Bằng chứng khẳng định quái vật biển thực sự từng tồn tại
Thời kỳ kỷ Jura, dưới biển thực sự tồn tại một loài quái vật ăn thịt có hình dáng giống cá heo.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh của Anh đã đưa ra kết luận trên ngày 5/9 sau khi hoàn tất nghiên cứu một hóa thạch quái vật biển được tìm thấy vào năm 1966 ở Scotland.
Các hóa thạch cuối cùng của quái thú Storr Lochs. (Nguồn: bbc)
Các nhà khoa học cho biết sau khi hóa thạch trên được tìm thấy cách đây 50 năm, nó đã được đưa về cất giữ cẩn thận tại một bảo tàng do khi đó chưa có kỹ thuật để tách bộ xương hóa thạch 170 triệu năm tuổi nói trên ra khỏi lớp đá trầm tích thời tiền sử. Nó được đặt tên là quái thú Storr Lochs.
Theo các nhà nghiên cứu, bộ xương hóa thạch thuộc về một loài bò sát thằn lằn cá. Loài sát thủ biển sâu này dài 4m, có thân hình mập tròn. Điều đáng chú ý Storr Lochs có hàm răng với hàng trăm chiếc răng sắc nhọn dựng đứng. Đây chính là vũ khí săn mồi hữu hiệu của Storr Lochs và khiến chúng đáng sợ hơn nhiều so với Nessi – thủy quái Hồ Loch Ness bí ẩn được tương truyền.
Các nhà khoa học cho rằng Storr Lochs hoàn toàn tuyệt chủng một thời gian ngắn trước khi các loài khủng long hoàn toàn biến mất và sau này bị cá heo và cá voi thế chỗ.
Đây cũng là hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một loài động vật biển mà các nhà khoa học từng phát hiện ở Scotland. Phát hiện mới này góp phần giúp các nhà khoa học từng bước vén bức màn bí mật về sự tồn tại và biến mất đột ngột của loài động vật này.
Dự kiến, bộ xương hóa thạch Storr Lochs sẽ được trưng bày tại Viện bảo tàng Scotland.
Theo Vietnamplus
Hành trình săn tìm quái vật hồ Loch Ness
Theo một nghiên cứu gần nhất, quái vật hồ Loch Ness huyền thoại của Scotland có thể chỉ là một con lươn khổng lồ.
Quái vật hồ Loch Ness xuất hiện lần đầu trên các phương tiện truyền thông vào 86 năm trước. Tháng 5/1933, tờ Inverness Courier đưa tin một cặp vợ chồng đã phát hiện ra một "con vật khổng lồ" lặn xuống mặt nước khi đang lái xe dọc hồ Loch Ness.
Họ lập tức dừng lại và nhìn thấy một sinh vật to lớn với phần thân giống cá voi cùng chiếc cổ dài. Choáng váng trước hình ảnh vừa diễn ra, cặp vợ chồng đã chờ đợi gần nửa tiếng với hy vọng "con quái vật sẽ xuất hiện trở lại". Tuy nhiên, điều đó không xảy ra và huyền thoại về quái vật hồ Loch Ness ra đời.
Video đang HOT
Quái vật hồ Loch Ness được cho là có thân giống voi, đầu dài.
Trong nhiều năm, các cuộc tìm kiếm về một sinh vật khổng lồ ở hồ Loch Ness đã được thực hiện nhưng không thu về kết quả gì đáng chú ý. Đến tận thời gian gần đây, những bí ẩn về loài vật này mới được tiết lộ. Các nhà khoa học đã phân tích DNA trong vùng nước tại hồ Loch Ness để tìm ra sự thật.
"Chúng tôi xây dựng nên một bức tranh tương đối chính xác về cuộc sống phía dưới hồ Loch Ness. Mặc dùng không loài bò sát nào được tìm thấy, nhưng vẫn có thể tồn tại sinh vật với kích thước khác thường ở đó", giáo sư Neil Gemmell, nhà di truyền học từ Đại học Otago của New Zealand cho biết.
Từ chuyện cổ xưa đến loạt hình ảnh giả mạo
Một tác phẩm điêu khắc tượng hình bằng đá xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất đã mô tả về loài vật có đầu dài cùng phần thân giống như một con voi đang bơi. "Thần thoại này khiến nhiều người liên tưởng đến loài vật dưới hồ", Adrian Shine, trưởng nhóm nghiên cứu dự án Loch Ness nói.
Vào thế kỷ thứ 6, quái vật hồ Loch Ness được chính thức nhắc đến lần đầu tiên trong bản ghi chép của một tu sĩ người Ireland St Columba. Người được cho là đã đuổi con thủy quái xuống đáy hồ.
Bản ghi chép đầu tiên về quái vật hồ Loch Ness xuất hiện vào thế kỷ thứ 6.
"Những câu chuyện về sinh vật dưới hồ Loch Ness đã tồn tại hơn 1.500 năm và tiếp tục làn truyền cho đến ngày nay. Nó là bằng chứng cho thấy thực sự có một điều bí ẩn ở dưới đó", Gary Campbell, người tạo ra sổ đăng ký những lần nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness, chia sẻ.
Campbell cho biết ông nhìn thấy loài vật này vào tháng 3/1996. "Một cái bướu màu đen nhô lên khỏi mặt nước rồi lặn xuống. Nó tiếp tục nhô lên một lần nữa rồi biến mất", Campbell nói.
Nessie (tên của quái vật hồ Loch Ness) được cho là một sinh vật có phần thân chìm dưới nước với tấm lưng thon dài, cổ cao và phần đầu nhọn. Nó trông giống với một loài bò sát biển khổng lồ đã tuyệt chủng.
Sau lần xuất hiện đầu tiên vào năm 1933, quái vật hồ Loch Ness trở thành tâm điểm của sự chú ý. Nó đã xuất hiện không dưới 55 lần trên tờ New York Times trong 18 tháng liên tiếp.
Một bác sĩ người Anh có tên Robert Wilson đã gửi cho tờ Daily Mail của Anh bức ảnh về con vật khổng lồ giống khủng long và có chiếc cổ dài đang lội dưới hồ. Ngày 21/4/1934, tờ Daily Mail đăng tải bức hình này, khiến quái vật hồ Loch Ness càng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, 60 năm sau, bức ảnh này được phát hiện là một trò lừa đảo.
Năm 1933, tờ Daily Mail đã thuê một số nhà làm phim cùng người thợ săn có tên Marmaduke "Duke" Wetherell đến hồ để thu thập bằng chứng về loài sinh vật này. Wetherell sử dụng dấu chân hà mã để làm giả dấu vết của Nessie. Sự việc bị tờ Daily Mail phanh phui khiến ông cảm thấy xấu hổ.
Bức ảnh giả về quái vật hồ Loch Ness.
Wetherell sau đó đã trả đũa bằng cách làm giả mô hình con quái vật bằng một chiếc thuyền đồ chơi cùng miếng gỗ sơn xám. Ông đã chụp hình nó dưới nước trông giống với những tin đồn về Nessie và đưa cho Robert Wilson để gửi đến tờ Daily Mail.
Sau đó, có hàng trăm bức ảnh được gửi đến nhằm chứng minh sự tồn tại của Nessie. Tuy nhiên, đa số chúng đều rất mờ, không rõ ràng và không thể phân biệt được.
Quái vật hồ Loch Ness qua các cuộc tìm kiếm
Năm 1904, một cuộc khảo sát về độ sâu đã được thực hiện cho thấy hồ Loch Ness rất dễ tạo ra ảo ảnh do phần nước sâu phản ứng chậm với ánh sáng khi có sự thay đổi của nhiệt độ.
Nó khiến hình ảnh phản chiếu của các vật có thể bị biến dạng hoặc kéo dài ra. Thậm chí, một con vịt cũng có thể được nhìn thấy to hơn gấp 3 hoặc 4 lần so với kích thước thực của nó. Điều này khiến nhiều nhà khoa học đặt ra giả thuyết liệu Nessie có phải chỉ là ảo ảnh được tạo ra mà con người nhìn thấy.
Trong những năm 1960, một đoàn thám hiểm từ Đại học Cambridge và Oxford đã lắp đặt hệ thống camera để quan sát phần lớn hồ Loch Ness. Trong 19 lần "phát hiện sinh vật giống Nessie", chúng chỉ là những dòng nước lớn bị xáo trộn hoặc một vài con chim cổ dài đang kiếm ăn.
Hệ thống quét hồ Loch Ness để tìm kiếm những loài vật khổng lồ.
Suốt thập kỷ tiếp theo, các đoàn thám hiểm liên tục thực hiện hàng loạt cuộc điều tra tại hồ Loch Ness. Tuy nhiên, họ không thu thập được thông tin gì về một dạng sống lớn sống có thể tồn tại trong hồ.
Năm 1973, Adrian Shine đã sử dụng hệ thống máy ảnh dưới nước để tìm kiếm dấu hiệu của các loài động vật cỡ lớn. Không tìm thấy Nessie, họ lại phát hiện ra nhiều động vật không xương sống như giun, sên và lươn.
Đầu năm 1990, một nghiên cứu kéo dài 3 năm về chuỗi thức ăn tại hồ Loch Ness cho thấy nguồn thức ăn tại đây không thể đủ cho bất cứ loài động vật khổng lồ ăn tạp nào.
"Tôi không tìm kiếm Nessie nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang giải quyết bí ẩn về những gì mọi người nhìn thấy. Và bây giờ chúng tôi đã biến phần lớn về chúng", Shine nói.
Quái vật hồ Loch Ness có thể là một con lươn khổng lồ
Tháng 6/2018, giáo sư Neil Gemmell đã tập hợp một đội được gọi là thợ săn hồ Loch Ness bao gồm các chuyên gia về sinh vật biện, tiến hóa, khảo cổ học... Trong suốt 2 tuần, họ đã thu thập khoảng 250 mẫu nước.
Việc lấy mẫu DNA được sử dụng như một công cụ để theo dõi các sinh vật dưới nước như cá voi và cá mập. Bất cứ khi nào một sinh vật di chuyển trong môi trường, nó sẽ để lại những mẩu DNA nhỏ từ da, vảy, lông, phân và nước tiểu.
Giáo sư Neil Gemmell lấy mẫu trên thuyền của mình để nghiên cứu về DNA của quái vật hồ Loch Ness hồi tháng 6/2018.
Các mẫu DNA này được thu thập, phân tích để xác định là của sinh vật nào dựa trên việc so sánh với cơ sở dữ liệu lớn về các DNA của hàng trăm nghìn sinh vật khác nhau.
"Chúng tôi đã có thể xác định được cuộc sống bên dưới hồ Loch Ness với một mức độ chính xác khá cao", Gemmell nói.
Kết quả được công bố vào tháng 9/2019. Có khoảng 3.000 loài hiện sinh sống trong hồ Loch Ness, trong đó nhiều loài có kích thước rất nhỏ. Kết quả cũng bao gồm nhiều loài kích thước lớn như 11 loài cá, 20 động vật có vú và 3 loài lưỡng cư. Tuy nhiên, theo ông Gemmell, có rất nhiều ADN của lươn trong hồ Loch
"Chúng tôi không loại trừ khả năng có một con lươn khổng lồ trong hồ Loch Ness. Tuy nhiên, chúng tôi không biết những mẫu (DNA) chúng tôi thu thập được là của con lươn khổng lồ hay chỉ là một con có kích cỡ bình thường. Vẫn còn nhiều điều chúng tôi chưa biết".
Giáo sư Gemmell lưu ý rằng dù có giả thiết về một con lươn khổng lồ đã sống hàng thập kỷ nhưng đến nay vẫn chưa có ai bắt được nó trong hồ Loch Ness.
Đức Hải
Theo news.zing.vn/Popular Mechanics
'Ghê rợn' hình ảnh hoang tàn trong công viên khủng long ở Anh Nhiếp ảnh gia Jason Kirkham đã ghi lại những hình ảnh u tối trong công viên khủng long bị bỏ hoang ở Tamworth, Staffordshire, Anh. Trong khi nhiều người thích tới các điểm tham quan mới, các nhà thám hiểm đô thị thường tìm kiếm những nơi từ lâu đã bị lãng quên. Jason Kirkham đã ghi lại những hình ảnh ma mị...