Bằng cấp và… bằng lòng!
Bằng cấp – chuyện xưa như quả đất nay lại được “khai quật” trở lại sánh vai cùng vô vàn những câu chuyện còn bỏ ngỏ trong giáo dục đại học.
ảnh minh họa
Bằng cấp – chuyện xưa như quả đất nay lại được “khai quật” trở lại sánh vai cùng vô vàn những câu chuyện còn bỏ ngỏ trong giáo dục đại học.
Khởi phát cho chuỗi tranh luận là từ một vấn đề trong dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, có thể tóm gọn: từ nay sẽ không phân biệt bằng đại học chính quy hay tại chức.
Lẽ đương nhiên, những người hiên ngang bước vào cổng trường đại học bằng chất xám khi mới tốt nghiệp phổ thông có lý do để lên tiếng về sự bất công vô hình nào đó lởn vởn quanh tấm bằng.
Xin ghi lại câu nói cửa miệng: “dốt chuyên tu, ngu tại chức”.
Nội hàm câu nói này vừa đúng lại vừa sai, sai vì không phải ai “tại chức” cũng thiếu kiến thức, kỹ năng; đúng vì sự thật nhiều chủ nhân tấm bằng “tại chức” còn… tệ hơn “vợ thằng Đậu”!
Đây là hạn chế khách quan mà những người đang sở hữu tấm bằng tại chức không nên lấy làm bực dọc.
Thứ nhất: Nếu đủ thực lực sao không vào đại học bằng 18, 20 điểm?
Thứ hai: Nếu vì một lý do nào đó mà không thể tham gia thi thố, không được đào tạo đầy đủ trước khi vào đại học coi như kiến thức đã mang một lỗ hổng cực lớn!
Là kiến thức, là học thuật, là “cử nhân”, ở đây không có chuyện “thông cảm” hay nhân đạo nào cả.
Với khoa học chỉ có “YES” or “NO”, nên không thể lấy điều kiện hoàn cảnh ra và cho rằng vì “nọ”, vì “kia”.
Cũng do vì “nọ” vì “kia” nên không thể thế này thế khác…!
Hãy tưởng tượng nếu không có “thuyết tương đối rộng”, “thuyết tương đối hẹp” thì cái tên Einstein cũng giống như hàng vạn Mary, Daisy, Tom, Jerry… khác mà thôi.
Một ông Amater nào đó – hàng xóm nhà Einstein không thể gân cổ cho rằng, mấy cái thuyết đó là nhờ tôi chỉ ra nhưng do bận tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên không nghiên cứu đến cùng!?
Ở đây về mặt khoa học phải thừa nhận với nhau rằng, “chính quy” và “tại chức” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Là khái niệm đương nhiên có “nội hàm” và “ngoại diên”, có logic hẳn hoi chứ không phải nói cho sang miệng.
Nếu không phân biệt rạch ròi giữa chúng tức là đánh tráo khái niệm.
Có thể hiểu ngược lại, nếu muốn đánh đồng “chính quy” và “tại chức” là phải dẹp luôn một trong hai hình thức này hoặc nghĩ ra một hình thức khác thay thế chứ không có chuyện trong “tại chức” có “chính quy” và trong “chính quy” có “tại chức”.
Một chiếc áo không thể mặc cho hai người một lúc. Đó không phải là cải cách mà thụt lùi, làm rối rắm vấn đề.
Đến cả người phụ trách lĩnh vực giáo dục của Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thẳng thừng “cử nhân phải ra cử nhân, tiến sĩ phải ra tiến sĩ”[1].
Hà cớ gì lại làm nhập nhằng nhấp nhem giữa các hình thức học tập, đào tạo?
Video đang HOT
Ở giác độ thực tiễn, có nhiều nan đề cần giải quyết. Muốn “chính quy” và “tại chức” được công nhận ngang nhau thì ít ra phải tạo ra những điều kiện học tập tương đương nhau.
Có hai hướng để giải quyết.
Một là nâng cấp những điều kiện thi cử, học tập, sát hạch của hệ “tại chức” sao cho bằng với “chính quy”, đây là cách làm đúng logic.
Hai là hạ điều kiện thi cử, học tập, sát hạch của hệ “chính quy” cho ngang với…”tại chức”. Như thế mới gọi là công bằng.
Không ai muốn làm cách thứ hai, nhưng đã là ngang nhau tấm bằng thì phải ngang nhau về tất cả mọi điều kiện!
Việc “san bằng” hai loại hình đào tạo không chỉ nằm ở cách gọi, vì cách gọi suy cho cùng chỉ là quy ước để phân biệt.
Ví dụ, một ngày nào đó người ta gọi bậc tiểu học là “đại học” còn gọi bậc đại học là “tiểu học”; đổi cử nhân thành tiến sĩ và tiến sĩ thành thạc sĩ.
Không sao cả, đó là việc làm y chang như đổi số trên tờ tiền mệnh giá 500 nghìn đồng thành 5 nghìn đồng và ngược lại.
Nếu muốn người ta cũng có thể đổi tên gọi “cử nhân tại chức” thành “tiến sĩ tại chức”.
Vấn đề ở đây là làm sao để thực tiễn xảy ra đúng với logic vận động của khái niệm, tức là tiến sĩ ra tiến sĩ, cử nhân ra cử nhân.
Đó mới là bản chất của cái cần thay đổi.
Còn chỉ thay đổi danh xưng mà không thay đổi “nội hàm” của danh xưng là việc làm vô ích, không có ý nghĩa.
Xa hơn là bài toán làm sao lý luận đi kèm với thực tiễn, chứ không phải nổi hứng lên là nói cho sướng miệng xong ngày mai hết hứng lại đổi thành cái khác.
Việc ban hành chính sách giáo dục cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế.
Câu hỏi trước hết phải là: Hiện tại cần gì? Thầy cô cần gì? Học sinh cần gì?
Những chủ nhân tấm bằng chính quy cũng chưa phải “phổng mũi” ta đây hơn người, cũng không ít “chính quy” tệ hơn “tại chức”.
Con số mới nhất: 237 nghìn cử nhân thất nghiệp trong quý III năm 2017 – tăng rất nhanh trong 3 năm qua.
Điều đó cho thấy xã hội vẫn chưa “bằng lòng” với chừng ấy tấm bằng cử nhân.
Vấn đề của nền giáo dục đại học không nằm ở cách gọi ngang hàng hay không ngang hàng giữa “chính quy” và “tại chức”.
Nghĩ kỹ lại, tất cả những người có bằng cấp đang nợ đội ngũ nhà khoa học “chân đất” – những người nông dân sáng chế một lời tri ân.
Chúng ta đang làm gì với cả triệu tấm bằng giáo dục bậc cao đang có trong xã hội.
Một phát minh sáng chế của vị giáo sư tất nhiên là “bình thường” hơn rất nhiều so với một cải tiến công cụ lao động của một anh nông dân chưa học hết tiểu học.
Chính họ – những nhà khoa học không mặc giày tây không đeo cà vạt đã cho chúng ta biết rằng, bằng gì không quan trọng, miễn xã hội bằng lòng với sản phẩm mình làm ra.
Những người nông dân họ không thuộc bất kỳ một hệ đào tạo nào mà chúng ta đang tốn sức tranh cãi.
Thực tế này vỡ ra thêm một thực trạng đáng quan tâm, đó là: Thái độ của người học.
Cái lò ấp tiến sĩ nào đó ở nước ta từng bị soi rất kỹ, nhưng đáng trách đầu tiên là hàng ngàn nghiên cứu sinh chây lười nên mới sinh ra nhiều công trình quái gở.
Sau đó mới đến sự dễ dãi xuề xòa của “vị giáo sư hướng dẫn một lúc 12 tiến sĩ!”.
Những tranh cãi ở thượng tầng dường như không cấp thiết bằng việc làm sao nhanh chóng khai thông thủ tục cấp bằng sáng chế cho nhiều nông dân đang bị “kẹt” không thể xuất khẩu sản phẩm trí tuệ của họ sang Đức, Nhật, Mỹ.
Những trường học ở Hà Lan, Đức, Mỹ đang khuyến khích người học ở nhà học từ xa, người học tự tìm kiếm tài liệu, tự chọn giảng viên và tuyệt nhiên không có lý do gì làm nảy sinh cuộc cãi vã giữa những người mài đũng quần trên ghế nhà trường và những người ăn trưa ngủ sáng ở nhà.
Theo Giaoduc.net
'Học sinh Việt giỏi nổi trội ở Đức' giờ ra sao?
Vũ Kim Hoàn từ 7 năm trước đã từng thu hút truyền thông Đức sôi sục lý giải hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt học giỏi nổi trội đặc biệt, đứng đầu mọi sắc tộc ngoại quốc, vượt cả người bản địa. Điều này thể hiện ở tỷ lệ học sinh học khá giỏi cấp phổ thông cơ sở được chọn vào hệ phổ thông phân ban 12 năm (tốt nghiệp hệ này sẽ vào thẳng đại học), đạt tới 59%, gấp 5 lần nhiều sắc tộc khác, bỏ cả học sinh Đức đứng sau chỉ 43%.
Vũ Kim Hoàn
Cách ba tháng trước, Kim Hoàn nhập học trường Europe Business School (London, Anh), hệ cao học, chuyên ngành quản trị kinh doanh, khoá 2017-2019, với suất học bổng Nhà nước trao tặng cho học sinh giỏi, cấp liên tục từ tháng 2/2014-8/2019.
Để bổ trợ cho chuyên ngành trên và đại học Dual đã tốt nghiệp trước đây, Kim Hoàn quyết tâm giành thêm bằng thạc sĩ chuyên sâu về tài chính, thời gian dự kiến vào giữa khoá học, từ tháng 7-9/2018. Đích nhắm đến là những trường đại học lớn, tiêu biểu như MIT tại Mỹ.
Để bảo đảm tài chính cho khoá học thêm đó, Kim Hoàn đệ đơn xin suất học bổng ưu tiên cho du học sinh Đức khá giỏi do Cơ quan Trao đổi Đại học Đức xét chọn thông qua một ủy ban độc lập (không phụ thuộc chính quyền) xét duyệt dựa trên thẩm định khắt khe của các trường đại học liên quan.
Thẩm định căn cứ theo 4 tiêu chí, năng lực chuyên môn (gồm điểm tốt nghiệp phổ thông, đại học, các kỳ sát hạch và thành tích làm việc thực tế...) và năng lực cá nhân (hoạt động xã hội, trải nghiệm ở các nước, hoạt động ngoại khoá...); chương trình dự định học (mục đích đào tạo, kế hoạch thực hiện...) và khả năng thực hiện (mối quan hệ với nơi định học, những kiến thức nền tảng đã có để học tiếp, thời gian lưu trú để học...), cho thang điểm từ số không (thấp nhất) đến điểm mười xuất sắc.
Cả 4 tiêu chí Kim Hoàn đều giành được điểm 10 tuyệt đối từ cơ quan thẩm định.
Hiện tượng kỳ lạ về học sinh Việt
Kim Hoàn sinh ngày 17/10/1994. Khi lên 4, bé Hoàn và chị gái hơn mình 7 tuổi được mẹ mang sang Đức đoàn tụ gia đình. Bố mẹ Hoàn mở quầy kinh doanh hoa, cây cảnh nhựa tại một khu giao hàng của người Việt ở Dresden.
Đặt chân tới Đức, bé Hoàn không hề biết một từ tiếng Đức, bố mẹ bận làm ăn phải gửi em vào nhà trẻ. Suốt ngày chơi với chúng bạn bất đồng ngôn ngữ - tình cảnh bắt buộc này lại bất ngờ tạo cơ hội cho Hoàn tự động hoà nhập xã hội Đức từ tấm bé.
Sau hai năm mẫu giáo, bé Hoàn nhập học trường phổ thông cơ sở Johanna, Dresden.
Tại đây, cả 4 năm tại trường này, bé là thành viên tích cực đa năng của chương trình đào tạo ngoại khoá được nhà trường tổ chức - tham gia câu lạc bộ AG, nhóm văn nghệ Theater AG, nhóm học tiếng Pháp AG, nhóm điền kinh AG, giành nhiều cúp đấu giải...
Từ lớp 3, bé Hoàn được bầu làm lớp trưởng.
Lớp trưởng Hoàn kết thúc cấp học cơ sở 4 năm của mình bằng một sổ học bạ tổng kết tất cả các môn với điểm tối đa tròn trĩnh 1/1 (tức 10/10 ở Việt Nam), có đủ mọi năng khiếu, có quyền được chọn vào bất cứ trường phổ thông phân ban nào.
Rốt cuộc, Hoàn chọn trường phân ban ngoại ngữ, vào lớp học chuyên sâu tiếng Pháp.
Tới lớp 6, Hoàn tham gia cuộc thi Olympic ngoại ngữ toàn Liên bang, đoạt giải 2 đồng đội. Sang lớp 7, Hoàn học thêm nhóm AG tiếng Ý, rồi từ lớp 8 học tiếp tiếng Tây Ban Nha.
Tháng 8/2010, hai Tiểu bang Hamburg và Sachsen mở khoá huấn luyện thực hành đa ngôn ngữ cho khoá học lớp 10. Kết quả tổng kết, Hoàn thi viết Tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, và thi miệng tiếng Anh, giành vị trí số 1 trong tổng số 120 thí sinh.
Vũ Kim Hoàn bây giờ
Về tiếng Việt, khác với không ít học sinh Việt khác phát âm thường bị chệch, hoặc dứt đứt kiểu "ông Tây nói tiếng ta" hay "người ta nói tiếng Tây", Kim Hoàn luôn chăm chút tiếng mẹ đẻ.
Theo học tiếng Việt đều đặn từ lớp 3, chuyện trò bằng tiếng Việt trong gia đình, ngoài cộng đồng, gắn bó mật thiết với gia đình, bạn bè, người thân - những điều này tạo nền tảng cho ngôn ngữ tiếng Việt của Hoàn thuần chuẩn khó pha trộn, như cha mẹ cô từng khuyên "muốn học giỏi một ngoại ngữ nào, trước hết phải thông thạo tiếng mẹ đẻ đã".
Giải thưởng Qũy học bổng mang tên Start-Stipendium Đức chuyên dành cho những học sinh từ lớp 8, gốc ngoại quốc học khá giỏi, hoạt động xã hội xuất sắc, đã trao tặng Hoàn ngay năm khởi đầu lớp 8, kéo dài cho đến kết thúc phổ thông.
Hàng năm, toàn nước Đức có chừng 15 đến 20 học sinh người Việt nhận học bổng này trên tổng số cả nước chừng 200 học sinh được trao (7,5 - 10%), trong khi tỷ lệ người Việt trên tổng số người nước ngoài ở Đức chỉ 1,4%.
Học đi đôi với hành, năm 2010, nhóm AG của Hoàn đăng ký tham gia cuộc thi tìm hiểu dân chủ "60 năm Hiến pháp", thể hiện bằng tiểu phẩm phim video. Cuốn phim này được xếp hạng 6 toàn Liên bang.
Trước đó từ năm lớp 7, Hoàn đã tham gia tích cực nhóm AG đào tạo thực hành phóng viên mang tên Hành trình khám phá Cộng hoà Dân chủ Đức", thực hiện các phóng sự về cuộc sống của người dân thời Đông Đức, tập hợp thành bộ đĩa CD, cung cấp tư liệu lưu trữ cho các thư viện, cho nhà trường và chính quyền thành phố...
Tới năm học 2011, Hoàn triển khai chương trình "Gặp mặt", thông qua trưng bày, triển lãm, tập hợp học sinh hội thảo, đàm luận về những chủ đề thú vị do Hoàn hoạch định.
Song song, Hoàn tham gia dạy thêm, kèm cặp các em lớp dưới học yếu các môn, toán, tiếng Anh và tiếng Pháp...
Năm 2012, Qũy học bổng Start tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm, Kim Hoàn được mời lên khán đài thuyết trình đề tài Hoà nhập và Đa dạng ở Đức trước Tổng thống Đức Joachim Gauck lúc đó cùng 800 cử toạ khách mời.
Năm 2013, là lớp trưởng, Kim Hoàn tổ chức triển khai sâu rộng chương trình đa văn hoá trong trường. 2 năm sau, trường của Hoàn được tặng danh hiệu "Nhà trường nói không với nạn phân biệt chủng tộc", "Nhà trường với vai trò hiệp sỹ".
Hoàn có rất ít thời gian rỗi mà dành hết cho học tập và thực hành để luôn giữ vị trí quán quân học giỏi, kèm tranh thủ chơi piano, hướng dẫn du lịch tại bảo tàng Dresden...
Thực tế hiếm thời gian rỗi ở Hoàn cũng chính là phát hiện của các nhà nghiên cứu giáo dục Đức dùng để lý giải thêm hiện tượng kỳ lạ học sinh Việt - chúng đầu tư thời gian cho học tập hơn học sinh Đức hàng nghìn tiết, bởi sức ép thành tích của các bậc cha mẹ Việt, đòi hỏi con cái mình phải hơn hẳn thế hệ bố mẹ chúng.
Thực ra phụ huynh dân tộc nào cũng mong muốn vậy cả. Chià khoá nằm ở chỗ, học sinh Việt hoà nhập xã hội Đức không chỉ từ tấm bé, mà suốt cả quá trình học lên, với ý thức như Hoàn khẳng định, không thể giành được sự nể trọng của bạn học Đức, nếu không tự vươn lên học khá hơn chúng, bằng cách tận dụng mọi cơ hội của nền giáo dục hiện đại Đức, đầu tư thời gian cho mục đích đó...
Tháng 6.2013, Kim Hoàn thi tốt nghiệp phổ thông trường chuyên Romain-Rolland-Gymnasium Dresden, với điểm số "Abitur" loại giỏi 1,1. Cùng lúc, Hoàn thi tốt nghiệp phổ thông trường chuyên Pháp "Baccalauréat" đạt điểm giỏi tuyệt đối 1,0.
Kỷ lục bằng cấp cả trên học đường lẫn trong nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Kim Hoàn chọn ĐH Kinh tế và Luật Berlin, ngành Quản trị Kinh tế Thế giới, khoá 10/2013 - 09/2016, hệ đại học vừa học vừa làm.
Kim Hoàn tốt nghiệp điểm giỏi 1,2, đứng thứ 2 toàn lớp và đứng thứ 3 toàn trường trong tổng số 605 sinh viên. Đồng thời Kim Hoàn làm việc cho tập đoàn tin học IT toàn cầu đứng hàng đầu về sản xuất máy tính, phần mềm, dịch vụ và tư vấn kinh tế IBM.
Kim Hoàn tới IBM ở Singapore làm việc từ tháng 5-8/2015. Tiếp nối công việc ở Singapore, Kim Hoàn học thêm một khoá học ở ĐH Baruch College - The City University of New York, Mỹ từ tháng 8-12/2015 với bằng tốt nghiệp đạt điểm giỏi tuyệt đối 1,0.
Với thành tích tốt nghiệp đại học loại giỏi, Kim Hoàn sang Sydney Úc làm việc thử nghiệm để tích lũy kiến thức thực tế về thương nghiệp bán lẻ, văn hoá kinh doanh và quan hệ lao động tại hãng kinh doanh đồ gỗ Matt Blatt Furniture...
Theo Giadinh.net
Không phân biệt bằng chính quy và tại chức: Khó khả thi Theo PGS Trần Văn Tớp, loại hình đào tạo chính quy và tại chức hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, đào tạo và quan niệm của xã hội. ảnh minh họa Góp ý về luật Giáo dục Đại học Việt Nam của Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, PGS...