Băng trộm trèo tường, đột nhập tư gia sa lưới
Chọn đêm khuya để hành động, nhóm của Thu trèo tường xâm nhập nhà dân và nhanh chóng phá khóa lấy đi nhiều máy tính, xe đạp điện, tiền mặt.
Ngày 4/11, thượng tá Đặng Ngọc Sơn, trưởng công an TP Huế (Thừa Thiên – Huế) cho biết cơ quan này đã bắt giữ nhóm trộm cướp chuyên nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự gồm Cao Bá Thu (30 tuổi), Cao Đức Cường (29 tuổi), Trần Văn Đỉnh (25 tuổi), Hà Văn Tài (21 tuổi) và Trương Phước Khánh Toàn (25 tuổi).
Cao Bá Thu, người được cho là cầm đầu nhóm trộm cướp chuyên nghiệp vừa sa lưới, tại trụ sở công an. Ảnh: A.T
Theo điều tra, Cao Bá Thu là người cầm đầu. Sau khi chạy xe máy lòng vòng tìm điểm “ăn hàng”, băng trộm chờ trời tối để trèo tường đột nhập vào tư gia rồi dùng đồ nghề là tuốc-nơ-vít, kìm cộng lực phá khóa lấy tài sản. Từ tháng 6/2013 đến nay, nhóm này đã gây ra 15 vụ trộm cắp tài sản. Lần “trúng đậm” nhất chúng lấy đi một túi xách chứa 100 triệu đồng.
Có tiền từ trộm cắp, Thu, Đỉnh, Toàn và Cường hùn vốn mở một quán cà phê ở phường Phước Vĩnh (TP Huế) làm vỏ bọc qua mắt mọi người. Khám xét nơi ở và quán cà phê của các nghi phạm, công an thu giữ tang vật gồm 5 máy tính xách tay, 6 màn hình máy tính, 7 xe đạp điện cùng nhiều công cụ gây án.
Công an TP Huế đang mở rộng điều tra.
Hành trình bắt kẻ giết người, trốn nã 17 năm
Sau khi giết người, Thực sống chui lủi ở nhiều tỉnh thành dưới tên tuổi mới. Dù đã có vợ con sau 17 năm gây án nhưng Thực vẫn phải tra tay vào còng và thú nhận hành vi của mình.
Video đang HOT
Giết người vì bị chặn đánh
Phạm Hữu Thực sinh ra và lớn lên ở xã Nghi Công (huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Do điều kiện, hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1992, khi đó mới tròn 20 tuổi, chàng trai này đã phải xa quê hương lên đường vào Nam làm thuê kiếm sống, phụ giúp gia đình. Nhờ có người quen, anh ta xin được việc làm tại tỉnh Đắc Lắc.
Là thanh niên hiền lành, chịu khó nên Thực được chủ hộ quý mến, tin tưởng. Chính nhờ số tiền của Thực gửi về nên gia đình cậu ở quê nhà cũng đỡ vất vả hơn nhiều.
Cuộc sống nơi đất khách quê người cứ bình lặng trôi đi cho đến một ngày Thực không kiềm chế được bản thân nên vướng phải vòng lao lý.
Theo đó, vào một đêm năm 1996, Thực đi chơi về gặp phải nhóm thanh niên bản địa chặn đánh. Anh ta vội chạy vào nhà một người dân gần đó, vớ được một con dao nhọn chống lại nhóm người trên.
Lưỡi dao oan nghiệt đâm trúng tim một thanh niên làm khiến nạn nhân gục xuống, tử vong tại chỗ. Gây án xong, Phạm Hữu Thực bỏ trốn khỏi hiện trường. Ngay trong đêm hắn bắt xe vào TP.HCM để bỏ trốn.
Cuối tháng 12/1996, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắc Lắc ra quyết định truy nã số đặc biệt nguy hiểm trên toàn quốc với Phạm Hữu Thực. Đồng thời, công an tỉnh này cũng gửi công văn đề nghị công an Nghệ An phối hợp truy tìm tên giết người.
Ngôi nhà nơi Phạm Hữu Thực sinh sống cùng vợ con.
Lấy vợ, sinh con khi đang trốn nã
Sau khi bỏ trốn vào TP.HCM, Phạm Hữu Thực liên tục di chuyển và sống chui lủi. Chỉ trong mấy tháng, Thực từ TP.HCM trốn về Bình Dương, ra Đồng Nai và nhiều tỉnh khác để tránh mắt của cơ quan chức năng.
Năm 1997, Thực bắt xe về Nghệ An, chọn xã miền núi hẻo lánh Tân Hợp, huyện Tân Kỳ làm nơi trốn tránh. Với cái tên Phạm Văn Dũng ở huyện Nghi Lộc, Thực xin làm thuê cho một hộ dân trong xã.
Thực nói, do bố mẹ đều đã mất, anh em thân thích không có nên phải tha hương cầu thực. Cũng trong năm đó, thấy thương chàng trai, một cô gái trong bản tên là Phạm Thị Oanh đã đồng ý lấy anh ta làm chồng.
Đám cưới của họ diễn ra nhưng không có người thân bên nhà trai. Và rồi cứ thế Phạm Hữu Thực với mác là Phạm Văn Dũng đã được xã tạo điều kiện làm hộ khẩu, chứng minh nhân dân.
Sau một năm cưới nhau, cặp vợ chồng này sinh được một cậu con trai. 8 năm tiếp, họ vui mừng đón thêm một bé gái. Cuộc sống gia đình họ cứ thế êm đềm trôi đi.
Không chỉ được tạo điều kiện làm hộ khẩu, gia đình Dũng còn được liệt vào diện hộ nghèo vì có hai con đang tuổi ăn, tuổi học. Riêng việc trốn lệnh truy nã thì vợ, con của y cũng như hàng nghìn người dân trong xã đều không hay biết.
Bị bắt sau 17 năm lẩn trốn
Sau khi thành lập chuyên án, Phòng cảnh sát hình sự (sau này đội truy nã tội phạm tách ra thành Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, PC 52) đã cử người đi xác minh, truy tìm dấu vết của Phạm Hữu Thực. Tuy nhiên, họ vào cuộc nhiều năm vẫn không có kết quả. "Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi đã cử nhiều cán bộ đi khắp nơi, từ TP.HCM đến các tỉnh Tây Nguyên rồi nhiều nơi khác để dò tìm tung tích Thực nhưng không thấy động tĩnh gì", Đại tá Trần Văn Minh, Trưởng phòng PC 52 cho nói.
Đến đầu tháng 10/2013, một nguồn tin báo về có một người quê gốc Nghi Lộc, giống người bị truy nã nhưng lại có tên khác xuất hiện tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Phòng PC52 đã cử 4 cán bộ xuống địa bàn rà soát, xác minh thông tin.
Sau hơn một tuần, cảnh sát xác định có một người tên là Phạm Văn Dũng, quê gốc Nghi Lộc, hiện đang trú tại xã Tân Hợp có nhiều đặc điểm, thông tin giống với Phạm Hữu Thực. Vờ là dân buôn để chui được vào căn nhà, các trinh sát dễ dàng nhận ra chủ hộ chính là Phạm Hữu Thực.
Trưa ngày 24/10, khi công an đến nhà, Thực đã chở vợ con đi thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ chơi. Bị đón lõng ở dọc đường, kẻ mang lệnh truy nã đã tái mặt khi cảnh sát lên tiếng: "Phạm Hữu Thực, anh đã bị bắt".
Kể lại thời điểm đó, một trinh sát tham gia phá án cho biết kẻ mang lệnh truy nã vẫn cố gắng chống chế. Anh ta nói cảnh sát đã nhầm người.
Sau 2 tiếng đưa về công an huyện Tân Kỳ, Thực đã đã cúi đầu nhận tội.
"Việc truy tìm tung tích của Phạm Hữu Thực rất khó khăn vì hắn có hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đàng hoàng", Thiếu tá Vũ Quốc Bảo cho biết.
Theo Phạm Hòa
Những tình tiết chưa kể về kẻ điên cuồng dọa đặt bom tại trụ sở công an Chỉ vì một va chạm nhỏ trên đường, Vũ Ngọc Đức đã ra tay đánh người, rút súng bắn dằn mặt rồi phóng hỏa đốt nhà. Kẻ mang lệnh truy nã đặc biệt này còn ngông cuồng đến mức gọi điện thách thức cả lực lượng công an. Bắn người, đốt nhà cùng bản lý lịch có tiền án sử dụng chất nổ...