Bằng cách nào tìm ra cố vấn an ninh quốc gia Tổng thống Trump tin tưởng nhất?
Đầu mùa hè này, các chuyên gia tại Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã tăng cường thực hiện các trừng phạt cứng rắn vào Tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE.
Các nhà chỉ trích cho rằng, Tổng thống Donald Trump đã luôn thay đổi về nhân sự trong đó có cố vấn an ninh quốc gia trong suốt thời gian qua.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Ảnh:CNN
Theo ông Jamil Jaffer, cựu cố vấn cho cựu Tổng thống George W. Bush, khả năng đa nghi có thể khiến Tổng thống Trump đưa ra nhiều thay đổi cho quyết định nhân sự Nhà Trắng, trong đó có vai trò của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
“Nếu như các quyết định chính sách chính được đưa ra tại họp báo hay trên Twitter thì chính sách từ Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đang trở nên ít hiệu quả hơn. Điều này giảm đi khả năng của Tổng thống để có lời khuyên chính sách tốt nhất từ các thành viên nội các”, ông Jaffer cho biết.
Tổng thống Trump đã sử dụng Hội đồng an ninh quốc gia theo nhiều các thức khác nhau và không hề giống với cách thức của các Tổng thống tiền nhiệm của Mỹ.
Kể từ khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Trump bày tỏ ít quan tâm đến việc thảo luận chính sách và ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với các cuộc họp an ninh quốc gia kéo dài. Điều này đang dẫn đến việc thu hẹp ảnh hưởng của Hội đồng ninh quốc gia.
Các cựu quan chức chính quyền Mỹ cho biết, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có các căng thẳng Nga, Triều Tiên và Iran nhưng Tổng thống Trump vẫn thể hiện nhiều phản ứng có phần bản năng và đôi khi không quan tâm đến các đóng góp từ Hội đồng an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Hội đồng Bảo an Quốc gia Marquis khẳng định, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đang tập trung vào Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) để điều phối chính sách nhiệm vụ trung tâm của hội đồng.
“NSC tiếp tục thực hiện sứ mệnh cố vấn cho Tổng thống và điều phối quá trình liên ngành nhằm đảm các liên quan quan đến vấn đề an ninh quốc gia”, ông Marquis nói trên CNN.
Theo toquoc
Vì sao Tổng thống Trump bất chấp dư luận, mời ông Putin tới Mỹ?
Việc Tổng thống Donald Trump mời người đồng cấp Nga Vladimir Putin tới Mỹ để tiến hành cuộc gặp lần thứ hai trong khi dư âm của hội nghị thượng đỉnh lần đầu vẫn chưa lắng dịu có thể nằm trong tính toán của ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin bắt tay cuộc gặp ở Phần Lan (Ảnh: Reuters)
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders hôm qua 19/7 thông báo Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton gửi lời mời Tổng thống Vladimir Putin tới thăm Washington vào mùa thu này. Trong khi đó, Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng ông rất chờ đợi hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 với người đồng cấp Nga sau cuộc gặp đầu tiên tại Helsinki, Phần Lan hôm 16/7.
Thông tin trên được đưa ra giữa lúc Tổng thống Trump đang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận vì những phát ngôn gây tranh cãi của ông trong cuộc gặp với ông Putin tại Phần Lan. Trong cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Trump đã đồng tình với quan điểm của Tổng thống Putin rằng Nga không can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, đi ngược lại với các kết luận của giới tình báo Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cũng cho rằng cả Nga và Mỹ đều phải chịu trách nhiệm như nhau khi khiến quan hệ song phương xấu đi.
Ngay cả khi Tổng thống Trump đã lên tiếng đính chính và nói rằng đó chỉ là sự cố "lỡ lời", những gì diễn ra tại cuộc họp báo khiến giới chức Mỹ, đặc biệt là các nghị sĩ, không ngừng công kích ông. Thậm chí ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa của ông Trump cũng cho thấy sự chia rẽ rõ ràng sau vụ việc này.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer, hôm qua nói rằng Tổng thống Trump không nên tiến hành thêm bất kỳ cuộc gặp song phương nào với Tổng thống Putin, dù là ở Nga, Mỹ hay bất kỳ nơi nào, cho tới khi chính quyền Mỹ làm rõ về những gì đã xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki.
Tuy vậy, có vẻ như cơn giận dữ của dư luận không có chút tác động nào tới Tổng thống Trump. Thay vào đó, ông vẫn tuyên bố sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga thêm một lần nữa.
Phía sau quyết định của Tổng thống Trump
Người biểu tình phản đối hội nghị thượng đỉnh Trump - Putin bên ngoài Nhà Trắng (Ảnh: Getty)
Theo nhà phân tích Byron Wolf của CNN, Tổng thống Trump có lẽ đang cố tìm cho mình một hướng đi khác với những gì mà mọi người đang nghĩ về ông. Nhà lãnh đạo Mỹ không bỏ chạy, mà ông lao thẳng vào "tâm bão" chỉ trích vốn đang sôi sục trong cả hai đảng.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngay cả người đứng đầu cơ quan tình báo của chính quyền Trump cũng không biết chuyện gì đã xảy ra phía sau cánh cửa của căn phòng họp kín ở Helsinki - nơi chỉ có hai nhà lãnh đạo và hai phiên dịch viên tham dự. Người Nga có thể nghĩ rằng Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã thảo luận về một thỏa thuận quân sự. Về phần mình, ông Trump không tiết lộ bất kỳ điều gì.
Một số người cho rằng cách tốt nhất để Tổng thống Trump khắc phục những thiệt hại từ cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Putin là thay thế nó bằng cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai hoành tráng hơn.
Giả thuyết trên có lẽ là một nỗ lực lỗi thời nếu Tổng thống Trump thực sự muốn xoay chiều cơn giận của dư luận. Liệu giới truyền thông có sẵn sàng chuyển chủ đề từ sự thất bại của ông Trump tại Helsinki cũng như những hệ quả từ cuộc gặp thượng đỉnh này sang đưa tin về những gì sắp xảy ra tại thượng đỉnh lần hai vào mùa thu năm nay không? Nếu ông chủ Điện Kremlin đồng ý nhận lời mời của nhà lãnh đạo Mỹ, câu chuyện về thượng đỉnh Trump - Putin sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Quang cảnh cuộc họp báo gây tranh cãi của Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga (Ảnh: Reuters)
Một giả thuyết khác được đưa ra để giải thích cho quyết định gặp mặt lần hai của Tổng thống Trump là ông chủ Nhà Trắng có thể nhận ra giá trị nhất định từ chính làn sóng chỉ trích mà giới chức Mỹ đang trút lên đầu ông.
Câu hỏi liệu các nghị sĩ Cộng hòa có tiếp tục mâu thuẫn với Tổng thống Trump hay không cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, hầu hết các cử tri theo đảng Cộng hòa đều vẫn đứng về phía ông. Cuộc khảo sát do CBS News thực hiện gần đây cho thấy chỉ 21% cử tri Cộng hòa nói rằng họ không đồng tình với phần thể hiện của ông Trump, trong khi tỷ lệ này bên đảng Dân chủ là 83% và cử tri độc lập là 53%.
Chiến lược gia đảng Cộng hòa Josh Holmes nhận định Tổng thống Trump đang củng cố nền tảng ủng hộ ông bằng cách giữ cho câu chuyện liên quan tới cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ luôn "nóng hổi".
"Những gì tổng thống đang làm, như tiếp tục thảo luận về cuộc điều tra (liên quan tới cáo buộc đội ngũ tranh cử của ông Trump thông đồng với Nga) và câu chuyện "săn phù thủy", là cách để ông tập hợp thêm các cử tri ủng hộ và câu chuyện này còn thu hút hơn bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà chúng ta từng thấy", chiến lược gia Holmes nhận định.
Tổng thống Trump từng nhiều lần thể hiện sự bất mãn trước cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và nghi vấn đội ngũ tranh cử của ông câu kết với Nga. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng đây có thể là chiêu trò của phe Dân chủ nhằm bôi nhọ uy tín của ông sau thất bại của đảng này trong cuộc bầu cử năm 2016. Cụm từ "săn phù thủy" được ông Trump sử dụng với ngụ ý cố tình bới lông tìm vết để bôi nhọ đối thủ.
Hiện chưa rõ cuộc gặp lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ sẽ diễn ra vào thời điểm nào. Nếu sự kiện này được tổ chức trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Tổng thống Trump, đây có thể là cơ hội tốt để ông chủ Nhà Trắng xoa dịu sự chỉ trích của dư luận sau những gì ông thể hiện tại cuộc gặp đầu tiên, từ đó giúp ông ghi thêm điểm trong mắt các cử tri trước thời khắc quan trọng.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
"Cánh tay phải" an ninh mới của ông Trump là ai? Trước quyết định bổ nhiệm ông John Bolton thay thế vị trí Cố vấn An ninh quốc gia của ông H.R. McMaster, giới quan sát cho rằng Mỹ sẽ có quan điểm cứng rắn và kiên quyết hơn nữa với các vấn đề về an ninh, bởi ông Bolton nổi tiếng là một chính trị gia "sắt đá". Tân Cố vấn An ninh...