường mới làm.
Khác với các chuyên ngành đào tạo khác, việc đào tạo khối ngành về sức khỏe được dư luận đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến trực tiếp đến sinh mạng con người. Chính vì lẽ đó mà ngoài việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thì điều kiện mở các ngành học này được xếp vào dạng cực khó. Có thể kể như ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng.
Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
Ngành Răng - Hàm - Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng - Hàm - Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Bên cạnh yêu cầu về giảng viên, điều kiện mở ngành sức khoẻ cũng yêu cầu chi tiết về cơ sở vật chất.
"Rất lo ngại khi lãnh đạo nhà trường không am hiểu về ngành Y. Đào tạo y phải là trường đào tạo chuyên ngành mới đảm bảo. Trong khi đó mật độ mở các ngành học sức khỏe tập trung lớn vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh thì lấy đâu ra đội ngũ giáo viên Giáo sư, tiến sĩ đủ kinh nghiệm để giảng dạy? Hơn nữa, mở nhiều quá khéo dẫn đến chuyện không có bệnh viện để mà thực tập, thực hành." - TS. Hoàng Ngọc Vinh lo lắng.
GS. Phạm Tất Dong: "Đào tạo ngành gì thì đào tạo nhưng các ngành mới phải gần nhau. Chứ nghề không gần nhau thì không được đâu. Ví dụ như trường chuyên về công nghệ, khoa học kỹ thuật mà đi đào tạo y thì không được"
Mở ngành học mới, thu hút sinh viên là sân chơi công bằng cho tất cả các trường Đại học. Song GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, việc nhiều trường không có kinh nghiệm, không có các ngành học gần với các ngành học sức khỏe là điều không ổn.
Điều khiến GS.TS Phạm Tất Dong lo lắng nhất chính là chất lượng đào tạo. Bởi tính mạng con người không phải là trò chơi may rủi. "Sự trái chiều giữa các ngành học trong một trường thì làm sao anh đào tạo cho tốt được. Thầy đi dạy, đi khám theo kiểu liên kết thì chắc chắn không bằng họ làm chuyên ở một trường của họ. Nhiều người lo lắm, ngay cả đi khám bệnh bây giờ nhiều người còn phải hỏi bác sĩ được đào tạo ở đâu? Bác sĩ mà được đào tạo theo kiểu liên kết, kết hợp có khi họ không dám khám" - GS. Phạm Tất Dong chia sẻ.
Mặc dù điều kiện để mở các ngành học sức khỏe hiện nay là rất chặt chẽ nhưng PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh cho rằng vẫn cần phải siết chặt hơn nữa. "Trường ĐH nào muốn đào tạo ngành học sức khỏe thì phải xây dựng được hệ thống thực hành, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu. Đến khi nào mà không có cơ sở thực hành thì nhất quyết không nên cho mở đào tạo. Việc nhiều trường chung nhau một cơ sở thực hành, thực tập là không ổn" - PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đề xuất.
Còn nhớ cách đây 5 năm trước, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ gây bất ngờ cho dư luận khi tuyển sinh ngành Y và Dược học. Sau những tranh cãi thì cuối cùng Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế gật đầu đồng ý cho trường tuyển sinh. Sau 5 năm tham gia đào tạo, chất lượng đào tạo như thế nào chưa có sự đánh giá cụ thể nhưng mới đây nhất, ĐH Kinh doanh và Công nghệ bị Bộ GD&ĐT tuýt còi vì từ năm 2017 trường tổ chức đào tạo liên thông ngành Dược khi chưa đủ điều kiện. Đây cũng là lời cảnh báo trước làn sóng các trường ĐH ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe.
- Năm 2021, ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở 8 ngành khối chăm sóc sức khỏe, gồm: Hộ sinh, Dinh Dưỡng, Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện. Như vậy, năm 2021 trường Hồng Bàng sẽ có tổng cộng 13 ngành khối sức khỏe với 1300 chỉ tiêu bằng chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Năm 2021, ĐH Văn Lang (TP.HCM) dự kiến mở các ngành mới Y đa khoa, Y học cổ truyền bên cạnh những ngành hiện đã có như Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.
- ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo dự kiến mở mới ngành Vật lý y khoa, Kỹ thuật y sinh bên cạnh ngành Y khoa, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng đã có từ trước.
- ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cũng có kế hoạch mở hai ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng bên cạnh ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
- Năm 2021, Đại học Hoa Sen cũng chính thức bước vào cuộc đua mở các ngành khối sức khỏe. Dự kiến, năm nay, trường mở 4 ngành: Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
- Khối ngành sức khỏe được xác định là khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GD&ĐT) quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế./.
Hơn 30 trường ĐH đào tạo y - dược, học phí cao nhất 200 triệu/năm Năm 2021, có thêm nhiều trường đại học đào tạo ngành y, dược, với mức học phí dao động từ 14,3 triệu tới gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh minh họa 1. Trường ĐH Y Hà Nội Các ngành đào tạo gồm: Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khúc...