“Bán xe nhưng không bán động cơ”: ByteDance tuyên bố thuật toán gây nghiện của TikTok không phải để bán
Sau khi mua lại bộ phận TikTok, các công ty công nghệ của Mỹ có thể sẽ phải tự phát triển một thuật toán mới
ByteDance, công ty mẹ của TikTok sẽ không bán hoặc chuyển giao thuật toán đằng sau ứng dụng chia sẻ video này trong bất kỳ thương vụ mua bán hoặc thoái vốn nào, theo một nguồn tin nội bộ chia sẻ với tờ SCMP.
Trong bối cảnh hạn chót để TikTok hoàn thành thương vụ mua bán bộ phận hoạt động tại Mỹ đang cận kề (15/9), nguồn tin này khẳng định ByteDance “có thể bán xe nhưng không bán động cơ” .
Theo đó, ByteDance dự kiến sẽ chỉ bán ứng dụng TikTok mà không bao gồm thuật toán, hay mã nguồn hoạt động đằng sau ứng dụng này cho các công ty công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, bộ phận công nghệ của TikTok tại Mỹ có thể tự mình phát triển một thuật toán mới. ByteDance được cho là đã thông báo cho các nhà chức trách Mỹ cũng như các bên mua tiềm năng về quyết định này.
Sau khi mua lại bộ phận TikTok tại Mỹ, các công ty công nghệ nước này có thể sẽ phải tự phát triển một thuật toán mới
Trước đó, một nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc cũng cho biết ByteDance có thể bán toàn bộ TikTok, ngoại trừ các thuật toán. Cụ thể, điều kiện “không có thuật toán” hiện là điểm mấu chốt cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc bán hoặc tái cơ cấu TikTok, sau khi chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ nhằm đáp trả lại Mỹ. ByteDance cho biết họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định của chính phủ Trung Quốc.
Theo một nguồn tin am hiểu công nghệ chia sẻ với tờ SCMP, ByteDance sử dụng chung một bộ mã nguồn cho TikTok ở tất cả các quốc gia, nhưng có sự tùy chỉnh với mỗi thị trường khác nhau.
“Về lý thuyết, nhóm nghiên cứu của Mỹ có thể sao chép thuật toán, nhưng người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm quen với thuật toán mới này. Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các ứng dụng chia sẻ video đang ngày càng gay gắt, sẽ rất khó để bắt kịp nếu bạn mất quá nhiều thời gian để thuật toán mới hoạt động tốt”, nguồn tin này nhận định.
Video đang HOT
Theo nhiều chuyên gia công nghệ, việc loại trừ thuật toán, vốn được coi là “công thức” tạo nên thành công của TikTok, sẽ buộc những người mua tiềm năng phải xem xét lại kế hoạch mua và định giá ứng dụng.
Ngày 15/9 tới đây sẽ là hạn chót để TikTok bán toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Mỹ, hoặc phải đối mặt với quyết định đóng cửa từ phía chính phủ Mỹ.
Hiện tại, theo thông tin được cung cấp từ tờ Wall Street Journal, Oracle Corp có thể là cái tên được lựa chọn là hãng thắng cuộc trong việc mua lại bộ phận TikTok tại Mỹ, sau khi đề nghị của Microsoft đã bị ByteDance từ chối.
Nguồn tin giấu tên của WSJ cho biết, Oracle sẽ được thông báo như một “ đối tác đáng tin cậy” của TikTok tại Mỹ. Tạp chí này cũng cho biết thêm, thỏa thuận cuối cùng của thương vụ này sẽ không được cấu trúc như một giao dịch mua đứt bán đoạn.
Trong khi đó, đài truyền hình Quốc tế Trung Quốc CGTN lại khẳng định ByteDance sẽ không bán bộ phận điều hành TikTok tại Mỹ cho Orcale hay Microsoft.
Theo kế hoạch, ngày 15/9 tới đây sẽ là hạn chót để TikTok bán toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Mỹ, hoặc phải đối mặt với quyết định đóng cửa từ phía chính phủ Mỹ.
Lý do cho thuật toán gây nghiện của TikTok
Các thuật toán nhóm người dùng và nhóm video trong TikTok đã giúp họ lôi cuốn hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu.
Ứng dụng TikTok đang chịu sức ép ngày càng lớn khi thời hạn cuối cùng cho việc bán mình tại Mỹ đang ngày càng đến gần. Trong khi đó, họ cũng chịu sức ép từ phía Trung Quốc khi nước này thông qua sắc lệnh hạn chế xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ nhân tạo, một lĩnh vực có liên quan đến các thuật toán bên trong ứng dụng này.
Trong khi đang tìm cách đàm phán với chính phủ Mỹ để tìm ra một giải pháp khả dĩ hơn, các giám đốc TikTok đã thực hiện một bước đi táo bạo nhằm loại bỏ những lo ngại về mối liên hệ giữa công ty họ và chính phủ Trung Quốc: tiết lộ về thuật toán "ma thuật" của mình - thứ lôi cuốn hàng trăm triệu người dùng trên thế giới tập trung vào ứng dụng video đình đám của mình.
Ban lãnh đạo TikTok cho biết, việc tiết lộ chi tiết về thuật toán và cách xử lý dữ liệu của họ nhằm đập tan các tin đồn cũng như câu chuyện hoang đường về công ty của mình:
" Chúng tôi là công ty mới 2 năm tuổi đang hoạt động với kỳ vọng của một công ty 10 năm tuổi." Michael Beckerman, phó chủ tịch TikTok về quan hệ công chúng tại Mỹ cho biết. " Chúng tôi không có cơ hội lớn lên trong thời đại hoàng kim của internet, khi các công ty công nghệ không thể làm gì sai. Chúng tôi lớn lên trong thời đại đụng độ về công nghệ, khi luôn có nhiều hoài nghi về các nền tảng, cách họ kiểm duyệt nội dung và cách thuật toán của họ hoạt động."
Ban lãnh đạo TikTok còn cho phép các phóng viên tham gia một chuyến tham quan ảo vào "Trung tâm Minh bạch" tại Los Angeles. Trung tâm này có những khu vực để trình diễn demo cách thuật toán của TikTok và cách công ty xử lý dữ liệu như thế nào.
Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào?
Theo công ty, thuật toán của TikTok sử dụng máy học để xác định xem nội dung nào sẽ có nhiều khả năng tương tác được với một người dùng nào đó và hiển thị nhiều hơn loại nội dung đó cho họ, bằng cách tìm kiếm thêm các đoạn video tương tự như vậy cũng như những người dùng với sở thích tương tự nhau.
Khi người dùng mở TikTok lần đầu tiên, họ sẽ được hiển thị 8 video phổ biến, đặc trưng cho các xu hướng âm nhạc, chủ đề khác nhau. Sau đó, thuật toán này sẽ tiếp tục hiển thị cho người dùng mới 8 video khác dựa trên những video người dùng đã tương tác và những gì người dùng đã làm.
Thuật toán này xác định các video tương tự như vậy dựa trên thông tin của nó, bao gồm các chi tiết như caption, các hashtag hay âm thanh của nó. Các khuyến nghị video cũng dựa trên thiết bị liên quan đến tài khoản người dùng và thiết lập của tài khoản, bao gồm các dữ liệu như tùy chọn ngôn ngữ, thiết lập quốc gia và loại thiết bị.
Khi TikTok thu thập đủ dữ liệu về người dùng, ứng dụng sẽ lập bản đồ các sở thích của người dùng trong mối liên quan đến những người dùng tương tự và nhóm họ thành các "cụm". Đồng thời, ứng dụng cũng nhóm các video thành các cụm dựa trên các chủ đề tương tự, như "bóng rổ" hay "thỏ".
Sử dụng máy học, thuật toán sẽ hiển thị các video tới cho người dùng dựa trên mức độ gần gũi của họ so với các nhóm người dùng khác và nội dung mà họ thích.
TikTok làm vậy để tránh người dùng trở nên chán chường vì phải xem liên tục nhiều video với cùng một bản nhạc hoặc từ cùng một nhà sáng tạo.
TikTok thừa nhận rằng, thuật toán của họ cuốn hút sở thích của người dùng đến mức nó có thể tạo ra "bong bóng lọc", củng cố sở thích hiện có của người dùng hơn là cho họ thấy các nội dung đa dạng hơn, mở rộng tầm nhìn hoặc cung cấp cho họ quan điểm đối lập - điều này có thể củng cố các thuyết âm mưu hay thông tin giả. Vì vậy, công ty cho biết, họ đang nghiên cứu để tìm cách phá vớ chúng khi cần thiết.
Đối với dữ liệu người dùng
Công ty cho biết, họ đang cố gắng phân loại và ngăn chặn các sự cố trên nền tảng của mình trước khi chúng xảy ra. Để làm được điều đó, họ nghiên cứu và phát hiện các mô hình vấn đề trước khi chúng lan rộng.
Giám đốc bảo mật của TikTok, Roland Cloutier cho biết, họ đang có kế hoạch thuê khoảng hơn 100 chuyên gia về dữ liệu, bảo mật và quyền riêng tư vào cuối năm nay tại Mỹ.
Ông cũng cho biết, công ty sẽ xây dựng một trung tâm giám sát, ứng phó và điều tra tại Washington để chủ động phát hiện và ứng phó với các sự cố nghiêm trọng theo thời gian thực.
Công thức bí mật của TikTok Trí tuệ nhân tạo và kho dữ liệu khổng lồ giúp thuật toán TikTok gợi ý nội dung hiệu quả, từ đó giữ người dùng ở lại lâu hơn trên nền tảng. Khi ByteDance mua lại Musical.ly và sáp nhập chương trình hát karaoke này vào TikTok năm 2018, nó đơn giản chỉ là một ứng dụng video ngắn giữa hàng nghìn ứng...