Bàn về tự chủ đại học giữa Đức và Việt Nam
Ngày 23/10, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam cho biết, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) sẽ tổ chức Hội thảo về tự chủ đại học với chủ đề “University autonomy – how to govern a university?” vào ngày 25- 26/10 tại TP. Đà Nẵng.
Hợp tác giáo dục giữa DAAD và Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh minh họa:vdz.edu.vn)
Theo Đại sứ quán CHLB Đức cho biết, Hội thảo lần này với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia đến từ CHLB Đức và Việt Nam để cùng thảo luận về chủ đề này. Hội thảo có 45 đại diện của 27 trường đại học Việt Nam trong đó có 20 Hiệu trưởng, Hiệu phó và thành viên của hội đồng khoa học trường. Thông qua các bài thuyết trình và các cuộc thảo luận các thành viên sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế. DAAD muốn đóng góp một phần cho quá trình cải cách trường đại học tại Việt Nam.
Tự chủ đại học tại các trường đại học của Việt Nam hiện đang là chủ đề bàn luận chính trong cải cách giáo dục đại học. Trong đó vấn đề tự chủ tài chính với các trường đại học được thảo luận nhiều.
Tuy nhiên, tự chủ của các trường đại học được hiểu chính xác như thế nào và làm sao để tự chủ thành công cũng chính là những chủ đề quan trọng cần bàn đến tại Hội thảo lần này như: Một cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức chất lượng, tạo được sự cân bằng giữa Ban lãnh đạo trường và các khoa, viện của một trường đại học tự chủ cần phải như thế nào? Tự chủ đóng vai trò gì trong việc thu hút và thúc đẩy nguồn lực khoa học và nguồn lực quản lý giỏi? Các trường đại học tự chủ được trao quyền ở phạm vi nào trong việc phát triển chương trình học, trong nghiên cứu khoa học hoặc trong hội nhập quốc tế?
Video đang HOT
Kể từ khi thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 2003, DAAD đã tài trợ khoảng 60 triệu Euro từ ngân sách của Chính phủ Đức cho các chương trình học bổng, hợp tác, cựu học viên, liên kết giảng dạy, các khóa đào tạo, các lớp tiếng Đức, trao đổi khoa học cũng như các mạng lưới liên kết chuyên môn.
Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã nhận được học bổng của DAAD để học tập và nghiên cứu tại Đức. Quan hệ hợp tác khoa học bền chặt được thể hiện qua con số tăng cao về hợp tác liên kết giữa các trường đại học với nhau. Đồng thời số sinh viên Việt Nam sang Đức học tập cũng liên tục tăng và con số này năm 2017 tăng hơn 14% so với năm trước. Tổng cộng có khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại các trường đại học Đức. Phần đông trong số họ có thành tích học tập rất tốt.
Với nhiệm vụ và các chương trình hỗ trợ của mình, DAAD cố gắng đóng góp để sự trao đổi hợp tác khoa học giữ Việt Nam và Đức tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai. Trong đó phải kể đến việc hỗ trợ xây dựng cơ cấu trường đại học, đào tạo nhân lực cũng như hiện nay là hỗ trợ cải cách giáo dục đại học.
Theo cpv.org.vn
Vụ GS Tồn đạo văn để tồn kho quá lâu thưa Bộ trưởng
GS Nguyễn Đức Tồn có 35 công trình đạo văn, kéo dài đến nay chưa được xử lý.
GS Nguyễn Đức Tồn.
Theo đề nghị của Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) về thu thập thông tin tài liệu liên quan đến vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn mà báo chí và công luận đã phản ánh trong thời gian qua, Viện Ngôn ngữ học đã cung cấp một danh sách 35 công trình, tổ hợp, đầu mục, yếu tố đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, có thể nói là trình độ đạo văn của ông Tồn "cổ kim đông tây xưa nay hiếm".
Vụ đạo văn thế kỷ của ông Nguyễn Đức Tồn đã được báo chí phanh phui nửa năm nay, thưa kiện lên tới bàn Thủ tướng.
Cùng với những thông tin đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn bị phanh phui là các cuộc họp bàn về biện pháp xử lý, nhưng không có kết luận cuối cùng. Sự cả nể, xuê xoa của các vị gọi là thành viên của các hội đồng khoa học đã làm cho vụ việc ngày càng rối hơn.
Vụ việc được đẩy lên cấp trên, đá ngang đồng nghiệp, còn đòi đá bổng sang tòa án. Họp hành rất mất thời gian, hội đồng toàn là các nhà khoa học, nhưng xử lý một công trình khoa học đạo văn lại rất phi khoa học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GDĐT làm rõ nghi vấn đạo văn của GS-TS Nguyễn Đức Tồn, bảo đảm nghiêm minh, khách quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, từ tháng 5.2018 cho đến nay, vụ việc vẫn chưa sáng tỏ.
Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, chứng cứ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn sờ sờ đó, Viện Ngôn ngữ học cung cấp kèm theo công văn phản hồi gửi Thanh tra Bộ GDĐT thì Viện Ngôn ngữ học chịu trách nhiệm.
Đến lúc này phải có cơ quan khoa học đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng khoa học các công trình của ông Tồn, khẳng định công trình nào có đạo văn. Ngoài trách nhiệm khoa học, còn phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến cung cấp chứng cứ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.
Thanh tra phải làm cho rõ, cho tới để trả lại sự công bằng cho các nhà khoa học bị đạo văn, làm lành mạnh môi trường học thuật quốc gia. Với một trường hợp đạo văn như ông Nguyễn Đức Tồn, nếu không xử được thì không thể nói đến sự đảm bảo chất lượng nghiên cứu khoa học, không ai dám tin vào các loại hội đồng khoa học hiện nay.
Vụ đạo văn này kéo dài quá lâu, gây mất niềm tin trong giới khoa học cũng như trong cộng đồng, đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xử lý quyết liệt, đừng chậm trễ hơn nữa.
Loạn khoa học thì học thuật nước nhà chỉ có đi xuống thưa ông Bộ trưởng.
LÊ THANH PHONG
Theo laodong
Doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề để '2 bên cùng có lợi' Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là quan hệ tự thân vì lợi ích của cả hai bên, nhưng thực tế lại chưa chặt chẽ và hiệu quả Các đại biểu tham dự hội thảo - T.T Đó là nội dung chính trong hội thảo "Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu của...