Băng tan trên núi Everest để lộ hàng trăm xác người
Băng tan trên núi Everest đang dần để lộ thi thể của hàng trăm nhà leo núi đã chết trong khi cố gắng leo lên đỉnh núi, tờ Daily Mail đưa tin.
Băng tan trên núi Everest đang để lộ hàng trăm thi thể người
Gần 300 người được cho là đã chết trên núi Everest và nhiều thi thể được bảo quản cực kỳ tốt trong khí hậu lạnh. Thậm chí, có những thi thể vẫn còn nguyên vẹn nhiều thập kỷ sau khi chết.
Mặc dù nhiều thi thể hiện vẫn bị chôn vùi dưới lớp băng, các chuyên gia tin rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục để lộ các thi thể này.
Khi mùa leo núi năm nay bắt đầu, một số thi thể đang được di chuyển khỏi sườn núi Everest thuộc Trung Quốc, BBC News đưa tin.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2015 cảnh báo rằng có tới 99% băng ở khu vực Everest có thể tan vào đầu thế kỷ 22.
Ngay cả khi lượng khí thải carbon giảm, băng vẫn tan với tỷ lệ 70%, theo một bài báo trên tạp chí khoa học The Cryosphere.
Ang Tshering Sherpa, cựu lãnh đạo Hiệp hội leo núi Nepal, cho biết: “Vì sự nóng lên toàn cầu, băng tan nhanh chóng và để lộ những xác chết bị chôn vùi suốt những năm qua”.
“Chúng tôi đã mang xác của một số người leo núi chết trong những năm gần đây xuống, nhưng những người chết trước đó vẫn đang bị chôn dưới băng và dần dần sẽ lộ ra”, Sherpa thêm.
Chi phí lấy một xác chết trên núi Everest xuống có thể lên tới 80.000 USD (1,9 tỷ đồng).
Các chuyên gia cho biết một số nhà leo núi muốn được chôn cất trên đó nếu họ tử vong.
Theo Danviet
Phát hiện miệng hố khổng lồ đáng sợ ở Nam Cực
Các nhà nghiên cứu NASA nói những miệng hố bí ẩn đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn với tốc độ "bùng nổ".
Sông băng Thwaites có kích thước tương đương bang Florida của Mỹ.
Theo Sputnik, các nhà khoa học mới phát hiện miệng hố khổng lồ tương đương hai phần ba quận Manhattan, New York, ở Nam Cực. Đây được coi là dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy băng ngày càng tan nhanh hơn và cả ở những nơi không ngờ đến tại Nam Cực.
"Kích thước miệng hố đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tan chảy", Pietro Milillo, chuyên gia NASA nói. "Nhiệt độ ấm lên, nước tràn vào khiến băng tan nhanh hơn".
Phát hiện này được đánh giá quan trọng vì nó cho thấy băng không chỉ tan ở rìa mà còn ngay bên dưới tầng băng, CBS News đưa tin. Các tảng băng ở phía tây Nam Cực được đánh giá hết sức bất ổn và rất dễ tan chảy.
Lỗ hổng rộng 40km2 mà các nhà nghiên cứu phát hiện nằm dưới đáy sông băng Thwaites.
Các chuyên gia đã có những dự đoán về lỗ hổng nằm giữa lớp băng đáy và tầng đá gốc bên dưới. Nhóm nghiên cứu tỏ ra kinh ngạc bởi kích thước cũng như tốc độ tan băng. Ước tính 14 tấn băng đã tan chảy tạo nên lỗ hổng khổng lồ trong 3 năm.
Thwaites được xem là dòng sông băng nguy hiểm trên Trái Đất khi chịu trách nhiệm cho khoảng 4% mực nước biển dâng toàn cầu. Thwaites nếu tan chảy hoàn toàn có thể khiến mực nước biển dâng cao thêm 60cm.
"Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc quan sát các tảng băng ở Nam Cực để đánh giá mức độ thay đổi khí hậu với tỷ lệ nước biển dâng cao", nhóm nghiên cứu NASA cho biết.
Trong một diễn biến khác, nước Mỹ đang phải trải qua đợt băng giá kỷ lục. Nhiệt độ ở Chicago đã có lúc xuống tới âm 20 độ C.
Theo Danviet
Băng tan ở Bắc Cực để lộ vùng đất chưa từng thấy trong 40.000 năm Khu vực Bắc Cực thuộc Canada đang phải đối mặt với giai đoạn nóng nhất trong 115.000 năm qua, để lộ những điều các nhà khoa học chưa từng thấy. Băng tan để lộ nhiều điều các nhà khoa học chưa từng thấy. "Đây không phải chỉ là vài sinh vật cổ xưa", nhà nghiên cứu Simon Pendleton đến từ Đại học Colorado...