“Băng cướp áo tím” đình đám làng DOTA 2 bất ngờ lập team nữ LMHT, trình độ bị đặt dấu hỏi vì profile quá “đuối”
Team Nigma của DOTA 2 đã quyết định “lấn sân” sang LMHT với việc thành lập đội tuyển gồm toàn các nữ tuyển thủ.
Với sự phát triển của LMHT, việc các đội tuyển chuyên nghiệp hoặc đội tuyển trẻ, các đội học viện được thành lập là chuyện không còn quá xa lạ. Và rất nhiều tập đoàn Esports cũng đã và đang đầu tư vào tựa game này một cách nghiêm túc theo nhiều cách khác nhau. Có thể là lập đội, có thể là mua suất… Và cũng như mọi môn thể thao khác, có các tuyển thủ nam thì sẽ có các tuyển thủ nữ. Và mới đây, Team Nigma danh tiếng của DOTA 2, trong hợp tác cùng Galaxy Racer, cũng đã quyết định đầu tư vào tựa game “quốc dân” bằng việc lập team LMHT nữ mang tên Nigma Galaxy.
Nigma Galaxy – team nữ LMHT được thành lập bởi Team Nigma của DOTA 2 và Galaxy Racer
Team Nigma là một đội tuyển vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng DOTA 2 với các thành viên đã từng cùng nhau vô địch The International 7 trong màu áo Team Liquid. Đội hình này, dẫn đầu là tuyển thủ Kuroky, tách ra và thành lập tổ chức riêng sau khi chỉ giành được vị trí Á quân tại TI9.
Các nữ tuyển thủ của NGX gồm Lily (Đường Giữa), Emprez (Rừng), Telchar (Đường Trên), Alanoud (Hỗ Trợ) và Madi (Xạ Thủ). Mức rank của các nữ tuyển thủ đang dao động ở mức Bạch Kim – Kim Cương. Trong đó, Lily là tuyển thủ có mức rank cao nhất trong đội – Kim Cương 3. Với việc mới chính thức thông báo lập team, có lẽ sẽ phải một thời gian nữa, khán giả mới thấy các cô gái này chính thức debut tại một giải đấu LMHT chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Trong lịch sử LMHT, không thiếu các đội tuyển nữ như LGD Girls, Vaevictis… và ngay tại Việt Nam, cũng đã từng có những team LMHT nữ rất nổi tiếng như Sgirls hay VikingG. Các bóng hồng trong làng LMHT chuyên nghiệp tuy không nhận được nhiều sự chú ý như những tuyển thủ nam nhưng mỗi khi xuất hiện, họ lại luôn để lại những dấu ấn khó quên trong lòng khán giả.
Sau tất cả, Faker là tuyển thủ LMHT duy nhất làm được điều này trong lịch sử Esports hiện đại
Có lẽ sẽ rất lâu nữa mới có những tuyển thủ khác từ tựa game LMHT lập được thành tích như Faker.
Trong nền Esports, không chỉ riêng Liên Minh Huyền Thoại mà rất nhiều tựa game khác cũng có hệ thống giải đấu vô cùng quy mô, đặc biệt là những tựa game đã tồn tại lâu năm như DOTA 2, CS:GO. Nếu LMHT chỉ bao gồm hệ thống giải quốc nội và 3 sự kiện quốc tế lớn (MSI, CKTG và All-Star Event) thì các giải quốc tế ở những bộ môn khác lại theo từng quý, hoặc chia ra làm các giải Major (CS:GO, DOTA 2), riêng DOTA 2 thì còn có 1 giải đấu lớn nhất là The International.
Mới đây, một chuyên trang chuyên thống kê thu nhập từ các giải đấu đã công bố danh sách top 100 tuyển thủ kiếm tiền nhiều nhất từ hệ thống các giải đấu quốc tế từ tất cả các bộ môn Esports (DOTA 2, LMHT, CS:GO, Fortnite... ) trong suốt chiều dài lịch sử của các bộ môn này. Đáng chú ý, Faker là tuyển thủ LMHT duy nhất lọt vào top này. Anh đứng thứ 76 với tổng thu nhập từ các giải đấu cấp độ quốc tế tính từ lúc bước vào chuyên nghiệp đến hiện tại là rơi vào khoảng 1tr274 USD (~ 29 tỷ VND).
Thu nhập của Faker đứng thứ 76 trong top 100 tuyển thủ kiếm nhiều tiền nhất từ các giải đấu Esports cấp độ quốc tế từ xưa đến nay
Lý giải cho điều này, thì nguyên nhân chính đến từ số lần tham dự CKTG và số lần vô địch giải đấu này của Faker. Và ở 2 mảng này, Faker là vô đối với số lần tham dự CKTG nhiều nhất (6 lần) và vô địch nhiều nhất (3 lần). Và BXH trên chỉ mới tính theo thu nhập từ tiền thưởng giải đấu đơn thuần, chưa tính đến những khoản thu khác của các tuyển thủ.
Ở LMHT, thì các tuyển thủ nhận tiền thưởng từ giải đấu chỉ là một chuyện, ngoài ra họ còn có nhiều nguồn thu khác mà tiêu biểu nhất là từ được tổ chức trả lương và từ skin vinh danh sau mỗi kỳ vô địch CKTG. Về điều này, chắc chắn không ai qua được Faker khi chỉ mình anh đã có tới 3 skin vinh danh (SKT T1 Zed (2013), SKT T1 Ryze (2015) và SKT T1 Syndra (2016)). Đặc biệt, cả 3 vị tướng này, cho đến tận thời điểm hiện tại, thì trừ Zed đã ít được sử dụng nhiều, thì cả Syndra lẫn Ryze đều vẫn là tướng hot tại Đấu Trường Công Lý.
Bộ 3 skin vinh danh của Faker: SKT T1 Ryze - SKT T1 Syndra - SKT T1 Zed
Về mặt lương bổng, với danh tiếng và tầm ảnh hưởng của mình lên đội tuyển lẫn nền LMHT, thì sẽ không lạ gì khi Faker là tuyển thủ nhận lương cao bậc nhất làng LMHT hiện nay, chưa kể, anh còn là cổ đông của T1. Với BXH trên, sở dĩ Faker có thứ hạng khiêm tốn đơn giản vì hệ thống giải đấu cấp độ quốc tế của LMHT không nhiều và tiền thưởng của mỗi giải đấu cũng không phải là con số quá lớn so với các bộ môn Esports khác. Nhiều fan hâm mộ tin rằng, nếu thống kê đầy đủ nguồn thu của các tuyển thủ, Faker chắc chắn sẽ được xếp cao hơn, nhất là khi ở quê nhà Hàn Quốc, tầm ảnh hưởng của anh không thua gì các ngôi sao ở những lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh.
" - BXH này chỉ tính tiền thưởng giải đấu, Faker thực chất đã kiếm rất nhiều từ skin vinh danh, anh ta đã có 3 skin vinh danh và tôi nghĩ đã kiếm được kha khá từ đó.
- Là do đơn giản Riot muốn đảm bảo thu nhập của các tuyển thủ là ổn định, họ có lương và họ có thể sống với nguồn thu nhập đó hơn là 1 giải đấu với tiền thưởng khổng lồ.
- Vô lý, tôi nghĩ danh sách này chỉ gồm tiền thưởng giải. Chứ Faker 100% là tuyển thủ kiếm tiền nhiều nhất trong lịch sử Esports. Hãy nhìn những nguồn thu của anh ấy: YouTube, skin...
- Và cả đống quảng cáo mà tổ chức yêu cầu anh ta tham dự nữa. Khối tiền đấy."
Bảng xếp hạng này, phần lớn là các tuyển thủ đến từ bộ môn DOTA 2, đây là điều không có gì quá bất ngờ nếu nhìn vào hệ thống giải đấu quốc tế của bộ môn này và số tiền thưởng khổng lồ của nó. Điển hình như, chỉ tính riêng TI10 vừa kết thúc thì đội vô địch Team Spirit đã "ẵm gọn" 18,2 triệu USD tiền thưởng (~ 420 tỷ VNĐ). Điều này cũng giúp 5 cái tên của nhà vô địch lọt top 20 tuyển thủ kiếm nhiều tiền nhất từ các giải Esports cấp độ quốc tế.
5 cái tên của Team Spirit leo một mạch lên top 20 nhờ TI10
Dù là như thế nào, thì BXH này cũng đã làm được một điều: củng cố vị trí của Faker trong làng LMHT nói riêng và Esports nói chung. Người hâm mộ thường chỉ ra những cái tên có thể xem như người kế thừa Faker như Chovy, ShowMaker... nhưng xét trên phương diện lịch sử và tầm ảnh hưởng, những gì Faker đã làm được cho nền LMHT, cũng như đã đạt được từ LMHT, sẽ rất lâu sau mới có người có thể kế thừa thực sự được.
Những "Ông vua" của Esports thế giới: Faker và S1mple sánh vai, Kuroky hay N0tail sẽ "chung mâm" với các huyền thoại? Trong khi LMHT và CS:GO đã có đại diện, thì Dota 2 vẫn gây tranh cãi với cái tên Kuroky và N0tail. Năm 2021 có lẽ sẽ là năm mà cộng đồng Esports toàn thế giới nhớ đến nhất. Không chỉ vì đại dịch Covid khiến các giải đấu quốc tế gặp khó khă, CKTG 2021 phải dời từ Trung Quốc sang Iceland...